Xuất một số giải pháp bảo tồn chi mở khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần loài chim ở khu BTTN Côpia - Thuận Châu tỉnh Sơn La (Trang 39)

VIII. HỌ RẼ QUẠT Monarchidae

4.4.xuất một số giải pháp bảo tồn chi mở khu vực nghiên cứu

Qua khảo sát điều tra tổng thể điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội và hiện trạng tài nguyên chim ở khu bảo tồn thiên nhiên Côpia - Thuận Châu – Sơn La chúng tôi tổng kết và đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng chim như sau:

- Giải pháp cấp thiết là tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân.

Cụ thể như sau:

a.Giáo dục nâng cao nhận thức người dân.

Tài nguyên chim ở đây chưa được đánh giá đúng tầm quan trọng của nó dẫn đến tình trạng chưa xuất hiện khái niệm bảo tồn loài chim ở khu vực điều tra. Thường người ta mới chỉ chú trọng đến việc bảo tồn các loài cây gỗ quý hiếm và động vật quý hiếm. Điều này thể hiện qua việc người dân có thể bán các loài chim đánh bẫy được tại chợ thị trấn Thuận Châu hoặc đem bán dọc đường một cách ngang nhiên mà không có sự can thiệp nào của cơ quan chức năng. Nguyên nhân của tình trạng này là do trình độ dân trí thấp nên những hiểu biết về tài nguyên rừng trong đó có tài nguyên chim còn nhiều hạn chế. Để phát triển bền vững tài nguyên chim ở đây thì cách tốt nhất và hiệu quả nhất là phát triển theo hướng có sự tham gia của người dân. Để có thể phát triển theo hướng này trước hết cần làm cho người dân hiểu được giá trị nhiều mặt của tài nguyên chim. Vì vậy tiến hành tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân trong và xung quanh khu bảo tồn về giá trị nhiều mặt của chim là một vấn đề cấp thiết đang được đặt ra.

Các hình thức giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân là:

- Đối với người dân nên chọn phương pháp tuyên truyền giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, ti vi, panô, áp phích và các phương tiện tuyên truyền giáo dục khác.

- Đối với thanh thiếu niên, học sinh, tầng lớp có vai trò lớn trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường thì cần đưa nội dung giáo dục môi trường vào các trường học, tuỳ theo lứa tuổi, cấp học để in những tài liệu tranh ảnh cho phù hợp.

- Ngoài ra thông qua các hội nghị thôn bản đưa nội dung giáo dục môi trường vào nghị quyết của hội đồng nhân dân các cấp, xây dựng các hương ước, quy ước của thôn bản về quản lý bảo vệ rừng và quản lý bảo vệ tài

nguyên chim.

b.Giải pháp phát triển kinh tế cộng đồng

Khu bảo tồn thiên nhiên Côpia nằm trên địa bàn các xã: Chiềng Bôm, Co Mạ, Long Hẹ, Nậm Lầu. Đời sống vật chất thiếu thốn là nguyên nhân của nhiều tệ nạn xã hội, đáng quan tâm là tệ nạn chặt phá rừng bừa bãi và hàng năm hiện tượng cháy rừng vẫn xảy ra, trong khu bảo tồn nhiều hộ gia đình vẫn thiếu ăn quanh năm. Các bản nghèo chủ yếu là địa bàn sinh sống của các dân tộc Mông, Thái, Kháng... với những phong tục còn lạc hậu. Đói ăn đi đôi với chặt phá rừng, mất rừng các suối nước cạn khô, thiếu nước tưới tiêu cho đồng ruộng và lại thiếu ăn.

Như vậy tình trạng thiếu ăn của con người sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả trong đó đáng kể là nạn phá rừng làm mất môi trường sống của nhiều loài, đặc biệt với chim thì rừng là nơi kiếm mồi, nơi làm tổ của hầu hết các loài chim. Do đó để bảo tồn chim phải bảo vệ môi trường sống của chúng. Để bảo vệ môi trường sống của chim mà cụ thể là bảo vệ rừng thì cách tốt nhất là khắc phục đói nghèo, từng bước cải thiện đời sống vật chất của cộng đồng dân cư nơi đây. Phát huy các thế mạnh của địa phương như:

+ Phát triển du lịch sinh thái của địa phương. + Phát triển đàn gia súc chăn thả dưới tán rừng.

+ Phát triển nghành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc để tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có như: ngô, sắn...

PHẦN V

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần loài chim ở khu BTTN Côpia - Thuận Châu tỉnh Sơn La (Trang 39)