0
Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Đánh giá hành vi pháp luật của người tham gia bảo hiểm, xem xét mục đích của người tham gia bảo hiểm (có lợi dụng bảo hiểm để hưởng quyền lợi bảo

Một phần của tài liệu NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ AN SINH GIÁO DỤC TRONG HỆ THỐNG BHNT (Trang 32 -37 )

đích của người tham gia bảo hiểm (có lợi dụng bảo hiểm để hưởng quyền lợi bảo hiểm không?).

Năm 1998 công tác đánh giá rủi ro phần nào được xem nhẹ, hầu hết khách hàng khi kê khai giấy yêu cầu bảo hiểm xong là cán bộ khai thác viết hoá đơn thu phí và lập tức công ty phát hành hợp đồng. Tuy nhiên chưa có trường hợp nào trục lợi bảo hiểm xảy ra.

Năm 1999 để thực hiện phương châm “tăng trưởng và tăng cường quản lý” Bảo Việt đã thực hiện quy trình khai thác mới. Giấy yêu cầu bảo hiểm sau khi được đánh giá rủi ro, chấp nhận bảo hiểm thì cán bộ khai thác mới tiến hành thu phí bảo hiểm đầu tiên. Kết quả của công tác đánh giá rủi ro ban đầu rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến chất lượng khai thác bởi vì các cán bộ khai thác là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Để thực hiện công việc trên, công ty đã biên soạn tài liệu và tập huấn quy trình đánh giá rủi ro cho cán bộ khai thác và thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh các phòng khai thác trong việc thực hiện quy trình khai thác của Tổng công ty. Tất cả các giấy yêu cầu bảo hiểm đều được cập nhật vào sổ, sau

đó đánh giá rủi ro theo các yếu tố về sức khoẻ, tài chính của người tham gia bảo hiểm để xem xét quyết định chấp nhận hoặc từ chối bảo hiểm.

Công ty đã thường xuyên nghiên cứu tìm hiểu các trường hợp hoàn phí trong vòng 14 ngày, những trường hợp chết do bệnh tật, tiến hành kiểm tra sức khoẻ những khách hàng có độ tuổi trên 50 và có nghi ngờ về những điều kê khai trong giấy yêu cầu bảo hiểm để đánh giá tình hình sức khoẻ, bệnh tật và các nguyên nhân gây tử vong cũng như khả năng tài chính của khách hàng giúp cho việc hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro.

Đầu năm 1999 công ty đã từ chối chấp nhận bảo hiểm 9 trường hợp trong đó có 6 trường hợp bảo hiểm trẻ em, chủ yếu do các nguyên nhân sau:

+ Người tham gia bảo hiểm không đảm bảo sức khoẻ.

+ Người tham gia bảo hiểm không phải là bố mẹ trẻ em hay người giám hộ hợp pháp hoặc không đủ giấy tờ hợp lý cần thiết để nhận bảo hiểm như quy định trong điều khoản.

+ Người tham gia bảo hiểm quá tuổi theo quy định.

3. Đánh giá chung về kết quả nghiệp vụ An sinh giáo dục

Bảng 4: Kết quả kinh doanh từ năm 1996 đến năm 1998

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 1.Số lượng hợp đồng khai thác mới

(Hợp đồng) -Tổng số

-Nghiệp vụ An sinh giáo dục -Tỷ lệ phần trăm trong tổng số % 1043 264 26,31 6579 2806 42,65 15650 17732 18235 19248 8299 46,57

2.Doanh thu

-Doanh thu từ phí bảo hiểm +Kế hoạch doanh thu +Tỷ lệ đạt kế hoạch %

-Doanh thu phí An sinh giáo dục +Tỷ lệ trong tổng doanh thu (%) -Doanh thu từ hoạt động đầu tư

2013 1500 134,2 775 38,5 0 4245 2000 212,5 1707 40,2 727 30.054 20.000 150 12.800 42,59 8132 4.Tổng chi

-Chi trả tiền bảo hiểm +Tổng số

+Nghiệp vụ An sinh giáo dục +Chi trả giá trị tự giải ước do hợp đồng bị huỷ bỏ

-Chi hoa hồng

+Tỷ lệ trên doanh thu % -Chi quản lý kinh doanh

7,8 0 103 5,12 17 1,3 191 6,975 995,8 36,9 2,4 19,02 3500 11,6 3082

Nguồn: Bảo Việt Nhân Thọ

Công ty BHNT bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 8 năm 1996 tuy gặp nhiều khó khăn nhưng công ty cũng đạt được một số kết quả đáng chú ý sau:

-Từ chỉ tiêu (1) ta thấy: Số lượng hợp đồng bảo hiểm trẻ em không ngừng tăng lên cả về mặt tuyệt đối và tương đối, so với năm 1996 có 1043 tổng số hợp đồng, trong đó hợp đồng bảo hiểm trẻ em là 264 hợp đồng chiếm 25,31%, đến năm 1997 là 2806 hợp đồng trong tổng số 6578 hợp đồng, chiếm 42,65%. Đến cuối năm 1998 thì con số này là 8299 hợp đồng trong 17.822 hợp đồng chiếm 46,57%.

Như vậy số lượng người tham gia ngày càng đông chứng tỏ rằng công ty đã có những cố gắng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường tuyên truyền quảng cáo, tạo sự tin tưởng cho khách hàng.

Từ chỉ tiêu (2) ta có:

Nhìn chung công ty đều hoàn thành vượt mức kế hoạch về doanh thu, đặc biệt là năm 1997 đã hoàn thành vượt mức kế hoạch là 112,5%.

