Lập và giao kế hoạch thu BHXH, BHYT.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH Ở CƠ QUAN BHXH QUẬN HAI BÀ TRƯNG HÀ NỘI (Trang 28 - 37)

* BHXH huyện căn cứ vào Danh sách lao động quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị tham BHXH, BHYT do BHXH huyện quản lý, thực hiện kiểm tra đối chiếu, tổng hợp và lập 2 bản kế hoạch thu BHXH, BHYT năm sau (Theo mẫu số 4-KHT) 01 bản lưu tại BHXH huyện, 01 bản lưu tại BHXH tỉnh trước ngày 20/10.

* BHXH tỉnh căn cứ danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu, thực hiện kiểm tra đối chiếu, lập kế hoạch thu BHXH, BHYT năm sau (theo mẫu 4-KHT). Đồng thời tổng hợp kế hoạch thu BHXH, BHYT của BHXH các huyện lập 02 bản (theo mẫu số 5-KHT), 01 bản lưu tại tỉnh, 01 bản gửi BHXH Việt Nam trước ngày 31/10.

* BHXH Việt Nam căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm của BHXH các địa phương và tình hình phát triểm kinh tế xã hội, căn cứ kế hoạch thu BHXH, BHYT do BHXH các tỉnh và BHXH khối lực lượng vũ trang lập, giao số kiểm tra về thu BHXH, BHYT cho BHXH các tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ trước ngày 15/11 hàng năm.

* Căn cứ số kiểm tra của BHXH Việt Nam giao, BHXH tỉnh đối chiếu với tình hình trên địa bàn, BHXH khối Lực lượng vũ trang đối chiếu với quân số sĩ trang, quân nhân chuyên nghiệp hưởng lương, hạ sĩ quan và binh sĩ hưởng phụ cấp đang quản lý nếu chưa phù hợp thì phản ánh về BHXH Việt Nam để xem xét điều chỉnh.

* BHXH Việt Nam tổng hợp số thu BHXH, BHYT trên toàn quốc trình Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam phê duyệt để giao dự toán thu BHXH, BHYT cho BHXH tỉnh và BHXH Lực lượng vũ trang trong tháng 1 năm sau.

* BHXH tỉnh căn cứ dự toán thu BHXH, BHYT của BHXH Việt Nam giao, tiến hành phân bổ dự toán thu BHXH, BHYT cho các đơn vị thuộc BHXH tỉnh và BHXH huyện trước ngày 15/01 của năm kế hoạch.

4.4. Quản lý tiền thu BHXH, BHYT.

* Thu BHXH, BHYT bằng hình hức chuyển khoản, trường hợp cá biệt phải thu bằng tiền mặt thì cơ quan BHXH phải nộp tiền vào trong ngân hàng ngay trong ngày.

* Không sử dụng tiền thu BHXH, BHYT để chi cho bất cứ việc gì, không được áp dụng hình thức gán thu bù chi tiền BHXH, BHYT đối với các đơn vị. Mọi trường hợp thoái thu, truy thu BHXH để cộng nối vào thời gian công tác chỉ được thực hiện khi có sự chấp thuận bằng văn bản của BHXH Việt Nam.

* Chậm nhất vào ngày cuối tháng, cơ quan đơn vị quản lý đối tượng phải nộp đủ tiền đã xác định vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH nơi đăng ký tham gia BHXH, BHYT. Nếu chậm nộp từ 30 ngày trở lên so với kỳ hạn phải nộp thì ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật xử phạt hành chính về BHXH, cơ quan, đơn vị phải nộp tiền lãi theo mức lãi xuất tiền vay quá hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm truy nộp. BHXH tỉnh, huyện có quyền yêu cầu kho bạc, ngân hàng trích từ tài khoản cơ quan, đơn vị chuyển vào tài khoản của cơ quan BHXH khoản tiền phải nộp BHXH (kể cả tiền lãi do chậm nộp) mà không cần có sự chấp nhận thanh toán của cơ quan, đơn vị.

