SCTP, TCP và UDP – những điểm giống và khác nhau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải thiện giao thức SCTP trong mạng MANET (Trang 43)

Ban đầu, SCTP đƣợc thiết kế và phát triển nhằm tạo ra một giao thức phù hợp cho việc truyền tải tín hiệu điện thoại trên nền mạng IP, là một ứng dụng thuộc loại ứng dụng đa phƣơng tiện. SCTP đƣợc kế thừa các ƣu điểm và hạn chế các nhƣợc điểm của TCP, UDP nhƣ sau:

Đối với TCP: SCTP đƣợc kế thừa cơ chế điều khiển và kiểm soát tắc nghẽn, đồng thời có cơ chế đa luồng và đa địa chỉ. Do có cơ chế đa luồng, SCTP khắc phục đƣợc lỗi HOBL, là một lỗi ảnh hƣởng đáng kể đến độ trễ của gói tin khi truyền tải trên mạng. Cơ chế đa địa chỉ tạo khả năng sẵn sàng và khắc phục lỗi cao đối với các sự cố về đƣờng truyền, nhờ đó đáp ứng tốt hơn đối với các ứng dụng thời gian thực. Ngoài ra, SCTP có một số cải tiến trong cơ chế thiết lập kết nối, điều khiển và kiểm soát tắc nghẽn, báo nhận gói tin… Các đặc điểm này (sẽ đƣợc phân tích cụ thể ở phần sau) góp phần tăng hiệu năng sử dụng của giao thức.

Đối với UDP: UDP không có cơ chế điều khiển và kiểm soát tắc nghẽn cũng nhƣ không có cơ chế báo nhận. Tuy nhiên, UDP có khả năng truyền tải dữ liệu quảng bá và không tuần tự. SCTP đƣợc kế thừa đặc điểm này nhƣng khắc phục đƣợc tính kém tin cậy của UDP nhờ có cơ chế điều khiển và kiểm soát tắc nghẽn cũng nhƣ cơ chế báo nhận gói tin.

Giữa hai giao thức SCTP và TCP tuy có nhiều điểm tƣơng đồng những có nhƣng khác biệt cơ bản mà đƣợc trình bày cụ thể sau đây:

Giống nhau

Quá trình khởi tạo kết nối: Là kiểu kết nối điểm – điểm (End – to – end). Để thiết lập kết nối giữa 2 thực thể thì các thực thể đều dùng các thông điệp để trao đổi giữa 2 nút để thiết lập kết nối.

Tin cậy và có trình tự (Reliability and ordering): Cả hai giao thức đều đƣợc thiết kế cơ chế để đảm bảo vận truyển tin cậy và có thứ tự dữ liệu ngƣời dùng.

Kiểm soát tắc nghẽn: TCP và SCTP đều sử dụng cùng cơ chế kiểm soát tắc nghẽn tƣơng tự nhƣ nhau nhƣ dùng chung các thuật toán bắt đầu chậm, kiểm soát tắc nghẽn và

phát lại nhanh, cũng nhƣ ba tham số cơ bản đƣợc sử dụng trong các thuật toán là rwnd, cwnd và ssthresh. Điểm khác biệt là rất nhỏ và đƣợc đề cập ở phần sau.

Kết thúc kết nối: Cả hai giao thức đều sử dụng các thuật toán kết thúc khác nhau là kết thúc không mất dữ liệu (khi có yêu cầu kết thúc kết nối) và kết thúc mất dữ liệu (khi có lỗi).

Khác nhau

Có 2 điểm khác biệt lớn nhất giữa SCTP và TCP đó tính năng là đa điểm (multi- homing) và đa dòng (Multi-Streaming) của SCTP. Cả 2 tính năng này đã đƣợc mô tả chi tiết ở phần trên.

Ngoài 2 điểm khác biết trên giữa SCTP và TCP còn một số điểm khác biệt khác nhƣ: SCTP sử dụng cơ chế bắt tay 4 bƣớc trong quá trình thiết lập kết nối và tránh đƣợc tấn công DoS, trong khi TCP sử dụng cơ chế bắt tay 3 bƣớc và không trống đƣợc hiện tƣợng tấn công DoS.

Đối với giao thức STCP, thông điệp đƣợc phân chia ranh giới ngay từ đầu. Mỗi thông điệp đƣợc gửi nguyên vẹn trong một gói tin, do vậy các ứng dụng tầng trên có thể loại bỏ các chức năng tái hợp thông điệp phức tạp.

Truyền tải không tuần tự: SCTP cho phép truyền tải dữ liệu không tuần tự, nhờ vậy sẽ rất thuận lợi trong việc truyền tải khối lƣợng dữ liệu lớn nhƣ các phần của một trang WEB. TCP không có khả năng này.

Một số điểm giống và nhau nhau giữa SCTP và TCP đƣợc tóm tắt và môt tả bằng bảng sau:

Characteristics TCP UDP SCTP

Unicast Yes Yes Yes

Byte Oriented Yes No No

Message oriented No No Yes Reliable transport

service Yes No Yes Multi-homing No No Yes Multi-streaming No No Yes Cookie mechanisms No No Yes Rate adaptive Yes No Yes Heartbeat

mechanism No No Yes

Từ những cải tiến của giao thức SCTP đặc biệt là tính năng Multi-homing và những khó khăn đang gặp phải trong mạng MANET nên trong chƣơng tiếp theo sẽ trình bày đề xuất cách tiếp cận phƣơng pháp giao tiếp liên tầng và sửa đổi tính năng Multi-homing của SCTP để cải thiện hiệu năng của giao thức SCTP trong mạng MANET.

CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT PHƢƠNG PHÁP GIAO TIẾP LIÊN TẦNG TRONG GIAO THỨC SCTP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải thiện giao thức SCTP trong mạng MANET (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)