Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống của Khách sạn quốc tế ASEAN

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÁCH SẠN VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG CỦA KHÁCH SẠN QUỐC TẾ ASEAN (Trang 26 - 34)

Biểu đồ 2: Cơ cấu doanh thu dịch vụ uống tại Khách sạn quốc tế ASEAN trong 3 năm (2003 - 2005)

Doanh thu từ kinh doanh dịch vụ uống của Khách sạn quốc tế ASEAN trong những năm vừa qua tăng khá nhanh, từ 930 triệu đồng năm 2003 tăng lên 1310 triệu đồng năm 2005, tăng tương đương 41%. Trong đó doanh thu từ đồ uống phục vụ tiệc luôn chiếm tỉ trọng cao, có năm doanh thu từ phục vụ loại đồ uống này chiếm tới 62% doanh thu dịch vụ uống của khách sạn. Điều này cho thấy khách sạn đã thành công trong việc phát triển các loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống phù hợp với nhu cầu của thị trường, khẳng định được uy tín và chất lượng phục vụ của mình.

2.5.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống của Kháchsạn quốc tế ASEAN . sạn quốc tế ASEAN .

Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của khách sạn. Nó là chỉ tiêu phản ánh cụ thể nhất mọi hoạt động của khách sạn. Để đánh giá được hiệu quả trong kinh doanh dịch vụ ăn uống của Khách sạn quốc tế ASEAN, chúng tôi xin đơn cử một số chỉ tiêu cụ thể như sau:

Về mặt lý thuyết như phần trên đã nói thì để tính hiệu quả kinh tế tổng hợp của hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, ta có công thức tổng quát sau:

Dău Hău =

Cău

Áp dụng công thức tổng quát trên để tính hiệu quả kinh tế tổng hợp trong kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Khách sạn quốc tế ASEAN trong 3 năm: 2003,2004,2005 ta được kết quả như sau:

Dău2003 Hău2003 = Cău2003 Thay số vào ta có: 5 Hău2003 = = 1,5 3,32 Tương tự: Dău2004 Hău2004 = = 5,2 = 1,53 Cău2004 3,32 Dău2005

Hău2005 = = 5,3

= 1,66 Cău2005 3,2

Từ kết quả đã tính toán cho ta thấy: chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp trong kinh doanh dịch vụ ăn uống của Khách sạn quốc tế ASEAN trong 3 năm qua đều lớn hơn 1, như vậy khách sạn kinh doanh có lãi cao. Bộ phận kinh doanh dịch vụ ăn uống của khách sạn đã làm việc rất hiệu quả. Điều này thể hiện trước tiên là bộ phận kinh doanh dịch vụ ăn uống đã biết xác định đúng chiến lược kinh doanh của mình bằng các định hướng đúng về thị trường khách mục tiêu là khách dự tiệc cưới. Trung bình doanh thu từ phục vụ tiệc, đặc biệt là tiệc cưới luôn chiếm tỷ lệ cao trong doanh thu của dịch vụ ăn uống. Do còn thiếu một số lợi thế để cạnh tranh thu hút loại khách có khả năng thanh toán cao nên khách sạn đã chọn thị trường khách mục tiêu của mình là khách dự tiệc cưới. Điều này là hoàn toàn hợp lý với khách sạn vì lượng khách này rất ổn định và luôn chiếm số lượng đông nên doanh thu đem lại cho khách sạn là rất cao. Bên cạnh đó, bộ phận kinh doanh dịch vụ ăn uống của khách sạn luôn luôn không ngừng củng cố cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng phục vụ cùng thái độ phục vụ và chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên, đưa ra các chiến lược Marketting hợp lý trong từng thời kỳ để tối đa hoá nguồn thu. Về phần chi phí cho dịch vụ ăn uống thì bộ phận đã biết tìm đến những nhà cung cấp có giá rẻ nhưng chất lượng cao và biết tiết kiệm chi phí đầu vào trong mức có thể nên chi phí kinh doanh dịch vụ ăn uống luôn chiếm tỷ lệ thấp so với doanh thu ăn uống. Vì vậy lợi nhuận mang lại từ kinh doanh dịch vụ ăn uống là rất cao.