Đến hết năm 1996, công ty mới đi vào hoạt động được năm tháng, doanh thu phí bảo hiểm của công ty đã là 2013 tỷ đồng, trong đó từ nghiệp vụ bảo hiểm trẻ em là 775 triệu đồng chiếm 38,5% .Đây là con số khá khiêm tốn nhưng cũng đủ thể hiện được sự nỗ lực của cán bộ nhân viên công ty mới bước đầu khởi hành trên lĩnh vực này, đồng thời phản ánh được phần nào sự chấp nhận của thị trường về sản phẩm mới này của công ty .Đến cuối năm 1998, doanh thu từ nghiệp vụ bảo hiểm trẻ em này đã là 12.800 tỷ VNĐ trong tổng số 30.054 tỷVNĐ chiếm 42,59% doanh thu toàn công ty. Điều đó cho ta thấy doanh thu từ nghiệp vụ bảo hiểm này đang có xu hướng chiếm phần lớn tổng doanh thu của công ty và thể hiện tiềm năng đang dần được khai thác.

Doanh thu của nghiệp vụ này năm 1998 so với hai năn trước tăng lên rất nhanh, so với năm 1996 nó tăng 12 tỷ VNĐ tức gần gấp 6 lần, so với năm 1997 là 11 tỷ VNĐ, gần gấp 7 lần.

Môi trường đầu tư của ta ngày càng được mở rộng cả về mặt chiều rộng lẫn chiều sâu, nên doanh thu từ hoạt động đầu tư của công ty cũng không ngừng tăng lên,so với năm 1996 ta mới đi vào kinh doanh nên hoạt động đầu tư chưa thu được kết quả, thì đến năm 1997, doanh thu của hoạt động đầu tư là 727 triệuVNĐ chiếm 17,12% tổng doanh thu và đến năm 1998 đã là 8.132 triệu VNĐ chiếm 27,1% tổng doanh thu.

Từ đó, cho thấy nghiệp vụ này không ngừng được hoàn thiên và nâng cao cả về chất lượng và số lượng, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong khâu tổ

chức, cũng như khâu khai thác,trình độ của cán bộ, đại lý được nâng cao và đăc biệt là coi trọng mở rộng quy mô mạng lưới khai thác xuống tất cả các quận huyện thuộc địa bàn Hà Nội (gồm 9 phòng khai thác và 2 tổ với 243 cán bộ khai thác).

- Mặt khác ta xét về số hợp đồng trả tiền bảo hiểm trong ba năm ta thấy: Năm 1996 có 2 trường hợp phải bồi thường nhưng không phải hợp đồng bảo hiểm trẻ em nên số tiền bồi thường cho nghiệp vụ này không có. Đến năm 1997 thì số tai nạn xảy ra trong nghiệp vụ này tăng lên 8 trường hợp trong tổng số 6 trường hợp bồi thường và năm 1998 là năm trường hợp trong tổng số 17 trường hợp. Do vậy, cùng với việc không ngừng có nhiều người tham gia vào loại hình bảo hiểm này thì cùng với nó số tai nạn rủi ro được công ty bảo hiểm cũng tăng lên, đòi hỏi công ty phải tăng cường đề phòng và hạn chế tổn thất.

Tổng số các khoản chi thì khoản chi hoa hồng cho người khai thác vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 1996, chi hoa hồng là 103 triệu, chiếm 5,12% tổng doanh thu, đến năm 1997 con số này là 191 triệu VNĐ tức 6,97% và năm 1998 là 3,5 tỷ chiếm 11,60%. Đến năm 1998 số tiền này tăng vọt lên là chủ yếu do công ty tiến hành mở rộng mạng lưới đại lý khai thác, do đó số lượng nhân viên khai thác tăng lên làm cho khoản chi hoa hồng ở mức khá cao. Nếu cơ cấu này tiếp tục diễn biến trong vài năm tới thì công ty cần phải điều chỉnh lại tỷ lệ.

Trong tổng số chi phí thì chi trả tiền bảo hiểm chiếm một tỷ lệ ít ,năm 1996 với tổng số tiền chi trả là 7,8 triệu VNĐ nhưng không phải nghiệp vụ này, năm 1997 là 17,8 triệuVND, trong đó giải quyết trả tiền cho nghiệp vụ này là 4,3 triệu VNĐ. Đến năm 1998 là 2,4 triệuVNĐ trong số 36,9 triệu. Như vậy trong tổng số tiền chi trả tiền bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm thì số tiền chi trả tiền bảo hiểm cho nghiệp vụ bảo hiểm trẻ em chiếm một tỷ lệ rất ít, khoảng 6%, điều đó chứng tỏ chất lượng sản phẩm này tốt.

Đến năm 1998 có 31 hợp đồng huỷ bỏ sau hai năm và công ty đã chi trả giá trị giải ước là 65,52 triệu VNĐ, trong đó nghiệp vụ bảo hiểm trẻ em có 9 hợp đồng

với số tiền trả cho khách hàng là 19,02 triệu. Điều này cho thấy chúng ta cần phải nâng cao nghiệp vụ này, không ngừng hoàn thiện sản phẩm để cho người tham gia bảo hiểm tin tưởng vào loại hình này. Tuy nhiên tổng số tiền chi trả bảo hiểm cho nghiệp vụ bảo hiểm trẻ em chỉ là 21,42 triệu VNĐ, chiếm 20,09% chi trả tiền bảo hiểm cho các nghiệp vụ, số tiền này không cao nằm trong khuôn khổ cho phép, thể hiện được chất lượng khai thác của công ty. Đây là điều chúng ta cần quan tâm để duy trì để nâng cao hiệu quả khai thác.

Một phần của tài liệu NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ AN SINH GIÁO DỤC TRONG HỆ THỐNG BHNT (Trang 32 -37 )

×