Từ những kết quả nghiên cứu trên chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1.Tỡnh hình chăn nuôi, công tác vệ sinh,chăm súc, phũng trị bệnh cho lợn tại địa phương là khá tốt.
2. Lợn con tại xã có tỷ lệ mắc tiêu chảy cao nhất vào giai đoạn 8 – 14 ngày tuổi (16,12%) và thấp vào giai đoạn lơn 22 -28 ngày tuổi (6,89%).
3. Trong thời gian thực tập tại địa phương, qua theo dõi trong 3 tháng 2, 3, 4 chúng tôi thấy:Thỏng 3 là tháng có tỷ lệ lợn con tiêu chảy nhiều nhất (31,57%) còn thấp nhất là tháng 4 (19,60%).
4. Lợn con theo mẹ bị chết nhiều nhất vào giai đoạn 1 – 7 ngày tuổi (9,09%) và chết ít nhất vào giai đoạn 22 – 28 ngày tuổi (0%).
5. Lợn nuôi tại các hộ trong xã khi bị tiêu chảy thường có triệu chứng, bệnh tích như sau:
Lợn con ủ rũ, mệt mỏi, chậm chạp (90%); tiêu chảy phõn loóng, trắng, vàng, tanh khắm, đi nhiều lần trong ngày (100%); Gầy, sút cân (100%); thân nhiệt bình thường hoặc không sốt (80%); giảm ăn, bỏ ăn (80%); thở nhanh, yếu (50%), ngoài ra còn một số triệu chứng thường thấy như sau: Da khô, niêm mạc nhợt nhạt (50%); lụng xự (60%); mắt lõm sâu (50%).
Bệnh tích: Xác chết gầy, phân bết đầy lông và hậu môn; da khô, niêm mạc nhợt nhạt; dạ dày chứa đầy thức ăn chưa tiêu hóa; chất chứa màu trắng xám, vàng, lổn nhổn, mùa chua; ruột non căng phồng chứa đầy hơi, niêm mạc viêm cata nhẹ; hạch lâm ba màng treo ruột bị xung huyết, xuất huyết. Tim to, cơ tim mềm, bàng quang chứa đầy nước tiểu.
6. Giai đoạn lợn con sơ sinh đến 15 ngày tuổi bị tiêu chảy thỡ nờn dựng kháng sinh Genta-Costrim và lợn con giai đoạn từ 15 đến 28 ngày tuổi bị tiêu chảy thỡ nờn dựng kháng sinh Marfluquyl để điều trị là tốt nhất.