Phân tích đánh giá tổng quát về doanh thu:

Một phần của tài liệu nhung van de ly luan chung ve kiem toan doanh thu.pdf (Trang 25 - 27)

2.1Đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam quy định: “Trong quá trình kiểm toán, nhằm giảm bơt rủi ro liên quan đến cơ sở dữ liệu của BCTC, KTV phải thực hiện quy trình phân tích hoặc kiểm tra chi tiết hoặc kết hợp cả hai nhằm xác định thủ tục kiểm toán thích hợp cho một mục tiêu kiểm toán cụ thể, KTV phải xét đoán hiệu quả của từng thủ tục kiểm toán ”.

Như vậy phân tích là một thủ tục rất quan trọng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán nhằm xác định những biến động, sai lệch không bình thường của các thông tin trên BCTC của đơn vị. Đối với nghiệp vụ bán hàng và ghi nhận doanh thu, thủ tục phân tích được áp dụng bao gồm hai loại cơ bản sau:

• Phân tích ngang ( phân tích xu hướng ): Các chỉ tiêu phân tích ngang liên quan đến doanh thu bao gồm:

+/ Lập bảng doanh thu theo tháng, theo cửa hàng, theo thuế suất ( thuế đầu ra ), theo từng loại doanh thu trong mối quan hệ với giá vốn, với thuế

GTGT đầu ra. Nhận dạng về sự tăng - giảm bất thường của doanh thu trong kỳ kiểm toán.

+/ So sánh doanh thu kỳ này với kỳ trước, với doanh thu kế hoạch theo từng tháng, từng quý nếu có biến động, bất thường thì cần tìm rõ nguyên nhân của từng biến động đó.

• Phân tích dọc ( phân tích tỉ suất ): Các tỷ suất tài chính thường dùng trong phân tích doanh thu bán hàng có thể là:

+/ Tỉ suất lợi nhuận gộp: Tỉ suất lợi nhuận gộp = *100% nhang Doanhthuba p loinhuanqo

Tỉ suất này phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận gộp càng cao thì khả năng sinh lời của doanh nghiệp càng lớn. KTV có thể so sánh tỉ suất này của doanh nghiệp qua các năm hoặc với các doanh nghiệp khác trong cùng một ngành nghề kinh doanh.

Tỉ suất hiệu quả kinh doanh = *100%

anhang Doanhthuab

uocthue Loinhuantr

Tỉ suất hiệu quả cao hay thấp tuỳ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh, từng đơn vị trong ngành. Cùng với tỉ suất lợi nhuận gộp, KTV có thể đánh giá mức lợi nhuận của doanh nghiệp qua các thời kỳ khác nhau. Qua các thủ tục phân tích trên, kiểm toán có thể phát hiện và giải trình các phương hướng quan trọng của việc thực hiện chỉ tiêu doanh thu bán hàng, lợi tức bán hàng, thuế phải nộp.

2.2Thủ tục phân tích đối với doanh thu hoạt động tài chính.

- So sánh doanh thu hoạt động tài chính giữa kỳ này với kỳ khác hoặc với kế

hoạch (nếu có). Năm 2003, chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 và thông tư

89/2002/TT-BTC mới có hiệu lực thi hành nên phải so sánh doanh thu hoạt

động tài chính với kế hoạch đã được xây dựng.

- Lập bảng phân tích quan hệ đối ứng tài khoản và nhận dạng các quan hệ đối ứng bất thường hoặc nội dung không rõ ràng, điều tra nguyên nhân. - Phân loại doanh thu hoạt động tài chính theo từng loại nghiệp vụ kinh tế

phát sinh, tiến hành phân tích và so sánh từng loại thu nhập theo nghiệp vụ

kinh tế phát sinh đó với tổng doanh thu hoạt động tài chính.

- Lập bảng ghi chép các khoản thu từ hoạt động tài chính có tính chất định kỳ (tiền cho thuê tài sản, lãi thu từ hoạt động đầu tư tài chính).

- So sánh tương quan giữa chi phí hoạt động tài chính (TK 635) với doanh thu hoạt động tài chính của từng hoạt động để tìm ra những chênh lệch và tìm lời giải thích.

2.3Thủ tục phân tích đối với các khoản giảm trừ:

- Lập bảng tổng hợp và so sánh các khoản giảm trừ theo mặt hàng, theo bảng, quý và giữa chúng với tổng doanh thu trong kỳ (cả chi tiết theo từng khoản giảm trừ, doanh thu bị trả lại, giảm giá bán hàng…). Nếu có biến

động bất thường thì phải tìm ra nguyên nhân.

- Phân tích tỉ lệ các khoản giảm trừ trên tổng doanh thu và so sánh tỉ lệ giữa kỳ này với kỳ trước, tìm biến động, phân tích xu hướng biến động đó đồng thời tìm ra nguyên nhân.

Như vậy thông qua việc thực hiện các thủ tục phân tích, so sánh trên cho phép KTV phát hiện những biến động bất thường hoặc những sai sót để tập trung kiểm tra, xem xét tìm hiểu nguyên nhân. Các nguyên nhân ởđây có thể là do những biến động về mặt kinh tế làm ảnh hưởng tới các chỉ tiêu liên quan tới doanh thu và cũng có thể do sai sót trong BCTC của đơn vị. Qua việc phân tích này, KTV có thể

hình thành cho mình những định hướng trong công việc kiểm tra chi tiết tiếp theo

đối với khoản mục doanh thu.

Một phần của tài liệu nhung van de ly luan chung ve kiem toan doanh thu.pdf (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)