* BHXH huyện chuyển tiền thu BHXH, BHYT về tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh vào ngày 10 và ngày 25 hàng tháng. Riêng tháng cuối năm chuyển

toàn bộ số tiền thu BHXH, BHYT của huyện về BHXH tỉnh trước 24 giờ ngày 31/12.

* Hàng tháng BHXH tỉnh chuyển tiền thu BHXH, BHYT về tài khoản chuyên thu của BHXH Việt Nam vào các ngày 10, 20 và ngày cuối tháng. Nếu số dư trên tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh vượt quá 5.000.000.000 (năm tỷ) thì BHXH tỉnh phải chuyển bổ sung ngay về BHXH Việt Nam. Riêng tháng cuối năm chuyển hết số tiền thu BHXH, BHYT của tỉnh về BHXH Việt Nam trước 24 giờ ngày 31/12.

4.5. Chế độ thông tin báo cáo.

* BHXH huyện.

- Lập sổ theo dõi đối chiếu thu nộp BHXH (mẫu S03-BH), sổ chi tiết thu BHXH (mẫu S53-BH) và báo cáo tháng (mẫu 6-BCT), quý, năm (mẫu 7-CBT).

- Thời gian gửi báo cáo: Báo cáo tháng trước ngày 22 hàng tháng, báo cáo quý trước ngày 15 đầu quý sau; báo cáo năm ngày 20 tháng 1 năm sau.

- Địa điểm gửi BHXH tỉnh. * BHXH tỉnh.

- Lập sổ theo dõi đối chiếu thu nộp BHXH (mẫu S03-BH), sổ chi tiết thu BHXH (mẫu S53-BH) và báo cáo tháng (mẫu 6-BCT), quý, năm (mẫu 7-CBT; 8- BCT).

- Thời gian gửi báo cáo: Báo cáo tháng trước ngày 25 hàng tháng; báo cáo quý trước ngày 25 tháng đầu quý sau; báo cáo năm trước ngày 31 tháng 01 năm sau.

- Địa điểm gửi: BHXH Việt Nam. * BHXH Việt Nam.

- Định kỳ hàng quý, năm báo cáo tình hình số liệu thu BHXH, BHYT, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, Phiếu KCB với Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền.

4.6. Hướng dẫn ghi chép một số mẫu thu BHXH.

Các mẫu biểu liên quan trong công tác thu gồm nhiều mẫu và đòi hỏi phải chính xác trong việc ghi chép các số liệu trong mẫu biểu. Do vậy các số liệu và cách ghi chép là phải đúng để cho các cán bộ quản lý đơn vị lên làm việc với cán bộ trong cơ quan BHXH nhanh chóng và chính xác để không mất nhiều thời gian. Nên việc hướng dẫn ghi các mẫu biểu là công việc rất quan trọng.

Hướng dẫn ghi chép: Danh sách lao động và quỹ lương trích nộp BHXH (Mẫu biểu C45A-BH).

Biểu này thực hiện khi đơn vị đăng ký tham gia BHXH lần đầu và sau đó định kỳ tháng 12 hàng năm phải lập lại theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Các trường hợp tăng mới trong năm cũng phải lập bổ sung biểu này.

Cách ghi như sau:

Cột 1- Số thứ tự gốc: ghi theo số tự nhiên, trong năm được coi là mã số của từng người lao động.

Cột 2 – Họ và tên: ghi họ và tên của người lao động theo hồ sơ gốc phù hợp với chứng minh nhân dân, hộ khẩu.

Cột3, 4 – Ngày tháng năm sinh: ghi ngày tháng năm sinh theo hồ sơ gốc phù hợp với chứng minh nhân dân, hộ khẩu, nam ghi ở cột 3, nữ ghi ở cột 4.

Cột 5 – Số sổ BHXH: ghi theo số sổ BHXH đã được cấp.

Cột 6 – Chức vụ, nghề nghiệp: ghi rõ chức danh nghề nghiệp hiện tại đang đảm nhận.

