NỘI DUNG
6.1. Sữa đậu nành
Nam và Trung Hoa. Ngày nay sữa đậu nành cũng được dùng làm thực phẩm cho trẻ em khắp thế giới.Người Việt có rất nhiều món ăn được chế biến từ đậu nành. Làm đậu phụ cũng khá đơn giản. Ngâm đậu cho mềm, xay nhỏ thành sữa, nấu chín để chất đạm đặc lại rồi cho vào khuôn ép ráo nước.
6.2. Tương đậu nành
Tương được làm ở nhiều nơi, nhưng nổi tiếng là tương làng Bần.
Tương là một thứ nước chấm làm từ đậu nành, nếp, muối, ủ theo một quy cách nhất định. Tương được làm thành nhờ tác dụng của vi sinh vật, rất giàu chất đạm thực vật nên vừa bổ vừa dễ tiêu.
Làng Bần tức là làng Bần Yên Nhân, thuộc Mỹ Hào, Hưng Yên, cách thủ đô Hà Nội khoảng 12 km. Dân làng Bần có truyền thống làm tương từ lâu đời. Tương được làm vào khoảng tháng 5, tháng 6,
khi có nắng để phơi tương cho mau lên men và ủ cho khỏi mốc. Quy trình chế biến khá phức tạp, nhưng đã trở thành quen thuộc với người dân nơi đây. Khoảng ba tháng sau là có được những hũ tương ngon tuyệt để bán cho khách hàng khắp mọi nơi tìm đến. Tương là món ăn quen thuộc với dân tộc ta, từ vua chúa cho đến thứ dân. Xưa kia, ở miền quê mỗi gia đình thường tự làm lấy hoặc mua một hũ tương để dùng quanh năm.
6.3. Đậu phụ
Đậu phụ (đậu hũ) là một món ăn dân dã của người dân một số quốc gia Đông Á như Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đậu phụ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Món này có nhiều cách gọi: đậu khuôn ở miền Trung và đậu hũ ở miền Nam. Đậu phụ là món ăn có thể giúp phòng chống xơ vữa động mạch, cũng thường được làm món ăn chay cho những người theo đạo Phật.
Nguyên liệu làm đậu phụ là hạt đậu nành, được xay lên rồi ngâm vào nước. Tinh bột chảy vào nước thành hình dáng theo người làm tự tạo, bả được lọc ra ngoài. Các hình dáng thường thấy là hình vuông, tròn hay chữ nhật dài.
Hình 5: Đậu phụ Hình 4: tương hột
Khi sản phẩm hoàn thành thì có thể sơ chế thêm, như cắt thành hình chữ nhật rán với dầu thành một màu vàng bọc ngoài thêm gia vị là thành một món ăn. Nếu không rán thì có thể cắt lát làm thêm phần phụ trong nồi canh rau hay cá.
6.4. Tempêh
Đây là món ăn của người Indonesia, làm toàn bằng đậu nành để lên men với nấm Rhizopus oligosporus, đổ khuôn thành từng bánh. Khi ăn, cắt từng miếng rồi chiên hoặc bỏ lò.
6.5. Miso
Đây là món ăn của người Nhật, nhưng có nguồn gốc từ Trung Hoa, được một nhà truyền giáo Nhật qua đó thấy ngon, bắt chước rồi mang về nước mình phổ biến.
Miso chỉ là cơm để lên men trộn lẫn với bột đậu nành pha muối nấu chín. Tiếp tục để lên men khoảng một tuần nữa rồi nghiền nát thành bột nhão. Miso được ăn chung với súp, rau, phết lên dưa gang hoặc ăn với mì thay cho nước xốt thịt.
6.6. Natto
Món ăn này được chế biến bằng cách dùng hạt đậu nành nấu chín rồi để lên men với nấm Bacillus natto. Natto ăn chung với xì dầu và mù tạt
7. Một số thực phẩm chức năng từ đậu nành 7.1. Đạm đậu nành-Soy Protein
Khối lượng: 480g/hộp
Thành phần: Thành phần chính của thực phẩm chức năng đạm đậu nành Soy Protein gồm: Soy isoflavone (Protein đậu nành cô đặc và chiết suất Isoflavone),
Fructose, Canxi (Tricalcium phosphate), Xanthan gum, chiết xuất đu đủ và dứa. Hình 6: Tempeh
Công dụng: Sử dụng thực phẩm chức năng đạm đậu nànhSoy Proteinhằng ngày giúp:
+ Giảm nguy cơ tim mạch.
+ Bổ sung nhiều Protein, không chất béo, không cholesterol.
+ Giúp chuyển đổi cơ mỡ thành cơ nạc, thích hợp cho vận động viên thể hình, người ăn kiêng dùng cho bữa sáng.
