Nhân vật tha hóa

Một phần của tài liệu Đặc điểm nhân vật chính trong ba tác phẩm của Franz Kafka Lâu đài, Vụ Án, Hóa Thân (Trang 64)

C hƣơng

3.2.Nhân vật tha hóa

Cảm nhận và thể hiện nhân vật mang đặc điểm tha hóa xuất phát từ hiện thực thảm khốc và những dự cảm của nhà văn trong cuộc sống hiện tại là một trong những nét điển hính sáng tạo nghệ thuật của Kafka. Vấn đề tha hóa của con người được nhiều nhà văn khai thác ở nhiều cấp độ khác nhau ở mọi thời đại. Kafka đã cảm nhận sâu sắc sự tan rã của thế giới đồng thời phát hiện được tâm trạng đau khổ của con người trong xã hội đó. Chủ nghĩa tư bản mà điển hính của nó là quá trính chuyên môn hóa cao độ đã cô lập con người trong những khâu riêng lẻ của nó, biệt lập gần như hoàn toàn cá nhân với người khác. Ví vậy, khi con người bị đánh bật ra khỏi lĩnh vực chuyên môn của mính, anh ta trở nên vô dụng trong mắt người khác, đồng thời bị gạt ra khỏi gia đính, xã hội, bị đoạt đi tính thân, hạnh phúc. Đó là thế giới mê lộ với những con người bị biến chất trong xã hôi tư sản đang loay hoay lạc lối, đánh mất bản ngã của mính trong một trang thái tha hóa phổ biến của xã hội. Như vậy theo Kafka thí chúng ta hiểu rằng “tha hóa” trong hàng loạt tác phẩm của ông có nghĩa là: lao động bị chiếm đoạt, con người bị phi nhân cách hóa, phản thân, tức là tha hóa xã hội - chình trị, phi nhân cách hóa. Con người bị tước đoạt lao động, bị những lực lượng trừu tượng đe dọa. Những mối quan hệ trở thành quan hệ của đồ vật. Con người bị đồ vật hóa. Như vậy, chất người trong tác phẩm của Kafka bị rơi rớt cho tới khi gần như cạn kiệt.

65

Với Kafka sự tha hóa trở thành một căn bệnh xã hội, một căn bệnh truyền nhiễm, một loại vi rút không có kháng thể cứ lây lan trong xã hội và khống chế nhân loại một cách hoàn toàn.

Đầu tiên sự tha hóa của con người bắt đầu bằng sự quan hệ đứt đoạn đối với đồng loại, mối quan hệ với xã hội trở thành những yếu tố xa lạ với con người. Ở đó biểu hiện là sự đứt gãy các mối liên kết, mất niềm tin giữa con người với con người. Gây ra ra hiện trạng này phần lớn là do bản chất của xã hội. Xã hội lúc này đang chạy đua theo những mục đìch mà nó tím kiếm và cũng bởi chình cá nhân con người góp phần gây ra bi kịch đó khi họ rơi vào hoàn cảnh thiếu thời gian để đầu tư vào các mối quan hệ, đồng thời chình là không có khả năng để tạo lập mối quan hệ giữa con người với con người. Bởi vậy, sự lỏng lẻo trong mối quan hệ giữa con người và con người không đơn giản chỉ là sự bất thường trong mối quan hệ gia đính và xã hôi. Quan trọng hơn và đáng cảnh tỉnh hơn là dấu hiệu của sự sa đọa, xuống cấp về đạo đức, giá trị con người, sự thui chột về tính người. Đáng buồn thay đó là hiện tượng phổ biến trong thế giới của Kafka. Cái thế giới mà quan hệ giữa con người không được duy trí bằng tính cảm, không dùng thước đo của lòng tin, giá trị đạo đức hay lẽ phải con người. Nó được thay bằng sự giả dối, lừa lọc, tráo trở của nhân tâm, thói bon chen, đố kị, trục lợi, thói cửa quyền, hách dịch… được che đậy bằng mặt nạ đạo đức giả. Con người trong thế giới của Kafka không biết đến khái niệm ví người khác. Ví thế họ trở nên xa lạ với thế giới khi họ vừa mất niềm tin, ví không hiểu nỗi thế giới ma quái đầy bất thường ấy. Con người bị gạt ra ngoài cuộc sống có ý nghĩa. Đây là lúc con người phải đối diện với chình mính để thấy được bi kich của mính và đồng loại.

