Xuất thuật toán cải tiến cho giao thức định tuyến AOD

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án Nghiên cứu nâng cao hiệu năng giao thức định tuyến cho mạng MANET (Trang 25)

Đây là kết quả chính và quan trọng của luận án, từ việc đưa ra mô hình tác tử FA, BA tương tự như trường hợp của DSR và đưa ra đề xuất cải tiến cho giao thức định tuyến AODV. Tác giả đã đề xuất các thuật toán cải tiến MAR-AODV và MAR2-AODV trên cơ sở cải tiến thuật toán định tuyến AODV. Tương tự như cải tiến cho giao thức DSR, tác giả sử dụng tác tử trong việc thu nhận thông tin và tính toán giá trị trọng số tình trạng nút theo tham số tình trạng tắc nghẽn, trong đó đề xuất hàm tính toán trọng số Wsd (3.6) dựa vào tham số tắc nghẽn CP, trong đó sử dụng hàm (3.8) để tính CP cho thuật toán cải tiến MAR-AODV. Đối với thuật toán cải tiến MAR-AODV, kết quả của thuật toán cải tiến tốt hơn AODV trong trường hợp mật độ lưu lượng trung bình trong khoảng từ 40% đến 80%. Như vậy trong khoảng mật độ lưu lượng này, tỷ lệ phát gói tin thành công của MAR-AODV cao hơn AODV và kết quả này được công bố tại công trình số (3) cũng như trình bày trong mục 3.3.2.2 Chương 3. Từ cải tiến MAR-AODV đã đề xuất, tác giả đánh giá các ưu nhược điểm và đề xuất thêm tham số về số nút láng giềng trong hàm trọng số Wsd theo hàm (3.9) để tính CP cho thuật toán cải tiến MAR2-AODV. Kết quả mô phỏng và đánh giá cho thấy, MAR2-AODV cho hiệu quả tốt hơn MAR-AODV và AODV như đã được đánh giá chi tiết trong mục 3.3.3 và 3.4.1 Chương 3 và kết quả được công bố tại công trình số (5).

24

Với việc đề xuất các thuật toán cải tiến như trên, kết quả mô phỏng và đánh giá các thuật toán đề xuất cho thấy rằng việc tích hợp tác tử vào điều khiển định tuyến đã mang lại hiệu quả khi áp dụng trong trường hợp mật độ lưu lượng trên toàn mạng ở mức trung bình và trung bình cao, đó cũng là khoảng mật độ lưu lượng hệ thống mạng thường sử dụng và chiếm tỷ lệ sử dụng cao trong thực tế đặc biệt là các hệ thống mạng không dây như MANET. Đây là một kết quả có ý nghĩa khoa học và thực tiễn để hướng đến cải tiến các giao thức định tuyến hoặc chuẩn hóa các giao thức định tuyến trong các trường hợp áp dụng này. Để đánh giá tính tin cậy của thuật toán cải tiến cũng như kết quả mô phỏng, tác giả đã thực hiện các kịch bản mô phỏng khác nhau với số nguồn phát khác nhau để đánh giá xác suất gói tin rơi cũng như thông lượng, mô phỏng nhiều lần để thống kê giá trị trung bình các kết quả và đã chứng minh được các thuật toán đề xuất cho kết quả tin cậy và khách quan, các kết quả này được trình bày chi tiết trong mục 3.3.1 và 3.3.2 của Chương 3.

Hướng phát triển của đề tài luận án

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện nghiên cứu của đề tài luận án, nghiên cứu sinh tiếp nghiên cứu các hướng cải tiến cho DSR và AODV để nâng cao hiệu quả thực thi của giao thức định tuyến đó trong các trường hợp khác nhau. Trong đó, tác giả tiếp tục nghiên cứu tích hợp tác tử vào giao thức cải tiến DSR, AODV ở mức thông minh hơn với khả năng phán đoán dựa trên các thông tin và trọng số tính toán. Nghiên cứu kết hợp các cải tiến giao thức định tuyến của lớp bài toán này để có thể tổng quát hóa một mô hình hiệu quả hơn hướng đến tăng hiệu năng của mạng MANET; nghiên cứu thay đổi tham số CP phù hợp với các trường hợp mật độ lưu lượng khác nhau để tối ưu hơn việc chọn đường đi và áp dụng trong thực tế; có thể chuẩn hóa các giao thức với những cải tiến đã đưa ra để tăng hiệu quả của giao thức áp dụng góp phần nâng cao hiệu năng của mạng MANET.

25

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN

(1) Cung Trọng Cường, Võ Thanh Tú, Nguyễn Thúc Hải (2012), Một giải pháp nâng cao hiệu quả của giao thức định tuyến AODV sử dụng tác tử di động,Kỷ yếu hội thảo Quốc gia về Công nghệ thông tin lần thứ 15, Hà Nội, 2012, pp.180-184

(2) Cung trọng Cường, Võ Thanh Tú, Nguyễn Thúc Hải (2013) Một giải pháp cải tiến định tuyến DSR dựa trên tác tử di động trong mạng MANET, Tạp chí Tin học và Điều khiển học, T.29, S.1, 2013, pp.31- 42

(3) Cung Trong Cuong, Vo Thanh Tu, Nguyen Thuc Hai (2013) MAR- AODV: Innovative Algorithm in MANET based on Mobile Agent, 27th International Conference on Advanced Information Networking and Applications Workshops (AINA-2013), Bacerlona, Spain, 2013, pp.62- 66

(4) Cung Trọng Cường, Võ Thanh Tú, Nguyễn Thúc Hải (2013), Đánh giá giải pháp cải tiến giao thức định tuyến theo yêu cầu sử dụng công nghệ tác tử, Fundamental and Applied IT Research (FAIR), 2013, pp.97-101

(5) Cung Trọng Cường, Nguyễn Thúc Hải, Võ Thanh Tú (2014), Một thuật toán cải tiến sử dụng tác tử di động nâng cao hiệu quả giao thức định tuyến AODV, Chuyên san Các Công trình Nghiên cứu, Phát triển và Ứng dụng Công nghệ Thông tin và Truyền thông, tạp chí Công nghệ Thông tin và Truyền thông Kỳ 3, Số 11 (31), Tập V-1, 2014, pp.51-58

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án Nghiên cứu nâng cao hiệu năng giao thức định tuyến cho mạng MANET (Trang 25)