Phương hướng xây dựng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa sở hữu trí tuệ vào giảng dạy và đào tạo tại các trường đại học (Trang 138)

Nam phù hợp với Hiệp định TRIPS

3.1.1. Xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải phù hợp với Hiệp định TRIPS và bảo vệ nền kinh tế

Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX ngày 10 tháng 4 năm 2006 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006-2010 đã chỉ rõ “thực hiện có hiệu quả các cam kết với các nước, các tổ chức quốc tế về thương mại, đầu tư, dịch vụ và các lĩnh vực khác…. Chuẩn bị tốt các điều kiện để bảo đảm thực hiện các cam kết khi nước ta gia nhập WTO” [4, tr. 6].

Phần nói đầu của Hiệp định TRIPS đã nhấn mạnh “Với mong muốn giảm bớt những sai lệch và những cản trở trong hoạt động thương mại quốc tế, lưu ý tới sự cần thiết thúc đẩy việc bảo hộ một cách có hiệu quả và toàn diện các quyền sở hữu trí tuệ, và đảm bảo rằng các biện pháp và thủ tục thực thi các quyền sở hữu trí tuệ không trở thành các trở ngại cho hoạt động thương mại hợp pháp…”. Hiệp định TRIPS đã cho thấy một nỗ lực mạnh mẽ nhằm đưa ra tiếng nói chung về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên phạm vi toàn cầu. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của tài sản sở hữu trí tuệ cũng như hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong quá trình tự do hoá thương mại quốc tế nói riêng và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung.

Hiện nay, hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam mới đảm bảo “tính đầy đủ” theo yêu cầu của WTO/TRIPS, nhưng chưa đạt được “tính

hiệu quả”. Đây chính là điểm không tương thích lớn nhất của hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam, và là nguy cơ khiến Việt Nam phải chịu rủi ro tiềm ẩn trong bối cảnh thương mại toàn cầu. Là thành viên của WTO, cũng giống như bất kỳ thành viên nào, Việt Nam có trách nhiệm bảo hộ các tài sản trí tuệ của các chủ thể thuộc các quốc gia thành viên. Như vậy, nếu cá nhân, tổ chức ở Việt Nam có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, dẫn tới việc chủ sở hữu quyềnbị xâm phạm yêu cầu quốc gia họ kiện Việt Nam tại WTO. Khi đó, hậu quả không chỉ nặng nề về mặt kinh tế mà còn về cả phương diện uy tín của Việt Nam nói chung [32, tr. 66].

Việt Nam xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hiện nay là phải xây dựng theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống nhằm đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn của Hiệp định TRIPS nhưng vẫn đủ linh hoạt nhằm bảo vệ tối đa cho các doanh nghiệp trong nước. Do đó, xây dựng hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ phải theo hướng thúc đẩy các hoạt động liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mà có lợi cho doanh nghiệp, cho quốc gia như đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, đối với những hoạt động bảo hộ có nguy cơ làm phương hại đến nền kinh tế dù là trong ngắn hạn thì việc thực thi chỉ ở một chừng mực nhất định sao cho không bị chỉ trích quá đáng của IIPA.

3.1.2. Xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo hướng nâng cao hiệu lực thực thi của pháp luật về sở hữu trí tuệ

Trong định hướng phát triển mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ, Báo cáo Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX chỉ rõ “nâng cao chất lượng và tính thương mại của các sản phẩm khoa học và công nghệ; nâng cao ý thức chấp hành và hiệu lực thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ” [4, tr. 8].

Trên cơ sở định hướng trên thì Cục Sở hữu trí tuệ cũng đề ra mục tiêu cho giai đoạn 2007-2010 là chuẩn bị các điều kiện cần thiết nhằm tạo sự thay đổi vượt bậc về chất đối với toàn bộ hệ thống sở hữu trí tuệ. Các hoạt động sở hữu trí tuệ cần hướng tới việc tiếp tục củng cố, hoàn thiện cơ sở hạ tầng của hệ thống như bổ sung, hoàn chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao hiểu biết của cộng đồng về sở hữu trí tuệ, tạo lập các điều kiện vật chất-kỹ thuật nhằm đảm bảo cho Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được thực thi một cách đầy đủ và có hiệu quả, gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động xác lập quyền với việc khai thác, sử dụng và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn trong nước và hội nhập quốc tế, góp phần tích cực vào việc ngăn chặn và đẩy lùi nạn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cải thiện hình ảnh và nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế [10, tr. 13].

Do đó, xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải theo diện rộng trên cơ sở phối kết hợp giữa các cơ quan, tổ chức hữu quan và người dân. Ý thức chấp hành chỉ có thể được nâng cao khi các chủ thể trong xã hội có hiểu biết về quyền sở hữu trí tuệ, nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Hiệu lực thực thi pháp luật phụ thuộc phần lớn vào nguồn nhân lực của các cơ quan thực thi, vào cơ cấu tổ chức và hoạt động của chúng.

