Yêu cầu về kiến thức:

Một phần của tài liệu Ôn thi dại học môn Văn chuyên đề-- Bài thơ Việt Bắc (Trang 35)

Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc, thí sinh phân tích được hoài niệm của nhà thơ về cảnh, về người và cuộc sống sinh hoạt gian khó nhưng thật nghĩa tình và thơ mộng ở chiến khu Việt Bắc qua đoạn thơ. Có thể trình bày theo nhiều cách, có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ những ý cơ bản sau:

- Nêu được vấn đề nghị luận.

- Trong hoài niệm của nhà thơ, Việt Bắc không chỉ là những ngày

mưa rừng, sương núi mà còn một vùng đất thơ mộng, thanh bình, yên ả, gợi bao nỗi nhớ niềm thương.

+ Nhớ về Việt Bắc như nhớ người yêu. Đó là nỗi niềm cồn cào, da diết khôn nguôi....

+ Nhớ những đêm trắng yên ả, thanh bình, những buổi chiều nắng trải vàng ấm áp trên nương, nhớ cảnh núi đèo, bản làng chìm trong sương khói, cảnh bếp lửa bập bùng trong đêm đông và hình ảnh con người thân thương, tảo tần đi về hôm sớm...

+ Nhớ con người Việt Bắc nghèo khó nhưng nghĩa tình sâu nặng: Những người cùng gánh vác trên vai mối thù đế quốc, chia sẻ cho nhau những cay đắng, ngọt bùi, bát cơm, manh áo...

- Cuộc sống đầy khó khăn gian khổ nhưng tinh thần lại rất lạc quan, yêu đời, găn bó bên nhau: Nhớ lớp học i tờ, nhớ những giờ liên hoan, nhớ ngày tháng ở cơ quan...

- Nghệ thuật: Sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ dân tộc (lục bát), cách hô gọi ta - mình gần gũi thân thuộc, các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa...

- Đánh giá chung về đoạn thơ và giá trị bài thơ

Câu 18:Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu: "Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây. Núi giăng thành luỹ sắt dày Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.

Mênh mông bốn mặt sương mù Đất trời ta cả chiến khu một lòng.

Ai về ai có nhớ không? Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng

Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng Nhớ từ Cao – Lạng, nhớ sang Nhị Hà..."

Gợi ý trả lời:

a.Yêu cầu về kĩ năng:

Biết làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b.Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở những hiểu biết về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc (chủ yếu phần trích trong sách Ngữ văn 12, Tập một), thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ với các ý chính sau: – Nêu vấn đề cần nghị luận.

+ Về thiên nhiên và con người Việt Bắc.

+ Về những địa danh của Việt Bắc gắn liền với chiến công vang dội của quân dân ta trong kháng chiến chống Pháp.

– Niềm tự hào của tác giả về Việt Bắc anh dũng, kiên cường. – Thể thơ lục bát, âm điệu tha thiết, sâu lắng. Hình ảnh, từ ngữ chọn lọc, các phép tu từ: nhân hoá, liệt kê, điệp từ,...

– Đánh giá chung về đoạn thơ.

Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.

Câu 19:Trong đoạn trích bài thơ Việt Bắc (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2009), Tố Hữu đã sử dụng những phương tiện nghệ thuật giàu tính dân tộc nào? Những phương tiện đó phù hợp với việc diễn tả tình cảm gì của người cán bộ kháng chiến và nhân dân Việt Bắc?

Gợi ý trả lời:

Một phần của tài liệu Ôn thi dại học môn Văn chuyên đề-- Bài thơ Việt Bắc (Trang 35)