Một số đối tác truyền thống:

Một phần của tài liệu XU HƯỚNG DÒNG VỐN FDI TRÊN THẾ GIỚI – VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN VIỆT NAM (Trang 72)

V- Một số đề xuất về chính sách 1.Định hướng thu hút nguồn vốn FDI:

c. Một số đối tác truyền thống:

* Đài Loan

Đài Loan tăng cường thực hiện Chính sách Hướng Nam, trong đó Việt Nam được coi là thị trường quan trọng về đầu tư và thương mại. Đây là thời cơ mới trong thu hút đầu tư của Đài Loan để có thể đẩy quy mô và hiệu quả của các dự án đầu tư sắp tới lên trình độ mới theo định hướng của ta. Tuy nhiên, việc tăng cường phát triển mối quan hệ nói trên luôn luôn gặp phải trở ngại từ phía Trung Quốc, điều này dự báo là công tác thu thút đầu tư và phát triển thương mại của Việt Nam từ Đài Loan sẽ gặp khó khăn hơn so với hơn 10 năm qua.

Trên cơ sở thế mạnh của Đài Loan, tập trung thu hút các nhà đầu tư Đài Loan vào các lĩnh vực sản xuất thép, cơ khí chế tạo, xe máy, xe đạp; các thiết bị điện, điện tử, linh kiện máy tính; xi măng; sợi tổng hợp, dệt, may, giày thể thao xuất khẩu; trồng và chế biến sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp và chế biến thực phẩm phục vụ xuất khẩu.

Đối với Đài Loan, cùng với việc tiếp tục chú trọng thu hút các Tập đoàn lớn cần coi trọng thu hút đầu tư của các xí nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan vì quy mô vốn và trình độ kỹ thuật của các xí nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan lớn hơn nhiều so với xí nghiệp cùng loại của Việt Nam. Việc tăng cường thu hút các xí nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan cũng phù hợp với Chính sách Công nghiệp hoá và tăng cường xây dựng ngành Công nghiệp phụ trợ của ta; đẩy mạnh hơn công việc hợp tác trong giáo dục đào tạo, nhất là trong lĩnh vực đào tạo kỹ thuật và quản lý xí nghiệp để tạo điều kiện nâng cao chất lượng đầu tư tại Việt Nam

* Hàn Quốc:

Vài năm gần đây Chính phủ Hàn Quốc kêu gọi mạnh mẽ các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam và quyết định tăng ODA cho Việt Nam. Các doanh nghiệp Hàn Quốc rất quan tâm tới Việt Nam thể hiện qua số lượng khách Hàn Quốc vào Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh ngày càng tăng. Năm 2006, Hàn Quốc dẫn đầu về đầu tư tại Việt Nam. Do có một số dự án lớn, trong đó có dự án trị giá 1,12 tỷ USD của Tập đoàn sản xuất thép POSCO. Trong những năm tới cần coi trọng thu hút đầu tư từ Hàn Quốc nhất là vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo và công nghiệp phụ trợ.

Cũng như các nhà đầu tư Nhật Bản, các nhà đầu tư Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của những nhà đầu tư đi trước, vì vậy, cần có biện pháp tích cực hỗ trợ các nhà đầu tư hiện đang kinh doanh ở Việt Nam, tạo tác động tích cực với các nhà đầu tư mới.

* Singapore:

Hiện có hơn 1.600 TNCs đặt trụ sở tại Singapore, cần khuyến khích các tập đoàn này đầu tư vào Việt Nam. Với điều kiện cơ sở hạ tầng phát triển (sân bay, cảng biển ...), Singapore có thể đóng vai trò điểm kết nối cho các nhà đầu tư nước ngoài tới Việt Nam và cũng như cho các nhà xuất khẩu Việt Nam đến các thị trường quốc tế.

Việt Nam và Singapore đang triển khai nghiên cứu đề án kết nối hai nền kinh tế. Hai nước cũng đã thỏa thuận thực hiện chương trình hợp tác xúc tiến và thúc đẩy đầu tư

của nước thứ ba vào Việt Nam và Singapore mà cụ thể là Nhật Bản. Đây là yếu tố thuận lợi để thúc đẩy đầu tư của Singapore vào Việt Nam trong những năm tới.

Các lĩnh vực cần ưu tiên thu hút đầu tư từ Singapore là: công nghiệp điện tử, tin học, công thệ thông tin; các dự án công nghiệp dịch vụ có tỷ suất sinh lời cao như khách sạn-du lịch, bất động sản.

Một phần của tài liệu XU HƯỚNG DÒNG VỐN FDI TRÊN THẾ GIỚI – VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN VIỆT NAM (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w