+ Chỉ tiêu doanh lợi.

Theo lý thuyết thì công thức tổng quát để tính chỉ tiêu doanh lợi trong dịch vụ ăn uống là:

Lău

Hldău = × 100 Cău

Từ công thức tổng quát, ta có thể vận dụng để tính chỉ tiêu doanh lợi trong kinh doanh dịch vụ ăn uống trong Khách sạn quốc tế ASEAN trong các năm 2003,2004,2005 như sau: Lău2003 Hldău2003 = Cău2003 Thay số vào ta có: 1,68 Hdlău2003 = × 1 00 = 50,6% 3,32 Tương tự ta có: Lău2004 1,8 Hldău2004 = × 100 = × 100 = 53% Cău2004 3,4 Lău2005 2,1

Hldău2005 = × 100 = × 100 = 65,6% Cău2005 3,2

Với kết quả đã tính toán như trên ta có thể đánh giá rằng tỷ suất doanh lợi trong 3 năm vừa qua của bộ phận kinh doanh dịch vụ ăn uống trong 3 năm vừa qua là rất cao và có xu hướng tăng dần. Về chi phí kinh doanh dịch vụ ăn uống của khách sạn trong 3 năm dao động không đều. Tuy nhiên, lợi nhuận từ kinh doanh dịch vụ ăn uống của khách sạn lại tăng nhanh theo các năm nên kết quả dẫn đến là chỉ tiêu doanh lợi của bộ phận thực hiện dịch vụ ăn uống qua các năm tăng đều với tốc độ nhanh, từ 50,6% (năm 2003) lên 65,6% (năm 2005).

+ Chỉ tiêu hiệu quả lao động trong kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Trong phần cơ sở lý luận của chương một, chúng tôi đã đề cập tới hai chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả lao động trong kinh doanh dịch vụ ăn uống với công thức tổng quát được tính như sau:

Năng suất lao động bình quân của bộ phận kinh doanh dịch vụ ăn uống. Dău

Hlđău =

Nău

Hiệu quả lao động bình quân của bộ phận kinh doanh dịch vụ ăn uống:

Lău Hbqău =

Áp dụng công thức tổng quát chung để tính năng suất và hiệu quả lao động tại bộ phận kinh doanh dịch vụ ăn uống của Khách sạn quốc tế ASEAN trong 3 năm gần đây ta được kết quả tính toán như sau:

- Năng suất lao động bình quân của bộ phận kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Khách sạn quốc tế ASEAN qua các năm 2003,2004,2005 là:

Dău2003 Hlđău2003 = Nău2003 Thay số ta được: 5000 Hlđău2003 = = 172 (tr.đ/ người) 29 Tương tự ta có: Dău2004 5200 Hlđău2004 = = = 179(tr.đ/ người) Nău2004 29 Dău2005 5300 Hlđău2005 = = =189 (tr.đ / người) Nău2005 29

Qua việc tính toán số liệu ta có thể nhận xét về năng suất lao động trong bộ phận kinh doanh dịch vụ ăn uống của Khách sạn quốc tế ASEAN trong 3 năm vừa

qua là tương đối cao. Kết quả này có được là do bộ phận biết sắp xếp lao động một cách hợp lý, khoa học để không lãng phí sức lao động. Hơn nữa đội ngũ nhân viên làm việc tại bộ phận kinh doanh dịch vụ ăn uống của Khách sạn quốc tế ASEAN là một đội ngũ nhân viên được đào tạo rất tốt về chuyên môn nghiệp vụ cộng với sự làm việc nhiệt tình, chu đáo, có trách nhiệm nên hiệu quả lao động cao. Định mức sử dụng lao động tại bộ phận là rất thấp mặc dù số lượng công việc là rất nhiều. Tuy nhiên với năng suất lao động như trên thì mới chỉ tính cho số nhân viên làm việc chính thức tại khách sạn. Ngoài ra khách sạn còn có thêm một lượng nhân viên làm thêm giờ khá đông, song số nhân viên này chỉ làm việc khi khách sạn có tiệc cưới với số lượng khách quá đông còn bình thường thì chỉ sử dụng nhân viên chính thức của bộ phận. Với doanh thu cao trong khi đó số lượng lao động giảm đến mức có thể nên năng suất lao động của bộ phận kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Khách sạn quốc tế ASEAN là rất cao. Đây là dấu hiệu tốt mà khách sạn nên tiếp tục phát huy.

