Đồng phân và danh pháp

Một phần của tài liệu chuyên đề hoá phần hidrocacbon đầy đủ (Trang 127)

1) Đồng phân

Đồng đẳng đầu tiên của benzen là metylbenzen hoặc là toluen C6H5—CH3. Vì tất cả các nguyên tử hyđro trong benzen đều tương đương nhau nên toluen cũng như tất cả các dẫn xuất thế một lần đều không có đồng phân.

Khi nhân benzen có hai nhóm metyl như đã nói ở phần cấu tạo benzen sẽ tạo ra ba đồng phân 1,2; 1,3; 1,4-dimetylbenzen và cũng còn gọi là đồng phân octo, mêta và paraxilen. C H3 C H3 C H3 C H3 C H3 C H3 1 , 2 - d i m e t y l b e n z e n ( o c t o - x i l e n ) 1 , 3 - d i m e t y l b e n z e n ( m e t a - x i l e n ) 1 , 4 - d i m e t y l b e n z e n ( p a r a - x i l e n ) 2) Danh pháp

a)Tên benzen là tên riêng được IUPAC lưu dùng và là hyđrua nên để gọi tên các đồng đẳng và dẫn xuất khác theo danh pháp thay thế. Nhiều ankyl và ankenylbenzen có tên riêng:

Hợp chất Tên thay thế Tên thường

C6H5—CH3 Metylbenzen Toluen* C6H5—C2H5 Etylbenzen C6H5—CH(CH3)2 Isopropylbenzen Cumen** o-C6H4(CH3)2

(ba đồng phân o-, m-, p-)

o-dimetylbenzen 1,2-dimetylbenzen

o-Xylen**

P—CH3—C6H4—CH(CH3)2 (ba đồng phân o-, m-, p-)

4-isopropyl-1-metyl benzen hay 4-isopropyl toluen

p-Ximen**

C H3

H3C

C H3

1,3,5-Trimetyl benzen Mesitilen**

C6H5 C

H C H2 Etenybenzen hay Vinylbenzen Siren*

* Tên được dùng khi không có nhóm thế hoặc có nhóm thé ở trong vòng dưới dạng tiền tố.

Ví dụ:

p-(CH3)2—CH—C6H4—CH3 p-isopropyl toluen p-C2H5—C6H4—CH=CH2 p-Etylstiren. ** Các tên chỉ được dùng khi không có nhóm thế

b) Các tên gốc.

- Các tên được dùng khi có hoặc không có nhóm thế: C6H5— phenyl

—C6H4— phenylen (o-, m-, p-)

-Các tên được dùng khi không hoặc chỉ có nhóm thế ở trong vòng:

C6H5—CH2— benzyl C6H5—CH= benzyliden C6H5—C≡ benzylidin C6H5—CH=CH— stiryl

-Các tên được dùng khi không có nhóm thế:

CH3—C6H4— tolyl (o-, m-, p-) 2,4,6-(CH3)3C6H2— mesityl

Một phần của tài liệu chuyên đề hoá phần hidrocacbon đầy đủ (Trang 127)