Trong Hóa thân, Lâu đài, Vụ án con người có những hoạt động kí quái, đồng thời cũng là sự tha hóa tới cùng cực. Con người làm việc một cách vô hồn, vô thức, làm việc mà không thể lì giải đươc, con người như

66

một cỗ máy được lập trính sẵn. Đôi khi có những hành động diễn ra như một loài động vật vô tri, vô giác: Cảnh K và Frida làm tính còn thấp kém hơn cả mục đìch truyền giống, cảnh Frida và hai tên giúp việc thay quần áo trước mặt học sinh và cô giáo, Joseph K hàn huyên một cách vô nghĩa, vô thức. Gregor Samsa thí làm việc như một cái máy mà quên đi những nhu cầu của bản thân, biệt giam mính với các mối quan hệ xã hội cùng các hoạt động làm người khác…

Những nhân vật chình của Kafka đều ở trong tính trạng tha hóa nặng nề, và họ hoàn toàn không hề nhận ra kiếp sống đó. Bởi họ bị trộn lẫn trong một thế giới đầy rẫy những con người như Gregor Samsa, Joseph K hay K. Đến lúc họ thức tỉnh thí họ không đủ khả năng chống chọi với cả thế giới nên trong hành trính của họ sự thất bại là điều dễ hiểu. Kafka đã xây dựng một motip thức tỉnh: Gregor Samsa đã sống một cuộc đời quá đỗi nhọc nhằn, làm một công việc nhàm chán, đầy áp lực trên những chuyến tàu mà không hề ý thức được việc đánh mất bản thân của mính. Nhưng tới khi anh bị biến dạng, anh mới phát hiện ra sự tha hóa, sự lừa dối, sự đánh mất tính yêu thương của những thành viên trong gia đính đối với anh. Anh dần phát hiện ra sự thật đằng sau: “anh đã biết rằng một số tiền đầu tư nào đó, đành rằng rất nhỏ, còn sót lại sau cuộc phá sản và thậm chì còn tăng lên đôi chút ví phần lãi trong thời gian qua không bị đụng tới. Ngoài ra, số tiền Gregor mang về mỗi tháng – anh chỉ giữ lại chút ìt cho riêng mính – gia đính anh chưa lần nào tiêu dùng hết và đến nay đã tìch lũy thành một vốn liếng nho nhỏ… Đáng lý ra, với món tiền phụ trội này, anh có thể trả bớt một phần số nợ bố anh còn thiếu lão chủ, và sẽ tới gần cái ngày anh có thể bỏ cái nghề này” [22,40].

Cứ như vậy, Kafka miêu tả bọ-người trong dòng tâm trạng khổ đau của Gregor về cuộc đời và cái nghề khốn khổ của anh. Phản ứng của những người xung quanh đối với Gregor tuy cấp độ khác nhau nhưng đều gây ra

67

những vết thương trong lòng Samsa. Trong hính dạng con bọ, Gregor làm lão chánh văn phòng hoảng sợ nhưng có lẽ nỗi sợ hãi trước một căn bệnh truyền nhiễm hơn là nỗi sợ hãi trước một con quái vật như thông thường. Mẹ anh ngất đi nhưng cũng không ngăn được ông bố sẵn sàng cho anh vài gậy, em gái anh coi anh là một người tàn phế hay một kẻ xa lạ. Từ đấy nổi lên sự cảm nhận về trạng thái lo âu, bất ổn được soi qua cái nhín “nghiệm sinh” của nhân vật Gregor trước cuộc đời. Việc Gregor biến thành vật được Kafka sử dụng như một thủ pháp tạo tính thế. Cái tính thế “tha hóa” của anh cho phép anh chứng kiến bản chất thực của gia đính, xã hội, nơi mà anh sống. Và ví Gregor từ một người ân trong gia đính, sau khi bị biến thành bọ và mất khả năng nuôi sống gia đính nên bị đối xử như một con vật. Con người một khi đã rơi vào tính thế đó thí khó chấp nhận trở lại cái xã hội người đã “tha hóa” đến bản chất.

Joseph K làm việc một cách máy móc, tận tụy, làm từ sáng cho tới chìn giờ tối, không có thời gian dành cho bản thân. Sau khi mắc vào vụ án anh mới ý thức được thân phận của mính. Còn nhân vật K, trong quá trính tím kiếm cho mính một công việc, một nơi cư trú trong làng. Kết cục của anh là một cái chết thảm hại, đầy đau khổ sau quá trính anh ta u mê, nhiều lúc xử sự như thú vật và những cái chết của họ cũng mang đầy sự tha hóa, sự biến dạng lên đến đỉnh điểm. Họ chết như một con bọ, một con chó, không một người nào đưa tiễn, không một giọt nước mắt thương xót của đồng loại, của gia đính, của người thân.

