Tăng cƣờng đầu tƣ ngân sách cho công tác bảo tồn, phát huy d

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển với việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa huế (full) (Trang 112)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:

3.2.8. Tăng cƣờng đầu tƣ ngân sách cho công tác bảo tồn, phát huy d

Tập trung thanh tra chuyên ngành về di sản văn hóa với một số nhiệm vụ quan trọng về: Chấp hành pháp luật về di sản văn hóa; Thực hiện quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về di sản văn hóa; Tiếp nhận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về di sản văn hóa; Kiến nghị các biện pháp để bảo đảm thi hành pháp luật về di sản văn hóa.

Thanh tra, kiểm tra thi hành pháp luật về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên để xử lý kịp thời những hành vi xâm hại hoặc ngăn cản việc bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa, đồng thời giám sát quá trình sử dụng nguồn ngân sách nhà nƣớc và kinh phí của nhân dân đóng góp công đức vào tu bổ, phát huy di sản văn hóa.

3.2.8. Tăng cƣờng đầu tƣ ngân sách cho công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa di sản văn hóa

Để bảo tồn di sản văn hóa nói chung, của Huế nói riêng cần một nguồn kinh phí rất lớn, trong khi Thừa Thiên Huế là tỉnh còn khá khó khăn về mặt kinh tế. Với những nổ lực của mình tỉnh đã kêu gọi hợp tác và nhận đƣợc các nguồn đầu tƣ phục vụ công tác trùng tu các di tích thuộc quần thể di tích cố đô Huế, một số nguồn vốn từ Trung ƣơng để tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, xây dựng các khu lƣu niệm… Hệ thống di tích Huế đang rơi vào tình trạng hƣ hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, một số đến nay vẫn chƣa khôi phục lại đƣợc. Vì vậy, cần bổ sung nguồn ngân sách cho địa phƣơng mới đảm bảo công tác gìn giữ, phát huy giá trị quý báu nét văn hóa Huế bền vững, trƣờng tồn.

Tỉnh Thừa Thiên Huế cần giao trách nhiệm cho các đơn vị chức năng tiến hành ngay việc xây dựng kế hoạch kiểm kê hiện vật ở các bảo tàng trên địa bàn tỉnh, lập hồ sơ các dự án trùng tu thuộc chƣơng trình mục tiêu quốc

gia về văn hóa đảm bảo các quy trình hiện hành; gấp rút hoàn thiện các đề tài nghiên cứu về bảo tồn di sản văn hóa; tổ chức triển khai lập hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hƣớng 2030, từ đó có cơ sở cho việc sắp xếp, phân loại để có chính sách đầu tƣ, phân bổ ngân sách trùng tu phù hợp, có hiệu quả cao nhất.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cần tập trung chỉ đạo xây dựng những chính sách thông thoáng nhằm thu hút đầu tƣ từ các tổ chức nƣớc ngoài, các doanh nghiệp và các cá nhân về xây dựng cơ bản cơ sở vật chất, thiết bị cần thiết phục vụ cho lƣu giữ, bảo quản di sản văn hóa nhƣ: bảo tàng, nhà lƣu niệm, trung tâm văn hóa… Khuyến khích xã hội hóa và tạo cơ hội để các tổ chức, tƣ nhân thành lập các bảo tàng tƣ nhân, hội sƣu tập đồ cổ, di vật… và tạo điều kiện để đƣợc hoạt động lâu dài.Chú trọng đầu tƣ cho khu vực nông thôn, làng xã - nơi đang lƣu giữ những giá trị văn hóa truyên thống Huế. Yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa làng xã là cấp thiết hiện nay, đó là trách nhiệm của tất cả các cấp, ngành từ Trung ƣơng đến địa phƣơng

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong và ngoài nƣớc về giá trị Di sản văn hóa Huế .Tranh thủ các nguồn đầu tƣ, sự ủng hộ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nƣớc [48], [70]