3.1.3. Xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo hướng phát triển khoa học và công nghệ.

Mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta từ nay đến năm 2010 là phát triển mạnh khoa học và công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phát triển kinh tế tri thức [4].

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ đưa nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao; quốc phòng-an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Muốn công nghiệp hoá và hiện đại hoá thành công, phải khuyến khích toàn xã hội phát huy tài năng trí tuệ, chất xám, sáng tạo công nghệ mới trên mọi lĩnh vực, khuyến khích việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trên cơ sở pháp luật Việt Nam và quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nhận thức rõ về vai trò của vấn đề sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển của đất nước, Nhà nước đã xác định một cách cụ thể và rõ ràng những nội dung của Chính sách sở hữu trí tuệ trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 tại Điều 8.1-3 như sau:

1. Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hoà lợi ích của chủ sở hữu quyềnsở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tựcông cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.

2. Khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

3. Hỗ trợ tài chính cho việc nhận chuyển giao, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phục vụ lợi ích công cộng; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ cho hoạt động sáng tạo và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Như vậy, hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải giúp đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong từng ngành, từng lĩnh vực của nền kinh tế.

3.1.4. Xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên cơ sở phát huy vai trò của giáo dục đào tạo

Do sở hữu trí tuệ là một vấn đề phức tạp nên hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không thể hoạt động có hiệu quả nếu thiếu sự hỗ trợ của giáo dục đào tạo. Xuất phát từ nhận thức này, các nội dung về giảng dạy và đào tạo về sở hữu trí tuệ đã trở thành một bộ phận cấu thành, không thể tách rời của Chính sách quốc gia về sở hữu trí tuệ “Ưu tiên đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng iiên quan làm công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và nghiên cứu, ứng dụng khoa học- kỹ thuật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” (Điều 8 khoản 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005). Thậm chí, những nội dung đối với việc giảng dạy và đào tạo về sở hữu trí tuệ đã được cụ thể hoá trong các nghị định của Chính phủ, góp phần nhanh chóng đưa các nội dung này vào cuộc sống. Việc cụ thể hoá các quy định này được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của quyền sở hữu trí tuệ và đều dựa trên các nguyên tắc ưu tiên phát triển rất rõ ràng như “Tăng cường giáo dục kiến thức về quyền tác giả, quyền liên quan trong hệ thống trường học các cấp” (Điều 5, Nghị định 100/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan) hoặc như là Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm “chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, pháp luật về sở hữu công nghiệp”(Điều 3, khoản 1 Nghị định 100/2006).

Như vậy, xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả là phải triển khai hiệu quả hoạt động giảng dạy và đào tạo về sở hữu trí tuệ. Việc chậm trễ triển khai sẽ là sự vi phạm pháp luật một cách có chủ ý nhưng quan trọng hơn, việc chậm trễ này sẽ làm giảm năng lực đáp ứng yêu cầu của hội

nhập quốc tế và phát triển đất nước một cách chủ động và thành công của Việt Nam [25, tr. 13].

3.2. Kinh nghiệm xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với các quy định của Hiệp định TRIPS của một số nước

Có nhiều cách để xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với TRIPS nhưng cách nhanh nhất là qua việc học hỏi kinh nghiệm của những quốc gia đi trước. Luận ánlựa chọn Trung Quốc và Thái Lan để nghiên cứu trên cơ sở những lý do sau:

Thứ nhất là hai quốc gia này cùng ở Châu Á, cùng chia sẻ với Việt Nam quan niệm truyền thống về sở hữu trí tuệ, coi sản phẩm trí tuệ là tài sản chung của xã hội. Văn hoá truyền thống, đạo đức tôn giáo ở Châu Á chỉ đánh giá cao những sáng tạo trí tuệ khi nó được cung cấp miễn phí cho toàn xã hội. Chính vì thế, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới góc độ thương mại nói riêng còn khá xa lạ với người dân ở đây. Quan niệm như trên đã dẫn đến nhiều vấn đề khi xây dựng cơ sở, quy định pháp luật với những nội dung khác so với tôn chỉ của Hiệp định TRIPS. Kinh nghiệm mà Trung Quốc và Thái Lan áp dụng để giải quyết mâu thuẫn này sẽ là kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam.

Thứ hai, hai quốc gia này là những nước đang phát triển đồng thời là những nước láng giềng với Việt Nam. Môi trường xã hội, qua đó, có nhiều điểm tương đồng, từ cơ sở hạ tầng tới nhận thức của người dân.

