Nguyên công 7

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp Công nghệ chế tạo máy-THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO LÒNG KHUÔN VÔ MÁY GỌT BÚT CHÌ NHỰA POLYPROPYLEN (Trang 157)

II. Quy trình công nghệ gia công lõi khuôn

2.4.7.Nguyên công 7

Định vị và kẹp chặt: Định vị trên bàn phôi + 2 chốt, kẹp chặt băng cơ cấu vít – đòn kẹp.

Máy: Sử dụng máy TC1 CNC_Bridge Port .

Dao: Mũi khoan đường kính Ф4, Ф8,2 và các mũi khoét Ф8, Ф15 Ta có sơ đồ toạ độ gia công:

Khoan thủng 4 lỗ Ф4 và 2 lỗ Ф8,2 rồi khoét rộng 4 lỗ Ф8 và 1 lỗ Ф15 với độ sâu như hình vẽ.

Chương trình NC phay lòng khuôn được ghi ở phần phụ lục.

2.4.8. Nguyên công 8:Dùng phương pháp gia công tia lửa điện với các điện cực định hình gia công các rãnh giữa các mặt E và D, E và C; 2 rãnh vuông trên mặt khuôn và 3 rãnh ở đỉnh lõi khuôn.

Máy: Sử dụng máy NC-101 (kích thước 600 x 400 x 280) Định vị chi tiết trên bàn từ của máy.

Chế độ gia công:

Độ kéo dài xung: t1 200s

Thời gian ngắt t0 25s

Dòng điện I = 13A Điện áp đánh lửa U = 40(V) Tốc độ gia công 90mm3/ ph

Dung môi cách điện : Dầu hoả CPC Áp suất phun: 0,8 kg/cm2

Điện cực: Vật liệu làm điện cực âm là graphit.

2.4.9. Nguyên công 9: Đánh bóng lòng khuôn trước khi nhiệt luyện.

Dùng tay thủ công để đánh bóng lõi khuôn . Nâng độ bóng của khuôn từ từ bằng cách dùng đá oxít nhôm để mài cho hết dấu cắt do lưỡi dao để lại trên lõi khuôn sau đó dùng giấy nhám từ thô đến mịn và cuối cùng thì dùng dung dịch dầu và dung dịch kim

cương để tạo độ bóng. Khi đánh bóng nên dùng những mẫu đánh bóng để so sánh xem xét đánh tới đâu.

2.4.10. Nguyên công 10:Kiểm tra trước khi nhiệt luyện. Kiểm tra các kích thước đã gia công theo dung sai cho phép. Kiểm tra các vị trí tương quan (vuông góc, song song)

Kiểm tra chất lượng bề mặt. Chi tiết phải đạt độ nhẵn bóng bề mặt cấp 8 (Ra=0,63 μm)

2.4.11. Nguyên công 11: Hóa - nhiệt luyện để tăng độ cứng và độ chống mài mòn của bề mặt lòng khuôn.

Thấm Cacbon – nitơ ở nhiệt độ 850°C ở thể khí trong vòng 11h. Sau khi thấm, chi tiết cần đạt được độ cứng bề mặt 60 – 65 HRC. Không được phép có vết nứt, rỗ trên chi tiết.

Bề dày lớp thấm: 2mm.

2.4.12. Nguyên công 12:Đánh bóng lại lõi khuôn

2.4.13. Nguyên công 13:Tổng kiểm tra.

Kiểm tra toàn bộ kích thước đã gia công với dung sai cho phép Kiểm tra các vị trí tương quan:

Độ không song song của hai bề mặt A và E, F và G0,02mm/100mm.

Độ không vuông góc giữa mặt chính A với các mặt bên tham gia lắp ghép

. 100 / 01 , 0 mm mm  .

Kiểm tra chất lượng bề mặt đã gia công: Bề mặt chi tiết đạt độ nhẵn bóng cấp 8 (

. 63 ,

0 m

Ra   ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết luận Sau khi kết thúc đồ án, em đã tìm hiểu và nắm được: - Nguyên lý quá trình đúc phun gia công vật liệu nhựa.

- Kết cấu của một bộ khuôn đúc và các khuyết tật có thể phát sinh khi đúc.

- Nguyên lý của kỹ thuật CAD/CAM và các phần mềm CAD/CAM thông dụng: SolidWorks 2005, Mastercam X và ứng dụng vào việc gia công lòng khuôn và lõi khuôn có hình dạng phức tạp.

- Phần mềm Moldflow Plastics Insights 5.0 và ứng dụng trong mô phỏng, tính toán quá trình đúc phun.

MPI là một phần mềm mạnh hỗ trợ phân tích chuyên sâu với nhiều chức năng mà trong đồ án không trình bày hết được. Sử dụng những phần mềm mô phỏng như thế này là chìa khóa quan trọng để xây dựng giải pháp đúc phun (khuôn đúc, máy đúc, điều kiện đúc) chất lượng. Đây là hướng phát triển thêm cho đề tài thiết kế và chế tạo khuôn đúc.

PHỤ LỤC 1

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp Công nghệ chế tạo máy-THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO LÒNG KHUÔN VÔ MÁY GỌT BÚT CHÌ NHỰA POLYPROPYLEN (Trang 157)