NGUYÊN TẮC 3C KHI XÂY DỰNG MỘT CHIẾN LƯỢC MARKETING CẠNH TRANH.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ MARKETING CẠNH TRANH (Trang 30 - 32)

MARKETING CẠNH TRANH.

Hầu hết các công ty khi xác định mục đích hoạt động và nhiệm vụ chiến lược của họ trên cơ sở phân tích các nguồn lực hiện hữu và tiềm năng của bản thân doanh nghiệp (Company ifself) kết hợp với việc nghiên cứu khách hàng (Customers) và tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh(Compertitors) trong cùng nghành nghề kinh doanh. Đó được gọi là nguyên tắc 3C.

1- Công ty (Company).

Điều trước tiên cần phải xem xét chính bản thân công ty về khả năng tài chính, nhân lực. Phân tích xem doanh nghiệp có những điểm mạnh điểm yếu nào trong quan hệ với các biến động ngoại vi. Các biến động này có thể là cơ hội hoặc là nguy cơ đe doạ trực tiếp hoặc gián tiếp đối với công ty. Cần phải trả lời các câu hỏi như.

Công ty sản xuất và kinh doanh sản phẩm nào, mặt hàng nào hoặc tham gia vào các đơn vị kinh doanh chiến lược nào. Công ty nên hoặc phải kinh doanh gì là phù hợp nhất. điều này rất quan trọng. Trong kinh doanh cũng như ở chiến trường “ nếu biết địch biết ta trăm trận trăm thắng”.

2- Khách hàng(Customers).

Mục tiêu kinh doanh của công ty là gì. Các thủ thuật biện pháp marketing của công ty. Các phấn đấu của họ để làm gì ? cho ai? Câu trả lời đó là khách hàng. Khách hàng là đối tượng hướng tới của doanh nghiệp. Công ty hình thành ra để phục vụ khách hàng của mình. Vì vậy phải tìm hiểu khách hàng, phải xác định được rõ ràng về khách hàng của mình là ai? Họ cần gì? Chúng ta có thể đáp ứng được khách hàng của mình ở cấp độ tốt nhất bằng phương tiện hoặc công cụ nào? Theo quan điểm của Theodore Levitt một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại khi nhận ra rằng tiến trình thoả mãn khách hàng quan trọng hơn nhiều so với quá trình làm ra sản phẩm, vì sản phẩm và kỹ thuật(công nghệ phục vụ) cuối cùng sẽ lỗi thời và bị đào thải trong khi nhu cầu vẫn sẽ cứ tồn tại mãi mãi. Xét đến cùng thì mỗi doanh nghiệp sinh ra để phục vụ khách hàng, và việc nó tồn tại được và phát triển được cũng chỉ nhờ vào khách hàng mà thôi. Và cũng vì khách hàng nên công ty phải triển khai và ứng dụng chiến lược marketing cạnh tranh.

3- Đối thủ cạnh tranh(Compertitors).

Trong kinh doanh không phải bao giờ chỉ có một mình công ty của chúng ta phục vụ cho cùng nhu cầu, mà còn có rất nhiều công ty khác cũng hướng hoạt động của họ vào khách hàng của ta, hay nói một cách chính xác hơn đó là chúng ta luôn bị những đối thủ cạnh tranh đe doạ đến thị phần và số lượng khách hàng của chúng ta. Việc tìm hiểu đối thủ cạnh tranh, đánh giá tiềm lực của đối thủ chính, xác định vị thế và ưu thế của từng đối thủ trên cơ sở phân tích các điểm mạnh,yếu của đối thủ; cơ hội rủi ro đe doạ đối với đối thủ cạnh tranh là rất cần thiết. Việc đánh giá được rõ ràng tiềm lực của đối thủ giúp chúng ta có được những phản ứng, ứng phó một cách thích hợp với từng nguy cơ đe doạ của đối thủ cạnh tranh, và những cơ hội có được trên thị trường. Đối thủ cạnh tranh thường mang đến những nguy cơ nhiều hơn là cơ hội, nhưng có nó giúp chúng ta ngày càng phải phấn đấu hoàn thiện để phục vụ khách hàng chúng ta một cách tốt nhất.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ MARKETING CẠNH TRANH (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w