Chuyển giao cứng

Một phần của tài liệu đề tài tìm hiểu Nguyên lý của CDMA (Trang 42)

3. Máy thu Rake

5.3 Chuyển giao cứng

Chuyển giao cứng cũng được biết đến như một chuyển giao liên tần số. Trong một HHO, tần số vô tuyến (RF) sử dụng của UE thay đổi. Về nguyên tắc, một HHO là cái gọi là chuyển giao ngắt-trướckhi-nối; có nghĩa là, nó không phải là liền mạch. UE ngừng truyền trên một tần số trước khi nó chuyển đến tần số khác và bắt đầu phát tiếp. Tuy nhiên, có thể làm cho một HHO liền mạch hơn, ví dụ, với việc sử dụng một chế độ nén. Nếu cả hai tần số sử dụng chế độ nén chồng lấn các khoảng trống, còn chuyển mạch được thực hiện trong khoảng trống như vậy, thì một HHO có thể được liền mạch.

Các HHO là khó khăn đối với một trạm di động trong một hệ thống CDMA, vì nó thu và phát liên tục và không có khe thời gian rảnh cho các phép đo liên tần số. Nhưng đo sơ bộ trước khi HO luôn luôn là cần thiết. Mạng cần nhận được những kết quả này để nó có thể ước lượng tế bào nào sẽ là phù hợp nhất cho UE. Một giải pháp khả thi là một máy thu khác có thể được sử dụng chỉ để đo các tần số khác, nhưng điều này sẽ dẫn đến phần cứng đắt tiền hơn. Như vậy, 3GPP đã chỉ định một phương pháp được gọi là chế độ nén. Trong chế độ nén, không phải tất cả các khe thời gian trong đường xuống được sử dụng để truyền dữ liệu. Như chúng ta đã thấy trong chương này, truyền RF xảy ra theo một mẫu của các khe thời gian. Mạng xác định một mẫu các khe rỗi trong số các khe thời gian đó: số lượng các

Nguyên lý của CDMA

43

khe rỗi liên tiếp (tức là, khoảng trống truyền dẫn), vị trí của khoảng trống truyền dẫn, mô hình lặp lại của khoảng trống truyền dẫn, và khoảng thời gian của giai đoạn chế độ nén. Mạng thông báo cho UE về mô hình này. Dữ liệu "chưa gửi" từ các khe rỗi sẽ được gửi trong quá trình các khe bình thường sử dụng một hệ số trải thấp hơn và với công suất cao hơn. Nó cũng có thể giảm số lượng dữ liệu được truyền hoặc dừng hẳn nó (tức là giảm sự dư thừa).

Việc sử dụng chế độ nén là bắt buộc đối với các UE không có máy thu kép. Nó tiến hành các phép đo dành cho các HO liên hệ thống và liên tần số có thể. Tuy nhiên, chế độ nén cũng dẫn đến hiệu năng kém hơn, vì nó có nghĩa hoặc là dữ liệu qua giao diện không gian ít hơn (giảm dữ liệu hoặc ngừng) hoặc nhiễu hơn và sử dụng mã cao hơn (hệ số trải thấp hơn). Mô hình chế độ nén được xác định trong [5].

Một khi các phép đo cần thiết đã được hoàn thành và được báo cáo đến mạng, UE bắt đầu quy trình HO, nếu cần thiết, với những bản tin từ quy trình HHO. Không có một đơn vị dữ liệu giao thức (PDU) nào gọi là một lệnh chuyển giao cứng được quy định trong các đặc tả giao diện vô tuyến. Thay vào đó, các thủ tục HHO có thể được thực hiện bởi một số thủ tục khác, chẳng hạn như cấu hình lại kênh vật lý, thiết lập vật mang vô tuyến, cấu hình lại vật mang vô tuyến, giải phóng vật mang vô tuyến, hoặc cấu hình lại kênh truyền tải. Một HHO chỉ là một loạt các cấu hình lại liên kết vô tuyến thông thường. Nếu cấu hình lại xảy ra bao gồm một tần số mới thì một HHO sẽ diễn ra.

Lưu ý rằng, một trường hợp đặc biệt của một HHO trong UTRAN là chuyển giao HO liên chế độ, có nghĩa là một HO giữa các chế độ FDD và TDD. Đối với thủ tục này, một thiết bị đầu cuối đặc biệt hai chế độ là cần thiết. Lưu ý rằng trong tài liệu này, thuật ngữ chế độ kép dùng để chỉ một thiết bị đầu cuối có thể hoạt động ở cả hai chế độ FDD và TDD. Một thiết bị đầu cuối có khả năng UMTS/GSM được gọi là một thiết bị đầu cuối hai hệ thống. Nói chung, tài liệu dường như không có bất kỳ quan điểm nhất quán về vấn đề này, một thiết bị đầu cuối hai chế độ có thể có nghĩa là một thiết bị đầu cuối UMTS/GSM tại một số nguồn tài liệu và lại có thể là thiết bị đầu cuối FDD/TDD trong những nguồn tài liệu khác.

Nguyên lý của CDMA

44

Một phần của tài liệu đề tài tìm hiểu Nguyên lý của CDMA (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)