Cột 7 – Tiền lương cơ bản: ghi tiền lương cơ bản. Nếu đơn vị áp dụng hệ thống thang bảng lương Nhà nược quy định thì ghi theo hệ số lương được xếp, nếu

lương ghi trong hợp đồng lao động. Chú ý: mức lương thu BHXH không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định

Cột 8, 9 – Các khoản phụ cấp: ghi các khoản phụ cấp nếu có phải nộp BHXH theo quy định. Cách ghi tương ứng cột 7.

Cột 10 – Tổng số: ghi tổng số tiền phải đóng BHXH 1 tháng.

Cột 11 – Quỹ hưu trí, trợ cấp: ghi số tiền phải đóng BHXH 20% (hoặc 15%) cho quỹ hưu trí, trợ cấp.

Cột 12 – Khám chữa bệnh: ghi số tiền phải đóng BHXH 3% cho quỹ khám chữa bệnh.

Cột 13 – Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu: ghi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ( Có trong danh mục các cơ sở khám chữa bệnh được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu cho người có thẻ khám chữa bệnh).

Cột 14, 15 – Thời hạn sử dụng thẻ: ghi thời hạn sử dụng khám chữa bệnh (Cột này do cơ quan BHXH ghi).

Cột 16 – Ghi chú: sử dụng để ghi các ghi chú cần thiết như người chưa có thẻ đề nghị cấp mới (tăng mới), người đi nước ngoài, người đang nghỉ thai sản… tương ứng từng mục đối tượng đăng ký đóng BHXH.

Mục I: Kê khai những người đóng đủ cả hai quỹ (thu 23%).

Mục II: Kê khai những người chỉ đóng hưu trí, trợ cấp (Lao động ở nước ngoài không phải đi hợp tác lao động và vẫn hưởng tiền lương ở trong nước).

Mục III: Kê khai những người chỉ đóng quỹ khám chữa bệnh (lao động nghỉ thai sản, nghỉ ốm dài ngày, nghỉ chờ không hưởng lương mà chưa trả lại thẻ khám chữa bệnh).

Dòng cộng: Là tổng số theo từng cột trong một mục. Dòng tổng cộng: Là tổng cộng theo cột của các mục.

-Mẫu này thống nhất lập trên khổ giấy A3 và ghi đầy đủ các thông số đã hướng dẫn.

-Trường hợp đơn vị lần đầu tiên tham gia BHXH lập kèm theo biểu này và bản đăng ký tham gia BHXH (Mẫu C1A – BH).

-Các trường hợp tăng mới trong năm đều phải lập bổ sung mẫu này và số thứ tự kế tiếp.

III.Thực trang công tác thu BHXH ở BHXH Quận hai Bà Trưng.

1.Tình hình thu BHXH ở Quận Hai Bà Trưng.

1.1.Khối Hành Chính Sự Nghiệp (HCSN).

Khối HCSN do quận quản lý thu bao gồm khối: HCSN Trung Ương. (A1)

HCSN Thành phố. (A2) HCSN Quận. (A3)

Theo giõi tình hình thu của khối HCSN qua 3 năm từ năm 2001 đến năm 2003 ta có bảng số liệu số 4.

Qua bảng số liệu cho thấy số đơn vị và số lao động của khối HCSNTW tăng dần qua các năm, từ năm 2001 đến năm 2003 số đơn vị tham gia tăng từ 133 đơn vị lên 160 đơn vị kéo theo số lao động tăng từ 12.605 người lên 13.418 người. Riêng khối HCSNTP thì năm 2002 số đơn vị tham gia lại giảm so với năm 2001, nhưng đến năm 2003 thì số đơn vị lại tăng hơn so với năm 2001. Số đơn vị năm 2001 là 52 đơn vị sang năm 2003 có 56 đơn vị; số lao động từ 2.988 người tăng lên 3.049 người. Khối hành chính sự nghiệp quận từ năm 2001 đến năm 2003 từ 125 đơn vị tham gia lên 127 đơn vị tương ứng tăng từ 3.757 người lên 3.806 người. Tổng quỹ lương hàng tháng các đơn vị lấy làm căn cứ trích nộp BHXH tăng rõ rệt qua các năm, số tăng này một phần do số lao động nhiều hơn nhưng chủ yếu là do lương

