Nguồn lực con ngườ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN (Trang 25 - 27)

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của PTI đã có những sự thay đổi phù hợp hơn, và được phân ra rõ ràng giữa khối kinh doanh và khối quản lý. Bộ máy quản lý của công ty hiện nay được tổ chức theo mô hình ma trận, các chi nhánh được hạch toán một cách độc lập với các Giám đốc và phó Giám đốc riêng. Mỗi chi

nhánh cũng có các phòng nghiệp vụ và đựơc quản lý trực tiếp bởi người đứng đầu chi nhánh đó.

Sau đây là cơ cấu nguồn lao động của công ty bảo hiểm PTI (tại Hà Nội) theo trình độ học vấn:

Bảng 7: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn

Loại lao động Số lượng Tỷ lệ %

Sau đại học Đại học Trung cấp Lao động phổ thông 10 395 98 47 1.82 71.82 17.82 8.54 Tổng số 550 100

(Nguồn: Công ty Bảo hiểm Bưu Điện)

PTI đã phát triển đội ngũ trên 500 cán bộ nhân viên làm việc tại Hà Nội, trong đó trình độ đại học và trên đại học là khá cao (80%). Số lượng lao động trong độ tuổi từ 30 - 40 tuổi chiếm đa số( 70%), lao động trên tuổi 50 chiếm khoảng 5%, còn lại là lao động trẻ, tuổi từ 20 đến 30. Đội ngũ cán bộ nhân viên này đa số là còn trẻ và có trình độ nhưng trình độ chuyên môn về lĩnh vực bảo hiểm lại chiếm tỷ trọng không cao, mà đa số là được đào tạo từ các ngành nghề khác hoặc được chuyển từ ngành Bưu chính Viễn thông sang. Chính vì vậy việc đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên làm việc cho công ty là hết sức quan trọng.

Thời gian qua PTI cũng đã khá quan tâm đến điều này, công ty đã cử các cán bộ công nhân viên tham gia các khoá học đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng bán hàng để nâng cao nghiệp vụ, làm việc một cách hiệu quả hơn. PTI tài trợ 100% học phí học cao học, học chứng chỉ Bảo hiểm Enrif ở Úc. Đồng thời, hàng năm công ty cử cán bộ tham gia hội thảo nghiệp vụ tái bảo hiểm ở nước ngoài, tổ chức các buổi hội thảo, đào tạo về nghiệp vụ nâng cao trình độ nhiệp vụ của đại lý để công tác khai thác có hiệu quả hơn. Bộ phận giám định của công ty cũng được tham gia các lớp cơ bản về giám định và nâng cao theo từng nghiệp vụ.

Các chương trình đào tạo này được thưc hiện khá thường xuyên ở công ty, nhưng ở các chi nhánh lại rất hạn chế, nguyên nhân đó là do các chi phí này thường lại được phân bổ cho các hoạt động khác ở các chi nhánh. Hơn nữa, chi phí chi cho đào tạo cũng chiếm tỷ lệ rất thấp so với doanh thu và đào tạo chỉ dừng lại ở mức đào tạo cơ bản, vì thế chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ chưa thực sự hiệu quả.

Hiện nay, đội ngũ cán bộ của PTI cũng khá đông đảo, tuy nhiên những cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao lại thiếu, đặc biệt là thiếu những nhân viên làm công tác giám định tổn thất đối với các vụ tổn thất lớn và phức tạp, điều này có thể ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản phẩm bảo hiểm, do đó khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng sẽ bị suy giảm.

Hơn nữa, ở PTI có tình trạng đó là một số cán bộ làm việc lâu năm và có hiệu quả sau một thời gian khai thác đã lên làm quản lý, do đó bộ máy quản lý mỗi ngày một tăng lên, trong khi bộ phận khai thác lại phải tuyển dụng mới và đào tạo laị, do đó sẽ làm tốn kém rất nhiều về chi phí và thời gian. Đồng thời, đội ngũ cán bộ mới được tuyển dụng có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh vì thiếu kinh nghiệm thị trường và hạn chế về các mối quan hệ…Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề khai thác hợp đồng của DNBH, làm giảm khả năng cạnh tranh của PTI so với các DNBH khác trên thị trường.

PTI cũng phải đối mặt với tình trạng “chảy máu chất xám”, đó là các cán bộ có chuyên môn và kinh nghiệm của mình chạy sang các DNBH khác làm việc. Những cán bộ này là nguồn lực vô cùng quan trong đối với doanh nghiệp, góp phần lớn tạo ra sự thắng lợi cho mỗi doanh nghiệp. Khi DNBH mất đi những cán bộ giỏi cũng đồng nghĩa với việc DNBH làm giảm đi khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN (Trang 25 - 27)