CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA THIẾT BỊ LỌC BỤI TĨNH ĐIỆN

Một phần của tài liệu XỬ lý KHÍ THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP lọc bụi tĩnh điện (Trang 25)

cực và ở dạng lỏng khi rửa điện cực bằng nước, do vậy thiết bị lọc bụi được chia ra: thiết bịlọc bụi khô và ướt.

3. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA THIẾT BỊ LỌC BỤI TĨNHĐIỆN ĐIỆN

3.1. Cấu tạo các đơn nguyên của thiết bịlọc bụi tĩnh điện

Phụ thuộc vào các điều kiện bảo quản, thành phần, nhiệt độ, áp suất, độ ẩm của khí, các tính chất vật lí, hóa học của bụi, yêu cầu mức độ làm sạch v.v… mà thiết bị cấu tạo lọc bụi điện có các kiểu khác nhau. Cấu tạo khác nhau của thiết bị lọc bụi điện gồm những điểm sau:

a- Vỏbọc thiết bịlọc bụi điện.

b- Sự phân bốkhí vào thiết bịvà dẫn khí sạch ra khỏi thiết bị. c- Điện cực quầng sáng, điện cực lắng.

d- Cơ cấu tách bụi khỏi điện cực.

e- Bộphận gom bụi, xảbụi từthiết bị lọc bụi điện. g- Hộp sứ cách điện đểlồng điện cực có điện áp cao.

Vỏ thiết bị được chế tạo từ thép lá, bê tông, gạch và các vật liệu khác tùy thuộc vào nhiệt độ và tính độc hại của khí. Khi cần thiết, vỏthiết bị lọc bụi điện có thể được bọc lớp cách điện.

Vỏcó thểcó dạng khối chữ nhật, khối trụ trong đó đặt điện cực quầng sáng, điện cực lắng.

Sự cấp khí cần lọc vào thiết bị cũng như xảkhí ra cần đảm bảo phân bố đều khí trong thiết bị. Các tiết diện của đườngống dẫn khí vào và xảkhí ra duy trì tốc độkhí~

20m/s đểtránh lắng bụi trong đường ống dẫn. Khi nối ống dẫn với thiết bị lọc cần nối với ống loe vàống dạng côn, đồng thời thay đổi tốc độ dòng thay đổi đều đặn đểduy trì tốc độ khí bụi trong thiết bị lọc có giá trị nhỏ. Khi thiết bị lọc gồm nhiều ngăn cần có hệthống van để điều chỉnh khí lọc qua mỗi ngăn.

Ở phần vào của thiết bị lọc đặt thiết bị chuyên dùng để đồng đều tốc độ trong thiết bị: thiết bị định hướng dòng, lưới phân bố tốc độ. Bộphận của thiết bị ảnh hưởng quyết định đến công tác của thiết bịlọc là các điện cực quầng sáng và điện cực lắng.

Cấu tạo các điện cực quầng sáng có thểnhẵn hoặc có các điểm nhọn phóng điện. Loại điện cực nhẵn bao gồm các loại: tiết diện tròn, vuông, hình sao, tiết diện băng.

Hình 4. Các dạng khác nhau của điện cực quầng sáng a–Loại nhẵn

b–Loại nhiều điểm phóng điện.

Điện cực quầng sáng có nhiều gai phóng điện, tại đó xảy ra sự phóng điện quầng sáng. Nếu thay đổi bước gai kim cùng chiều cao của nó có thể nhận được dòng điện quầng sáng xác định.

Thườngứng dụng điện cực quầng sáng dạng băng được dập có răng.

Điện cực lắng của thiết bị thường có dạng ống trụ tròn có đường kính ~ 200 – 300mm, chiều dài~3– 5m. Đôi khi sửdụng cácống có tiết diện vuông, sáu cạnh. Các điện cực lắng là tấm phẵng nhẵn đôi khi chỉ sử dụng trong thiết bị lọc ướt vì nếu dùng trong thiết bị lọc khô khi rung cơ học để tách bụi khỏi điện cực thì khó tránh khỏi bụi cuốn theo khí ra ngoài.

Đểtránh hiện tượng trên thêm và điện cực lắng các túi chứa hoặc máng chứa bụi. Bụi được lấy ra có thể ởdạng khô hoặc ướt.

Bụi được thải ở dạng khô bằng phương pháp rung hoặc búa gõ. Phần dưới của điện cực lắng được liên hệvới cơ cấu rung.

Hình 6. Hệthống búa gõ.

Chế độ làm việc của cơ cấu rung ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả lọc bụi của thiết bị lọc bụi điện.Ứng với mỗi điện trường xác định cần chọn chế độ rung và cường độ đập tối ưu. Như vậy sự rung không tiến hành đồng thời tất cả các cực lắng để tránh bụi bịcuốn ra ngoài.

Trong thiết bị lọc bụi ướt thải bui khỏi điện cực bằng phương pháp rửa liên tục hoặc định kì các điện cực.

Trong các hộp sứ cách điện để định hướng các điện cực quầng sáng. Các sứ cách điện làm việc trong điều kiện: nhiệt độcao, khí bụi, lực cơ học lớn đặc biệtở thời điểm rung động điện cực quầng sáng.

Phụthuộc vào điều kiện làm việc của thiết bị lọc bụi điện mà vật liệu cách điện có thểlà sứ, thạch anh, bakelit và các vật liệu cách điện khác.

Để ngăn ngừa bụi lắng bề mặt bên trong sứ cách điện có các lỗ để hút không khí vào. Khi làm sạch khíẩm hộp sứ cách điện được cách nhiệt và nung nóng bằng điện để tránh sự ngưng tụ hơitrên bềmặt sứ.

Hình 7. Trụ đỡ ống sứ bao điện cực của thiết bịlọc bụi tĩnh điện. a -ống sứ bao điện cực.

b–trụ đỡ ống sứ bao điện cực.

1.Trụ đỡ; 2.Nắp; 3.Mặt bích; 4.Vỏbọc; 5.Ống treo khung điện cực; 6.Đáy hộpống sứ bao điện cực; 7.Các lỗhút không khí.

Cực phóng được nối với điện cực âm có điện áp cao có thể lên đến 120kV, tạo điện trường rất mạnh làm cho điện cực phóng luôn luôn ở trạng thái phóng điện. Do đó, khi dòng khí mang bụi đi vào trong thiết bị thì hạt bụi (có kích lớn hay nhỏ, trung hòa hoặc không trung hòa)đi vào từ trường (âm) lập tức bị nhiễm điện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cực lắng là những tấm hoặc những ống bằng kim loại được nối với điện cực dương và nối đất.Nó là một điện cực trung hòa. Nó trung hòa điện tích của các hạt bụi bị nhiễm điện. Khi các hạt bụi bị nhiễm điện tiếp xúc với điện cực lắng lập tức mất hết điện tích và bám kín vào bề mặt của tấm điện cực lắng, tạo nên những mảng bụi lớn.

Khi lượng bụi bám đủ dày trên cực lắng, sẽ được định kì tháo ra ngoài bằng hệ thống búa gõ, gõ vào cực lắng tạo ra rung động mạnh (dùng phương pháp ướt, rửa bụi) và làm cho bụi rơi vào trong boongke chứa bụi.

Khí sau khi xửlí sẽ đi ra ngoài.

Một phần của tài liệu XỬ lý KHÍ THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP lọc bụi tĩnh điện (Trang 25)