Đặc điểm các đá phun trào

Một phần của tài liệu Đặc điểm và lịch sử phát triển bồn trầm tích cenozoi nam côn sơn (Trang 43)

Các đá phun trào được bắt gặp cả trong móng và trong các thành tạo trầm

tích Pliocene - Đệ Tứ. Tuf là dấu hiệu của đá phun trào được tìm thấy ở giếng

khoan 12C-1X, 12W-HA-1X, 12W-HH-1X, 94T-1X, 21S – 1X. Đá phun trào đã

gặp ở các giếng khoan bao gồm daxit, andesit, ryolit và đá mạch diaba (hình 3.12).

Daxit gặp ở giếng khoan 12C-1X tại độ sâu 4210m.Đá có kiến trúc porphia,

nền fenzit. Nền đá kết tinh đông cứng. Thành phần khoáng vật chủ yếu là Plagiocla,

chiếm 60% – 80%, trong đó đa số Plagiocla dạng vi tinh tự hình trong nền thạch

anh, số ít dạng ban tinh tự hình hình tấm với ranh giới bị hòa tan trong nền. Fenspat

Kali chiếm khoảng 20% dạng vi tinh tha hình. Theo tổng kết của công ty Conoco và PIDC, phía trên của các thành tạo phun trào này trong giếng khoan 12C-1X là các

đá xâm nhập granit. Như vậy, đá phun trào daxit có thể được hình thành vào giai

đoạn trước Cenozoi, cùng thời kỳ với các đá macma xâm nhập tạo cấu trúc bồn

trũng hoặc sau thành tạo macma xâm nhập.

Đá phun trào andesit tìm thấy trong giếng khoan 12W-HA-1X ở độ sâu

4308m đến 4314m. Đá có kiến trúc porphia (Hình 3.13). Các ban tinh gồm chủ yếu

là plagiocla chiếm 40%, orthocla chiếm 7 – 10%. Nền đá gồm plagocla, vụn núi lửa,

ít thạch, feldspar-Kali bị biến chất hoặc chlorite hóa. Ở một vài chỗ các khoáng vật

của nền có kiến trúc dòng chảy. Theo một số nhà địa chất, andesit nằm xen kẽ trong

hệ tầng Cau. Kiểm tra lại báo cáo kết quả phân tích mẫu sườn của giếng khoan

12W-HA-1X, tác giả thấy rằng giếng khoan kết thúc ở tầng andesite nên rất khó để

xác định sự xen kẽ của đá phun trào trong trầm tích. Theo tác giả, đá phun trào

andesit nằm dưới trầm tích Cenozoi và được hình thành vào trước giai đọan trầm

tích, xảy ra đồng thời hoặc ngay sau quá trình magma xâm nhập tạo móng và cấu

trúc bồn trũng.

Ryolit gặp ở giếng khoan 94-T-1X lô 133 tại độ sâu 2870 – 3000m. Đá có

cấu tạo khối, kiến trúc porphia nền fenzit và sferolit.Ban tinh chiếm 5% - 10% bao

41

trình hòa tan đông cứng của nền. Nền chiếm 90% - 95% bao gồm thạch anh và fenspat kali dạng vi tinh, tha hình, đôi chỗ gặp khoáng vật thứ sinh sericit,

kaolinit, clorit.

Trên các lát cắt địa chấn đi qua các miền dị thường từ tần số cao (lô 03, 04)

có thể nhận thấy rõ được các hoạt động phun trào Pliocene - Đệ Tứ. Hoạt động

phun trào này diễn ra với một áp lực khá mạnh từ dưới sâu tạo ra các thể phun trào hình chảo úp trong trầm tích Pliocene - Đệ Tứ, phá hủy thế nằm của các vỉa theo

một dải thẳng đứng (Hình 3.14). Khí xâm tán kèm theo nạp vào các thân cát, được

nhận biết bởi các dị thường biên độ kiểu điểm sáng trong các lát cắt trầm tích.

Hình 3.12. Đá mạch diaba, kiến trúc dạng ofit định hướng

42

Hình 3.13. Ảnh chụp mẫu lát mỏng của đá phun trào Andesite tại giếng khoan 12W-HA-1X

Ảnh 1: Mẫu sườn số 2 giếng khoan 12 W–HA–1X, độ sâu 4308m

Andesite: Ban tinh gồm plagiocla (pl), một vài octhocla (Or),

thạch anh (Q).

Nền gồm vi tinh plagiocla, octhocla, thủy tinh vụn núi lửa bị phong

hóa mạnh tới pelit, clorit

Ảnh chụp dưới kính hiển vi điện tử, phóng đại 70 lần

Ảnh 2: Mẫu sườn số 2 giếng khoan 12 W–HA–1X, độ sâu 4308m

Andesite: Đá có kiến trúc porphia gồm ban tinh plagiocla (pl), thạch anh

(Q), nền phong hóa tới pelit, clorit, khoáng vật opaque.

43

Hình 3.14. Hình ảnh đá phun trào dạng cột khí biểu hiện trên mặt cắt địa chấn qua lô 134

Lô - GK Độ sâu Tuổi Lọai đá macma

Lô 04.3

Móng trước KZ

Granit - Granodiorit

Lô 05.1 Granit – Granodiorit – Granit pocphia

Lô 06 Granit

Lô 10 Granit

Lô 11 Granit pocphia

Lô 12 Granit – Granodiorit Lô 28, 29 Diorit thạch anh

DH-1X 3311 - 3338 Granodiorit Mia-1X 2411 - 2417 Granit pocphia 06A-1X 4180 - 4202 Granodiorit Dua-1X 4013 - 4049 Granit 12B-1X 3914 - 3948 Granit 12C-1X 3612 - 3657 Granit

44

29A-1X 1472 – 1475 Diorit thạch anh

20PH-1X 3452 - 3512 Oligocen Diaba 12C-1X 3482 - 3612 Diaba 94T-1X 2870 - 3000 Đá phun trào Ryolit 12C-1X 4200 Daxit 12W-HH- 1X 4308 - 4314 Andesit

Bảng 3.2. Tổng kết thành phần magma của các giếng khoan và các lô trong bể

Nam Côn Sơn

Một phần của tài liệu Đặc điểm và lịch sử phát triển bồn trầm tích cenozoi nam côn sơn (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)