Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp

Một phần của tài liệu NHỮNG VẪN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 25 - 27)

Thứ nhất, tính minh bạch về tài chính và trình độ quản lý của DN. Khi tiến hành xem xét hồ sơ xin vay của DN, việc NH quan tâm nhất là thẩm định tài chính DN và tính khả thi của dự án đầu tư. Với việc sử dụng các hệ thống kế toán chuẩn, lập báo cáo tài chính minh bạch rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận với nguồn vốn của NHTM. Ngược lại, nếu DN không chứng minh được tính minh bạch về tài chính cũng như đáp ứng được các yêu cầu về hệ thống sổ sách kế toán, thì NH sẽ nghi ngờ khả năng trả nợ của DN. Bên cạnh đó, trình độ của đội ngũ

quản lí DN cũng rất quan trọng, cho biết DN đó có đang được dẫn dắt bởi một bộ máy quản lí có năng lực và có tầm nhìn hay không. Đây là yếu tố thẩm định dựa trên lòng tin nhưng có vai trò rất quan trọng trong quyết định cho vay của NHTM.

Thứ hai, khả năng xây dựng dự án đầu tư của DN. Trong quá trình thẩm định tài chính DN, việc NH quan tâm hàng đầu là xem xét tính khả thi của dự án đầu tư DN đưa ra. Dự án đầu tư thể hiện kế hoạch DN dự định sử dụng vốn vay của NH, là căn cứ để sau này NH xem xét việc DN thực hiện vốn vay đúng mục đích hay không, là cơ sở quan trọng hàng đầu trong việc NH quyết định cho DN vay trung dài hạn. Nội dung của dự án đầu tư bao gồm phương án sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển thị trường, kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất,… Một phương án đạt yêu cầu phải có nội dung rõ ràng, có kế hoạch sử dụng vốn vay hợp lí, thể hiện được sự nghiên cứu kĩ lưỡng của chủ DN về các vấn đề liên quan, cho thấy DN quyết tâm nỗ lực thực hiện dự án. Đồng thời việc nghiên cứu dự án kĩ lưỡng cho thấy DN đã dự liệu trước mọi khả năng có thể xảy ra nhằm chống đỡ rủi ro một cách tốt nhất. Vì thế, xây dựng một dự án đầu tư tốt sẽ tăng thêm niềm tin của NH đối với DN. Ngược lại, nếu DN thiết lập phương án sản xuất kinh doanh sơ sài, không có sự nghiên cứu trước về một số khả năng có thể xảy ra sẽ gia tăng rủi ro cho khoản vay, dẫn đến việc NHTM có tâm lí e ngại khi cho vay đối với DNVVN.

Thứ ba, hiểu biết của DN về thủ tục và quy chế cho vay của NHTM. Trước khi lập hồ sơ vay vốn, DN phải tìm hiểu về các thủ tục mà NH quy định. Từ đó DN mới lập được bộ hồ sơ đúng theo tiêu chuẩn NH yêu cầu. Việc này giúp cả DN lẫn NH đều tiết kiệm thời gian, chi phí, đồng thời tạo ra ấn tượng tốt cho NH về tác phong làm việc chuyên nghiệp của DN, ảnh hưởng tích cực tới quyết định cho vay của NH.

Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến việc tiếp cận vốn NH của các DNVVN Việt Nam còn rất hạn chế xuất phát từ chính bản thân các DN đó. DN không hiểu về chính sách tín dụng của NHTM, có tâm lý sợ thủ tục vay vốn của

NH rườm rà, phức tạp, việc giải quyết cho vay của NH khó khăn. Phần lớn các DNVVN thiết lập thủ tục vay vốn của ngân hàng không đúng quy định mà ngân hàng yêu cầu, dẫn đến tốn kém thời gian và chi phí, tác phong làm việc thiếu chuyên nghiệp khiến NH nghi ngờ trình độ của DN và hạn chế cho vay.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẪN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w