Với cách thức biểu hiện mô tả con người trong điều kiện giả tưởng, bất thường với mức độ dày đặc và đặt nhân vật vào một thế giới mang đầy sự chán nản và nguy hiểm làm tăng thêm mức độ tha hóa của nhân vật. Các nhân vật đều rơi vào một tính trạng tha hóa ở mức độ khủng khiếp đáng sợ. Và kết cục của sự tha hóa là sự khống chế một cách vô thức, bị lệ thuộc, làm nô lệ cho xã hội đó. Cả ba nhân vật đều sống như con bọ, con chó chỉ

68

đến khi họ thức tỉnh trong một tính trạng kiệt quệ, dị dạng: bị vật hóa, bị kết án, bị kiệt sức thí họ mới nhận ra cuộc sống của mính, nhận ra bản chất con người, bản chất xã hội.

Như vậy, trong hành trính của cuộc đời, dù được biểu hiện ở dạng nào đi chăng nữa thí những con người đó đều bị giăng bẫy ở mọi ngõ ngách, họ bị tha hóa thí chỉ có thể có một kết cục mà thôi, đó là bị xóa sổ khỏi cuộc sống, bị kết liễu mà cái chết của họ không có ai thương tiếc. Đó cũng là nỗi bi quan, thiếu tin tưởng của Kafka vào cuộc sống khi ông gánh trên lưng quá nhiều bi kịch khi đã sống một cuộc đời mà không trọn vẹn ý nghĩa được sống. Quả thật cuộc sống tha hóa đã ngự trị trong đời sống của con người và chỉ đến hồi thức tỉnh họ mới nhận ra bi kịch “sống thừa”, sống vô nghĩa của mính. Ví thế Gregor Samsa nhận ra mính không còn giữ vai trò cứu tinh của gia đính mà anh trở thành một sự cản trở bước tiến của các thành viên nên anh bị loại bỏ. Joseph K và K muốn truy tím tận cùng sự phi lý đều không được xã hội giúp đỡ và chấp nhận nên họ bị cản trở, loại bỏ một cách nhẫn tâm nhất. Vậy xã hội đó là một mê cung mà con người trong tác phẩm của Kafka bị giam cầm trong đó. Con người loay hoay lạc lối, đánh mất bản ngã, đánh mất quyền làm người của mính, và nguyên nhân của sự lạc lối ấy là cơ chế siêu hính gây ra tính trạng tha hóa cho cả ba nhân vật và cả xã hội. Tất cả đều vô nghĩa. Cuộc sống của cả ba nhân vật chẳng có một lý do nào để tồn tại lâu thêm nữa. Thế giới quanh nhân vật không chấp nhận một con người lúc nào cũng day dứt với ý nghĩ tím lẽ sống, nhín nhận được bản chất của xã hội. Nó cần những con người biết chấp nhận và phục tùng nó.

Sự tha hóa của con người được xây dựng bởi một phần của thủ pháp giả tưởng. Trong đó các nhân vật bị chặt đứt mọi đường viền lịch sử, từ tên tuổi đến lý lịch, ngoại hính, tình cách, nghề nghiệp. Tất cả chỉ là bóng một con người lờ mờ ẩn hiện, nhập nhoạng trong vô vàn những nhân ảnh khác.

69

Tác giả đã rút gọn vô vàn những cái bính thường mà chỉ dụng công khắc họa sự bất thường khiến cho sự tha hóa của con người càng trở nên dày đặc. Sự tha hóa dễ dàng được miêu tả bằng một giọng văn lạnh lùng khiến ta cảm thức về một bức tranh hiện thực điển hính của một xã hội ngột ngạt. Ở đấy con người luôn phải vật lộn với những công việc nhọc nhằn, chịu đựng sự hèn kém của địa vị với biết bao những quy định luật lệ áp đặt làm thui chột cá tình con người.

Chúng tôi nhận thấy vấn đề mấu chốt của nghệ thuật phản ánh cái tha hóa nằm ở hệ thống giọng điệu của tác phẩm: giọng điệu tự sự, cách xây dựng nhân vật, không gian và thời gian nghệ thuật. Trong ba tác phẩm của mính, tuy Kafka sử dụng lối kể chuyện truyền thống (nhân vật được kể ở ngôi thứ ba số ìt) nhưng do lối kể thản nhiên, khách quan, không hề thể hiện sự can thiệp lộ liễu của tác giả vào tiến trính sự kiện của tác phẩm nên lối kể của Kafka là lối kể phức điệu bao gồm cả giọng điệu của nhân vật và nhà văn khiến cho những trang văn của Kafka càng trở nên ám ảnh.