- Hiệu quả lao động bình quân của bộ phận kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Khách sạn quốc tế ASEAN qua các năm 2003,2004,2005.

Lău2003 Hbqău2003 = Nău2003 Thay số vào ta có: 1680 Hbqău2003 = = 57,93(tr.đ/ người) 29 Tương tự:

Lău2004 1800 Hbqău2004 = = = 62,07(tr.đ/người) Nău2004 29 Lău2005 2100 Hbqău2005 = = = 72,41 (tr.đ / người) Nău2005 29

Từ việc phân tích và đánh giá một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trong kinh doanh dịch vụ ăn uống của Khách sạn quốc tế ASEAN mấy năm gần đây có thể rút ra nhận xét chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh này là tương đối cao, góp phần quan trọng vào việc tăng doanh thu của khách sạn.

* Điểm mạnh của hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống của Khách sạn quốc tế ASEAN là:

- Khách sạn quốc tế ASEAN có kiến trúc đẹp, độc đáo với không gian in tĩnh, thoáng mát, gần đường giao thông thuận lợi cho khách đi lại. Đây là yếu tố rất hấp dẫn để thu hút khách, đặc biệt là khách quốc tế.

- Hệ thống phòng ăn của khách sạn tương đối rộng và cách bài trí đẹp, hợp lý với hai nhà hành: một nhà hàng Âu và một nhà hàng Á cùng một câu lạc bộ. Đây là điều kiện rất thuận lợi để khách sạn có thể đón và phục vụ các đoàn khách đông người như tiệc cưới, tiệc chiêu đãi….

- Khách sạn có đội ngũ nhân viên phục vụ bàn, bar với độ tuổi trung bình trẻ, phục vụ nhiệt tình, chu đáo cùng đội ngũ nhân viên bộ phận bếp có trình độ chuyên môn cao và rất yêu nghề.

- Số lượng sản phẩm dịch vụ ăn uống của khách sạn cũng tương đối đa dạng và phong phú với đủ loại món ăn từ món ăn Âu, Á đến các món đặc sản của các nước,

các vùng và theo mùa. Đặc biệt khách sạn luôn biết tạo ra cho mình những sản phẩm dịch vụ ăn uống mang tính riêng biệt, độc đáo tạo ấn tượng khó quên đối với khách hàng.

* Một số tồn tại trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống của Khách sạn quốc tế ASEAN .

Bên cạnh những điểm mạnh đã làm tăng doanh thu cho hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống của Khách sạn quốc tế ASEAN thì vẫn còn những tồn tại khó khăn mà khách sạn nên có những biện pháp khắc phục kịp thời:

- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho kinh doanh dịch vụ ăn uống có nhiều vật dụng đã cũ, lạc hậu, không còn phù hợp với cách phục vụ ngày càng văn minh và hiện đại theo yêu cầu của khách như hiện nay.

- Về đội ngũ nhân viên: trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, chủ yếu giao tiếp được bằng tiếng Anh còn các thứ tiếng khác hầu như rất ít hoặc không có đặc biệt là những người biết tiếng Trung Quốc rất ít trong khi đó thị trường khách của khách sạn lại chủ yếu là khách Trung Quốc. Bên cạnh đó phong cách phục vụ của nhân viên cong chậm và chưa mang tính tiêu chuẩn cao, từ đó dẫn đến chất lượng phục vụ thấp.

- Sản phẩm dịch vụ tuy phong phú, đa dạng nhưng chưa thật sự cải tiến kịp thời để phù hợp với nhu cầu thụ trường và nhu cầu của người tiêu dùng dịch vụ. Bên cạnh đó chất lượng các món ăn chưa đồng đều, cân đối và hình thức trang trí các món ăn chưa hấp dẫn.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÁCH SẠN VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG CỦA KHÁCH SẠN QUỐC TẾ ASEAN (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w