Cách dùng: Pha một muỗng thực phẩm chức
năng Soy Protein đạm đậu nành(16g) với 240ml
nước, nước trái cây, sữa hoặc các loại đồ uống khác. Uống từ 1-2 lần/ngày.
Đối tượng sử dụng: dùng cho mọi đối tượng. 7.2. Vision Medisoya
Số lượng: 60 viên/ lọ
Thành phần: Trong một viên nang chứa:
+ Isoflavone đậu lành: 100mg.
+ Vitamin D2, 850000 ME/g: 0,118 mg (tương ứng với 100ME vitamin D2)
+ Vitamin D3, 100000 ME/g: 1 mg (tương ứng với 100ME vitamin D3)
+ Hydrophosphate calcium: 410mg.
+ Trong đó lượng calcium: 95mg.
+ Phosphorus: 78mg.
Tác dụng Vision Medisoya:
+ Tốt cho bệnh loãng xương.
+ Hỗ trợ bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, thiếu máu tim cục bộ, bệnh cao huyết áp.
+ Tốt cho hệ thần kinh và tinh thần, tăng tính nhảy cảm.
+ Tăng sức đề kháng với các bệnh nhiễm khuẩn.
+ Tốt cho hệ sinh lý nữ.
+ Cân bằng tâm hồn.
Chống chỉ định: Những người mẫn cảm đối với các thành phần có trong
CBSDD.
Hình 9: Vision Medisoya
Cách thức sử dụng: Người lớn uống ngày 2 lần, 1 viên Vision Medisoya/lần
trong khi ăn.
7.3. Thực phẩm chức năng Sắc ngọc khang
Số lượng: 60 viên/hộp
Thành phần
+ Tinh chất đậu tương: 150mg
+ Tinh chất nhung hươu: 50mg
+ Quy râu: 70mg + Ngưu tất: 70mg + Thục địa: 70mg + Ích mẫu: 70mg + Dầu gấc: 10mg + L-cystine: 300mg + Các thành phần khác vừa đủ 1 viên Công dụng + Làm giảm các vết nám, tàn nhang. + Giúp da hồng hào, mịn màng.
+ Cải thiện các triệu chứng giai đoạn mãn kinh
Liều dùng và cách dùng
- Ngày uống 2 lần x 3 viên, trước khi ăn 60 phút.
- Ngưng sử dụng khi có kinh nguyệt, hết kinh lại sử dụng trở lại
Đối tượng sử dụng
Hình 10: Thực phẩm chức năng Sắc ngọc khang
- Mọi đối tượng trên 18 tuổi (Cả nam và nữ)
- Không dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ sau sinh 6 tháng là có thể sử dụng
Thận trọng
- Phụ nữ bị u xơ tử cung, u nang buồng trứng - Người bị bướu cổ
7.4. Thực phẩm chức năng Bảo xuân Số lượng: Hộp 3 vỉ x 10 viên Thành phần: + Tinh chất mầm đậu nành: 200 mg + Collagen tự nhiên: 50mg + Nhân sâm: 100mg + Lô hội: 20mg + Xuyên khung: 20mg + Bạch thược: 30mg + Thục địa: 40mg + Đương quy: 40mg Công dụng:
+ Giúp cải thiện các triệu chứng do thiếu hụt nội tiết tố Estrogen ở phụ nữ: Khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục, tích mỡ bụng, xuống sắc, bốc hỏa, mất ngủ, loãng xương.
+ Hạn chế lão hoá, giảm nếp nhăn trên da, chống nám, giúp da căng đẹp mịn màng, sắc mặt hồng hào, tươi nhuận.
Hình 11: Thực phẩm chức năng Bảo xuân
Đối tượng sử dụng:
+ Nữ giới chức năng sinh lý giảm sút, khô âm đạo
+ Nữ giới tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh có các triệu chứng: da nhăn, sạm, nám, sắc mặt không tươi nhuận, tóc khô xơ, dễ rụng, bốc hỏa, mất ngủ, tích mỡ bụng, loãng xương.
8.Liều lượng khuyến cáo sử dụng đậu nành
Các cơ quan quản lý thuốc, Cục Thuốc và Thực phẩm (FDA) của Mỹ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng không hề có khuyến cáo nào về việc sử dụng đậu nành.
Tuy nhiên chỉ ăn uống đúng liều lượng, mỗi ngày khoảng 200 ml sữa tương đương 20g đậu, tối đa 50g, không nên dùng nhiều hơn. Vì bên cạnh những lợi ích, đậu nành cũng có nhiều tác dụng phụ, không có lợi cho sức khỏe ở một số người. Chỉ nên sử dụng đậu nành đã được nấu chín vì trong hạt đậu nành sống có chất soyin (albumin độc tính)... có thể gây bướu cổ, tổn thương gan, kiềm chế cơ thể phát triển. Các độc tố này rất dễ phá huỷ nếu bị xử lý bằng nhiệt.
KẾT LUẬN