27195,4 triệu đồng, số đã thu là 27860,3 triệu đồng. Năm 2002 số phải thu là 27704,3 triệu đồng số đã thu là 28716,9 triệu đồng. Năm 2003 số phải thu là 44.276,3 triệu đồng số đã thu là 43.769,1 triệu đồng. So với năm 2001 thì năm 2003 số phải thu tăng hơn 62,8%, số đã thu tăng hơn 57,1%, số phải thu có tốc độ tăng nhanh hơn với số đã thu. Sang năm 2003 số thu BHXH bao gồm cả thu BHYT do vậy số phải thu tăng vọt, ngoài ra hàng năm số cán bộ được tăng lương do vậy số trích nộp BHXH tăng lên.

Tổng số nợ chuyển kỳ sau của năm 2001 là 557,33 triệu đồng, năm 2003 là 730,4 triệu đồng. Số phải thu tăng số nợ cũng tăng theo. Số nợ năm 2001 so với số phải thu cùng năm là 2,05%; số nợ năm 2003 so với số phải thu năm 2003 là 1,64%. Như vậy số nợ so với số phải thu năm 2003 giảm 0,41% so với năm 2001. Đây là kết quả đáng khích lệ của năm 2003. Khối hành chính sự nghiệp là một khối mà số tiền các đơn vị nợ chuyển kỳ sau thường cân bằng với số tiền các đơn vị nộp thừa chuyển kỳ sau.

1.2.Khối doanh nghiệp (DN).

Khối doanh nghiệp trung ương (B1) Khối doanh nghiệp thành phố (B2) Khối doanh nghiệp quận (B3)

Khối doanh nghiệp do BHXH quận quản lý bao gồm: Doanh nghiệp trung ương, doanh nghiệp thành phố, doanh nghiệp quận đặt trên địa bàn quận.

Qua bảng số liệu số 5 cho thấy:

Khối doanh nghiệp trung ương có 199 đơn vị tham gia BHXH vào năm 2001 sang đến năm 2003 là 239 đơn vị, số đơn vị đã tăng 40 đơn vị qua 3 năm; số lao động từ 36.402 người năm 2001 tăng lên 38.980 người năm 2003. Từ năm 2001 đến năm 2003 số đơn vị tham gia BHXH của khối doanh nghiệp thành phố qua mỗi năm tăng 1 đơn vị, số lao tăng từ 11.992 người năm 2001 sang năm 2003 là

12.756 người. Khối doanh nghiệp quận số dơn vị tham gia BHXH năm 2003 ít hơn 2 năm trước 1 đơn vị, do vậy số lao động của khối này cũng giảm đi, năm 2001 có 3003 người tham gia BHXH sang đến năm 2003 chỉ còn có 263 người.

Năm 2001, số BHXH phải thu là 55.710,8 triệu đồng , số đã thu là 61.564.06 triệu đồng. Năm 2002, số BHXH phải thu là 58.301,6 triệu đồng, số đã thu được là 62.232,6 triệu đồng. Sang năm 2003, số phải BHXH thu là 102.208,3 triệu đồng, số đã thu là 91.113,3 triệu đồng. Qua từng năm số BHXH phải thu, số đã thu đều tăng, các số này tăng là do số đơn vị tham gia BHXH tăng và ngoài ra lương bình quân của người lao động cũng tăng. Đấy là những lý do làm cho số phải thu và số đã thu tăng. Năm 2003 so với năm 2001, về số phải thu đã tăng 83%; số đã thu tăng hơn 47,99% ta thấy số phải thu tăng nhanh hơn số đã thu . Số nợ chuyển kỳ sau so với số phải thu của năm 2001 sấp xỉ 8%. Năm 2003, số nợ chuyển kỳ sau so với số phải thu sấp xỉ 7,7%. Số nợ chuyển kỳ sau của các năm giảm dần là mục tiêu mà BHXH quận cố gắng làm, cán bộ trong cơ quan luôn luôn phấn đấu sao cho số nợ chuyển kỳ sau của các khối ngày một giảm đi.