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trên cơ sở quan điểm, định hƣớng chung về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa đƣợc thể hiện Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI)…của Đảng ta “Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội. Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch. Phục hồi và bảo tồn một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một. Phát huy các di sản đƣợc UNESCO công nhận, góp phần quảng bá hình ảnh đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam” [3]; để bảo tồn, phát huy và phát triển các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn và xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nƣớc giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020…cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Phát huy chủ trƣơng xã hội hóa và khẳng định vai trò chủ thể của nhân dân và tăng cƣờng công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Huế. Quy hoạch tổng thể hệ thống di sản gắn với bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh. Gắn kết chặt chẽ giữa văn hóa với du lịch, du lịch với văn hóa nhằm bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Huế .Tăng cƣờng công tác nghiên cứu khoa học trong việc cung cấp các luận cứ khoa học trong việc đề ra các phƣơng án tối ƣu để bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa Huế. Xây dựng chiến lƣợc nhằm quảng bá di sản văn hóa Huế với quốc tế thông qua các kỳ Festival Huế. Ƣu tiên, tạo điều kiện để đào tạo lực lƣợng nghệ sĩ kế cận trong bảo tồn, lƣu truyền âm nhạc truyền thống Huế, trong đó đặc biệt quan tâm đến Nhã nhạc cung đình Huế.Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm đối với các di sản văn hóa.Tăng cƣờng đầu tƣ ngân sách cho công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa

KẾT LUẬN

1. Di sản văn hóa không chỉ là tài sản quý giá của các dân tộc, không chỉ có giá trị trong việc giáo dục tuyên truyền về truyền thống văn hóa, lịch sử mà còn thực sự là lợi thế lớn trong phát triển kinh tế xã hội. Kinh nghiệm từ các nƣớc phát triển và ngay tại Việt Nam cho thấy, nếu biết kết hợp chặt chẽ và hài hòa giữa bảo tồn và khai thác các di sản văn hóa, lịch sử thì luôn luôn tạo ra đƣợc lợi thế cho sự phát triển, nhất là phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, và ngƣợc lại, chính sự phát triển của kinh tế xã hội sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho việc quảng bá và bảo tồn các giá trị di sản văn hóa.

Di tích văn hoá Huế là tài sản vô giá của quốc gia, nơi có 2 di sản đã đƣợc công nhận là di sản thế giới (Quần thể di tích cố đô và Nhã nhạc cung đình). Trong những năm qua, bám sát tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 5 khóa VIII của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản

sắc dân tộc, công cuộc bảo tồn các di sản văn hóa đã luôn gắn chặt với việc

khai thác và phát huy giá trị di sản, tạo điều kiện cho kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế, nhất là ngành kinh tế du lịch, dịch vụ phát triển một cách có hiệu quả

2. Với những thành tựu to lớn đã đạt đƣợc trên tất cả các lĩnh vực bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Huế trong hơn 30 năm qua; trên bình diện quốc tế, Huế đƣợc UNESCO chính thức công nhận đã vƣợt qua “giai đoạn cứu nguy khẩn cấp” để bƣớc vào “thời kỳ ổn định và phát triển” - liên tục từ năm 2004 đến nay, Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO đều có thông điệp ca ngợi những thành tựu xuất sắc trên phƣơng diện trùng tu di tích, bảo tồn di sản của Huế. Những cơ hội và thuận lợi đó đƣợc tạo ra từ đƣờng lối đề cao văn hóa, nhấn mạnh yếu tố văn hóa “vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển” của Đảng, chính sách ƣu tiên đầu tƣ cho các mục tiêu văn hóa của Nhà nƣớc cùng sự quan tâm, ủng hộ ngày càng rộng rãi và thiết thực hơn của