Ngoài ra, khi gia nhập WTO vào năm 2001, Trung Quốc phải tuân thủ ngay Hiệp định TRIPS. Thái Lan là một trong những thành viên sáng lập WTO từ năm 1995 nhưng với tư cách là nước đang phát triển nên Thái Lan được trì hoãn thi hành Hiệp định TRIPS cho đến năm 2000. Như vậy, con đường đến với WTO/TRIPS của hai quốc gia này vừa có những điểm chung

và vừa có những điểm riêng. Với Việt Nam, đây là những kinh nghiệm rất cần phân tích và Việt Nam sẽ rút ra bài học kinh nghiệm cho mình trong việc xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với các quy định của Hiệp định TRIPS.

3.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

3.2.1.1. Giới thiệu chung về quá trình gia nhập WTO/TRIPS của Trung Quốc

Năm 1948, là một trong 23 nước đầu tiên đứng ra ký kết thành lập Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT, Trung Hoa là một trong những thành viên sáng lập ra GATT. Tuy nhiên, đến năm 1949, Chính phủ Quốc dân Đảng ở Đài Loan đã tuyên bố rút lui nên từ đó Trung Quốc không còn tư cách thành viên của GATT. Ngày 11/7/1986, đại sứ Trung Quốc ở Liên Hiệp Quốc- Tiến Giang Đông gửi công hàm cho GATT, chính thức đề xuất việc chính phủ Trung Quốc xin khôi phục địa vị thành viên. Từ đó, Trung Quốc bắt đầu một chặng đường dài 15 năm “trở lại GATT”, và sau đó là đệ đơn xin gia nhập WTO [28, tr. 15].

Tháng 11/2001, Trung Quốc đã hoàn tất thủ tục gia nhập WTO và chính thức trở thành thành viên thứ 143 của tổ chức này. Trung Quốc đã trải qua 13 năm phấn đấu không mệt mỏi để đi tới thành công này. Trong quãng thời gian đó, Trung Quốc luôn kiên trì ba quan điểm trong quá trình đàm phán. Đó là Trung Quốc tham gia WTO với tư cách một nước đang phát triển nhằm tận dụng những đối xử khác biệt và đặc biệt mà WTO dành cho các nước này; Trung Quốc tham gia WTO dựa trên cơ sở cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ chứ nhất quyết không chịu những tổn thất lớn; WTO sẽ không hoàn chỉnh nếu không có sự tham gia của Trung Quốc, một nước đang phát triển lớn nhất.

WTO yêu cầu các nước đang phát triển tuân thủ Hiệp định TRIPS sau 5 năm kể từ khi nó có hiệu lực (Điều 65 khoản 1 Hiệp định TRIPS), tức là năm 2001. Điều đó có nghĩa là khi Trung Quốc trở thành thành viên của WTO, ngay lập tức, đã phải thực thi TRIPS.

3.2.1.2. Xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với Hiệp định TRIPS

a. Những khó khăn trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Trung Quốc vấp phải một loạt khó khăn trong quá trình tuân thủ Hiệp định TRIPS, nổi cộm nhất là những khó khăn sau :

- Sự bảo hộ của địa phương

Các nhà sản xuất hàng nhái, hàng giả ở các địa phương đem lại việc làm, lợi nhuận cho chính các địa phương đó. Vì thế, họ được sự bảo hộ của chính quyền địa phương. Ví dụ, một trong những “thủ phủ” của hàng giả mạo, Yiwu (Nghĩa Ô) cách đây 15 năm là một thị trấn nghèo với vài ngàn dân, thế mà nay đã là có 1,6 triệu dân và là tỉnh thứ 17 giàu nhất nước với tham vọng leo lên hạng thứ 10 vào năm 2020. Đường xá, sân bay, nhà cao tầng và quảng trường lộng lẫy đều được xây dựng nhờ một mạng lưới thương mại khổng lồ, với doanh thu lên đến vài chục tỉ nhân dân tệ trong đó phần lớn là do hàng giả mạo. Bên cạnh một Yiwu, còn có vô số trung tâm khác như thế, nổi tiếng nhất là Panyu (Phiên Ngung), Xingfa (Hưng Phát, tỉnh Quảng Đông) và Shantou (Sán Đầu, tỉnh Phúc Kiến) [27]. Có thể thấy đây là cả một kỹ nghệ qui mô, phồn thịnh và gắn liền với quyền lợi kinh tế của rất nhiều người, kể cả các chính quyền địa phương. Do đó, chính quyền ở thường không xử lý. Trường hợp phải xử lý các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ thì cách xử lý cũng không gay gắt không hoặc triệt để.

Ngoài ra, sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và các cơ quan bảo hộ sở hữu trí tuệ trung ương rất lỏng lẻo, càng tạo điều kiện cho vi phạm gia tăng. Có nhiều trường hợp toà án tại Bắc Kinh đã tuyên bố thắng kiện cho một công ty nước ngoài nhưng khi cưỡng chế thi hành án tại địa phương thì gặp phải sự bất hợp tác của chính quyền tại đây. Khó khăn này cản trở Trung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa sở hữu trí tuệ vào giảng dạy và đào tạo tại các trường đại học (Trang 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w