1.3.Khối ngoài quốc doanh:

Khối ngoài quốc doanh do cơ quan quản lý là khối mà cơ quan mất rất nhiều công sức trong công tác thu. Khối ngoài quốc doanh trên địa bàn quận bao gồm hầu hết là Công ty Trách nhiệm hữu hạn và các Công ty cổ phần.

Bảng 6: Tổng hợp báo cáo thu quý 4 khối doanh nghiệp năm 2001-2003

(đơn vị: đồng)

Chỉ tiêu Năm2001 Năm 2002 Năm2003

Số đơn vị 175 254 346

Số lao động 3.654 5.546 7.833

Quỹ lương 25.991.253.521 33.780.621.396 6.597.956.904 BHXH phải thu 5.198.850.704 6.756.124.279 11.892.905.680

Phải thu kỳ trước: Thừa Thiếu 7.397.280 776.876.569 85.721.285 1.136.729.018 97.530.590 596.461.679 Tổng số phải thu 2.290.835.325 3.105.466.460 13.923.829.471 Số đã thu 5.729.205.242 7.529.861.310 13.596.068.217 Số chuyển kỳ sau: Thừa Thiếu 30.476.492 499.828.831 97.530.590 596.461.679 632.270.679 959.615.976

Nguồn BHXH quận Hai bà Trưng

Qua bảng số liệu trên ta thấy số đơn vị tham gia BHXH từ năm 2001 đến năm 2003 tăng gần gấp đôi. Số lao động tăng từ 3.654 lao động lên 7.833 lao động. Số BHXH phải thu, số đã thu và số nợ chuyển kỳ sau của khối tăng qua các năm. Trên thực tế thì số đơn vị sử dụng lao động của khối này là lớn, tính đên năm 2003 có hơn 1.000 đơn vị nhưng chỉ có 346 đơn vị tham gia BHXH. Các chủ sử dụng lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ được cho là đối tượng chính không tuân thủ chính sách BHXH, họ không đăng ký với cơ quan BHXH, hoặc có đăng ký nhưng trốn tránh hoặc từ chối đóng BHXH.

Người lao động cũng là một tác nhân góp phần vào sụ kém tuân thủ, nhưng tự bản thân họ không thể trốn tránh nộp khoản đóng góp của họ nếu không có sự thông đồng và khuyến khích của chủ sử dụng lao động, đối tượng có trách nhiệm khấu thừ khoản đóng góp của người lao động từ lương của họ. Tại thời điểm ban đầu thực hiện chương trình BHXH, phải lường trước được khả năng người lao động thậm chí có xu hướng phản đối đóng BHXH bởi vì việc đóng bảo hiểm nghĩa là giảm khoản lương thực tế để tiêu dùng cho các nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Nhưng sau một thời gian, khi chương trình BHXH cung cấp các chế độ trợ cấp đáng kể cho họ trong các thời điểm khó khăn, họ sẽ có chiều hướng sẵn sàng và tự

nguyện hơn trong việc đóng góp cho cơ quan bảo hiểm. Trong thực tế có nhiêu trường hợp, người lao động sẵn sàng đóng góp nhưng bị ngăn trở bởi chủ sử dụng lao động vì sợ bị mất việc do chủ sử dụng lao động cố ý không tham gia BHXH cho người lao động.

Thực hiện kế hoạch số 42/KH- UB ngày 28/8/2002 của UBND Thành phố về vận động thực hiện BHYT học sinh năm học 2002 – 2003, liên ngành Giáo dục Đào tạo – Y tế – Bảo hiểm y tế Hà Nội đã có công văn số 03 ngày 03/9/2002

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH Ở CƠ QUAN BHXH QUẬN HAI BÀ TRƯNG HÀ NỘI (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w