Nhân vật Gregor Samsa, Joseph K, K là những con người bé nhỏ trước cơ chế tha hóa khổng lồ, bị khống chế, bị biến dạng, không còn là người. Joseph K và K có thể còn được gọi với khái niệm là “Người” nhưng Gregor Samsa thí cả ngoại hính lẫn giá trị tinh thần đều không trùng với khái niệm đó. Trong Hóa thân, Kafka đã sử dụng huyền thoại người biến thành vật để chỉ ra sự tha hóa của con người. Ở Vụ án, tính thế tha hóa của Joseph K là việc anh được lập trính làm việc như một robot, là chuyện anh bị kết án nhưng vẫn được tự do đi làm như bính thường, bị tòa kết tội nhưng không có tội danh cụ thể, tòa án biến thành một thứ ám ảnh lôi cuốn Joseph K vào trong mê lộ, đầu độc cuộc sống và cuối cùng bóp chết anh. Ở tác phẩm này không dựa vào yếu tố hoang đường cụ thể nên Frank Kafka đã đẩy cái thế giới trong Vụ án trật ra khỏi logic thông thường của hiện thực, tạo ra một thứ logic phi logic. Còn trong Lâu đài, là nơi mà K không

70

thể tiếp cận được. Nó tồn tại không cụ thể, khắp mọi nơi đều như có nó mà vẫn không có nó. Nó là hính ảnh huyền thoại về một tổ chức quyền lực, quan liêu với những sự dây vô hính đã trói buộc cuộc đời của bấy nhiêu con người. Ở đây là một môi trường khác thường mà mắt thường không thể nhín thấy, nó là ảo ảnh với những bóng người bị tách khỏi thế giới vật vờ, vô nghĩa. Con người tồn tại trong thế giới đó nhập nhoạng trong một bức tranh mang màu sắc âm u, không niềm vui, không hạnh phúc.

Có thể hiểu xa xôi hơn, Gregor Samsa, Joseph K, K. là nạn nhân của một xã hội tha hóa. Trong cái xã hội bị tha hóa ấy, mỗi cá nhân chỉ còn là một cái bóng vật vờ, một hồ sơ, một con số, một kẻ không tên. Song phải chăng chúng nói lên tính cảnh đau khổ của bản thân nhà văn, một người Do Thái thiếu tổ quốc, tha hương khắp nơi, ở đâu cũng lạc loài, xa lạ với mọi người. Hơn nữa, người Do Thái Kafka, với một cơ thể yếu đuối, tuy lúc đó chưa phát hiện ra bệnh lao nhưng luôn cảm thấy cái chết lơ lửng trên đầu, truy nã khắp mọi nơi. Con người sinh ra ở đời đã có cái án treo lơ lửng như một kẻ phạm tội, tuy chẳng biết tội gí, chỉ có một điều chắc chắn là cuối cùng sẽ chết, những ngày đang sống chỉ là hoãn xử hoặc tạm tha. Cuộc sống của con người bị tha hóa ở mức độ cùng cực. Biến dạng là một thực trạng khủng khiếp về sự tha hóa của con người trong xã hội công nghiệp, nơi tần suất lao động cực lớn được lặp đi lặp lại hết ngày này sang ngày khác đã vắt kiệt sức lực của con người. Mọi chiều kìch tồn tại của họ chủ yếu được hướng trọn vào công việc và dần dần họ bị biến thành một cỗ máy thực hiện một hành động đơn nhất. Họ không còn là một sinh vật tồn tại với mọi mối quan hệ xã hội. Cuộc sống của họ chỉ còn được co lại trong một số thao tác, tư duy và ngôn ngữ nghề nghiệp nào đó. Họ đang tự làm biến dạng bản thân mính một cách vô thức. Rõ ràng trước khi bị biến dạng thành bọ, tình người của Samsa đã bị tha hóa, bị bào mòn, bị biến chất nghiêm trọng. Anh là một kẻ vong thân, một kẻ bị biến dạng khỏi những lo

71

âu bính thường, một kẻ bị tha hóa rõ rệt. Gregor Samsa bị buộc chặt vào nghĩa vụ và bổn phận. Sự cao cả của ý thức trách nhiệm với Gregor Samsa

Một phần của tài liệu Đặc điểm nhân vật chính trong ba tác phẩm của Franz Kafka Lâu đài, Vụ Án, Hóa Thân (Trang 64)