các tổ chức xã hội, các tầng lớp nhân dân.Ngày 25.8.2008, Chính phủ đã phê duyệt đề án xây dựng Huế trở thành Thành phố Festival đặc trƣng của Việt Nam. Ngày 12.8.2008, Thủ tƣớng Chính phủ lại phê duyệt Quyết định 1085/TTg về việc xây dựng Huế thành một trong những trung tâm văn hóa du lịch lớn của cả nƣớc. Hoạt động lễ hội Festival đƣợc tổ chức hàng năm (Festival quốc tế vào các năm chẵn, Festival nghề truyền thống vào các năm lẻ) là cơ hội lớn để cố đô phô bày, trình diễn vẻ đẹp phong phú, giàu có về văn hóa của mình. Và đây cũng chính là cơ hội để Huế kêu gọi sự hợp tác, đầu tƣ để bảo tồn và phát huy giá trị di sản truyền thống.Những thành công trong quá trình hợp tác với các tổ chức trong nƣớc và quốc tế để bảo tồn di sản trong những năm qua đã tạo nên đƣợc uy tín và vị thế đặc biệt cho Huế. Cũng từ đó, các cơ hội hợp tác và đầu tƣ cho di sản Huế ngày càng đƣợc mở rộng. Chỉ tính riêng từ năm 2007 - 2012, giá trị các dự án hợp tác quốc tế đầu tƣ cho công cuộc bảo tồn di sản Huế đã lớn hơn tổng toàn bộ giá trị các dự án của tất cả các năm trƣớc đó. Tại địa phƣơng, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh: đƣa du lịch, dịch vụ thành ngành kinh tế mũi nhọn; đầu tƣ xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch (sân bay, bến cảng, hệ thống giao thông đƣờng bộ, hệ thống khách sạn…); đầu tƣ phát triển một số ngành nghề thủ công truyền thống… cũng tạo cơ hội và điều kiện tốt để phát huy giá trị di sản.Trong khu vực miền Trung, “Con đƣờng di sản” với sự nối kết từ Hội An - Mỹ Sơn - Huế đến Phong Nha -Kẻ Bàng hay “Hành lang kinh tế Đông-Tây” kết nối từ Miến Điện - Thái Lan - Lào đến Việt Nam đã khiến khu vực này trở thành một trong những địa chỉ du lịch hấp dẫn nhất của Việt Nam.

KIẾN NGHỊ 1. Đối với Trung ƣơng

- Kiến nghị đƣa dự án quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế vào dự án ƣu tiên của Nhà nƣớc nhằm tạo điều kiện chủ động nguồn vốn đầu tƣ. Nâng cấp đầu tƣ kinh phí cả về tu bổ công trình, bảo vệ, bảo quản hiện vật và phục hồi các Di sản phi vật thể. Hiện nay, còn khá nhiều di tích bị xuống cấp do ảnh hƣởng của thiên tai khí hậu cần tu bổ và rõ ràng, Di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế là tài sản quan trọng của quốc gia, đƣợc , Di sản văn hóa ở sẽ không thể tồn tại và phát triển nếu sự tài trợ từ Nhà nƣớc. Chính vì thế, Trung ƣơng cần điều tiết, cốt sao có nguồn vốn kịp thời nhằm đảm bảo cho các công trình thực thi theo kế hoạch, không bị chậm lại hoặc gián đoạn.

- Nhà nƣớc nên xây dựng đề án thiết lập Quỹ quốc gia văn hóa Việt Nam nhằm huy động các nguồn kinh phí, các tài sản hiến tặng. Điều chỉnh một phần lãi ở những đơn vị kinh doanh có lợi nhuận cao để đầu tƣ cho các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu đang xuống cấp và Di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc đang bị mai một.

- Đề nghị Bộ văn hóa thể thao và du lịch tiếp tục duy trì tạp chí chuyên ngành Di sản văn hóa để phục vụ cho việc trao đổi học thuật, phổ biến thông tin. Hiện nay, đội ngũ cán bộ nghiên cứu văn hóa khá đông, đối tƣợng để nghiên cứu Di sản văn hóa rất phong phú, đây là điều kiện thuận lợi để tạp chí Di sản văn hóa có nội dung sâu sắc. Cần đi sâu xây dựng tạp chí có nội dung thiết hực về các lĩnh vực tu bổ di tích, bảo quản hiện vật, phục dựng các di sản lễ hội…Tăng cƣờng mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở để hội nhập với quốc tế.

2. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế

- Đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tăng cƣờng chỉ đạo các ngành phối hợp có các biện pháp cụ thể để thực hiện tốt các nội dung trong

quyết định 818/QĐ- TTg ngày 7/6/2010 của Thủ tƣớng chính phủ về điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010- 2020. Có kế hoạch triển khai đồng bộ những nội dung thực hiện trong giai đoạn 4.

- Đề nghị tỉnh chỉ đạo và có chính sách thuận lợi để di dời, giải tỏa một số hộ dân sống trong khu di tích để trả lại tính nguyên vẹn cho khu di tích và thuận lợi cho công tác tu bổ, tôn tạo di tích.

- Tỉnh cần phối hợp chặt chẽ cùng Bộ Văn hóa thể thao và du lịch tổ chức nghiên cứu các đề tài lớn, nhằm xác định các giá trị Di sản văn hóa phi vật thể, xem cái gì có giá trị cần phải nghiên cứu, giữ gìn và phát huy, cái gì cần loại bỏ. Vì hiện nay, ở một số địa phƣơng, nhiều ngành nghề truyền thống, nhiều loại hình nghệ thuật đang có nguy cơ bị biến dạng hoặc bị xóa sổ nhƣng vẫn chƣa có các biện pháp để giữ gìn, bảo quản.

Cần tập trung đầu tƣ kinh phí để khôi phục các ngành nghề đặc sắc để phục vụ du lịch và giữ gìn văn hóa. Có chính sách đãi ngộ để tranh thủ truyền150 nghề của các nghệ nhân cho thế hệ trẻ về kinh nghiệm, kiến thức nghề để khích lệ họ chuyển giao tích cực hơn. Cần xem các nghệ nhân, nghệ sĩ nhƣ những “bảo tàng sống” đang lƣu giữ vốn quý về văn hóa. Khi tiến hành nghiên cứu phục vụ lễ hội, ngành nghề cần tính toán một cách khoa học, hoạch định rõ ràng để tránh tình trạng phục hồi tràn lan, ít hiệu quả.

- Đề nghị tỉnh Thừa Thiên Huế đôn đốc, chỉ đạo ngành giáo dục tổ chức biên soạn tài liệu giáo khoa đƣa giáo dục ý thức bảo vệ Di sản văn hóa vào trƣờng học. Tổ chức nhiều hơn các giờ học ngoại khóa ở khu di sản vì việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ thông qua tiếp xúc với Di sản văn hóa là rất cần thiết và có ý nghĩa. Di tích lịch sử văn hóa là những kinh thông tin nguyên gốc của quá khứ gởi cho hiện tại, nó giúp cho mỗi dân tộc khi bƣớc vào cuộc sống luôn thành kính tìm đến để học hỏi và chiêm ngƣỡng. Trong các nội dung biên soạn cần tập trung những khía cạnh nhƣ truyền thống yêu nƣớc, tinh thần sáng tạo, tinh thần hiếu học của dân tộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lê Hữu Ái, Phát huy vai trò của văn hóa truyền thống trong bối cảnh

hội nhập quốc tế, Tạp chí Lý luận chính trị số 12/2009

[2]. Ban Chấp hành Trung ƣơng (2009), Kết luận số 48-KL/TW ngày 25 tháng 5 năm 2009 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh

Thừa Thiên Huế, Hà Nội.

[3]. Ban Tuyên giáo Trung ƣơng (2014), Tài liệu học tập Nghị quyết và một số chủ trương của Hội nghị lần thứ 9 BCHTƯ Đảng Cộng sản Việt

Nam khoa XI, Nxb CTQG, Hà Nội 2014, trang 9

[4]. Bộ Chính trị (2008), Kết luận về Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020, tại Thông báo số 170-TB/TW ngày 02 tháng 8 năm 2008, Hà Nội.

[5]. Bộ Chính trị, BCH Trung ƣơng (2009), Kết luận 48-KL/TW ngày 25 tháng 5 năm 2009 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh

Thừa Thiên Huế , Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2009

[6]. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2001), Quyết định số 1706/2001/QĐ- BVHTT ngày 24 tháng 7 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển với việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa huế (full) (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)