Kiểm thử dòng dữ liệu động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xây dựng công cụ kiểm thử ứng dụng Web (Trang 28)

Kiểm thử dòng dữ liệu tĩnh đã nêu ở 1.2.2 không hoàn toàn đảm bảo phát hiện tất cả các lỗi của chương trình, cần phải kết hợp với kỹ thuật kiểm thử dòng dữ liệu động để có thể phát hiện các lỗi chưa được phát hiện khác. Có hai lý do chính khiến chúng ta phải tiến hành kiểm thử dòng dữ liệu của chương trình [1, tr.165]:

 Chúng ta cần chắc chắn rằng một biến phải được gán đúng giá trị, tức là chúng ta phải xác định được một đường đi của biến từ một điểm bắt đầu nơi nó được định nghĩa đến điểm mà biến đó được sử dụng. Mỗi khi chưa có các ca kiểm thử để kiểm tra đường đi này, chúng ta không thể tự tin khẳng định là biến này đã được gán giá trị đúng.

 Ngay cả khi gán đúng giá trị cho biến thì các giá trị được sinh ra chưa chắc đã chính xác do tính toán hoặc các biểu thức điều kiện sai (biến được sử dụng sai).

Để tiến hành kiểm thử dòng dữ liệu động cần thực hiện theo các bƣớc sau:

 Bước 1: Xây dựng đồ thị dòng dữ liệu

 Bước 2: Lựa chọn một hay nhiều tiêu chí kiểm thử dòng dữ liệu.

 Bước 4: Lấy ra các biểu thức điều kiện từ tập đường đi, thực hiện giải các biểu thức điều kiện để có được các giá trị đầu vào cho các ca kiểm thử tương ứng với các đường đi này và tính toán giá trị đầu ra mong đợi của mỗi ca kiểm thử. Để xây dựng đồ thị dòng dữ liệu cần nắm rõ các định nghĩa và khái niệm tại [6, tr.116-121]. Để minh họa rõ hơn về kiểm thử dòng dữ liệu động ta xét ví dụ hàm ReturnAverage hình 1.9 và đồ thị dòng dữ liệu động của ví dụ tại hình 1.10.

public static double ReturnAverage(int[] value, int AS, int MIN, int MAX) {

int i = 0, ti = 0, tv = 0, sum = 0; double av;

while(ti < AS && value[i] != -999) {

ti ++;

if(value[i] >= MIN && value[i] <= MAX) {

tv++;

sum = sum + value[i]; } i++; } if(tv > 0) av = (double) sum / tv; else av = (double) -999; return av; } Hình 1.9. Ví dụ mã nguồn hàm ReturnAverage.

Hình 1.10. Đồ thị dòng dữ liệu minh họa hàm ReturnAverage.

Các tiêu chí lựa chọn đƣờng đi của kiểm thử dòng dữ liệu động ([1, tr.169-176], [6, tr.121-124]) :

 All-defs: Mỗi một biến x và mỗi đỉnh i, giả sử x có một Global-def tại i, chọn một Complete-path chứa một Def-clear-path từ đỉnh i tới

o đỉnh j sao cho tại j có chứa một Global-c-use của x hoặc

o cạnh (j; k) chứa một p-use của biến x.

Ví dụ với biến “tv” thì Complete-path 1-2-3-4-5-6-3-7-9-10 thỏa mãn tiêu chí All-defs.

 All-c-uses: Với mỗi một biến x và mỗi đỉnh i sao cho i là Global-def với biến x, chọn các Complete-path bao gồm các Def-clear-path từ đỉnh i tới tất cả các đỉnh j sao cho j là Global-c-use của x.

Ví dụ với biến “ti” thì có thể tìm được Complete-path có chứa Def-clear 2-3-4 là 1-2-3-4-5-6-3-7-8-10 thỏa mãn tiêu chí All-c-uses.

 All-p-uses:Với mỗi một biến x và mỗi đỉnh i sao cho i là Global-def với biến x, chọn các Complete-path bao gồm các Def-clear-path từ đỉnh i tới tất cả các cạnh (j; k) sao cho có một p-use của x tại cạnh này.

Ví dụ với biến “tv” ta có thể tìm được Complete-path có chứa Def-clear-path 2- 3-7-8 là 1-2-3-7-8-10.

 All-p-uses / Some-c-uses: Tiêu chí này tương tự như tiêu chí All-p-uses ngoại trừ trường hợp khi có một định nghĩa của biến x mà không có một p-use của biến này. Định nghĩa Some-c-uses như sau:

o Some-c-uses: Với mỗi một biến x và mỗi đỉnh i sao cho i là Global-def với biến x, chọn các Complete-path bao gồm các Def-clear path từ đỉnh i tới một số đỉnh j sao cho j là Global c-use của x.

Ví dụ để thỏa mãn tiêu chí All-p-uses/Some-c-uses với biến “i” có Def-clear- path 2-3-4-5-6, ta có thể chọn Complete-path 1-2-3-4-5-6-3-7-9-10.

 All-c-uses / Some-p-uses: tiêu chí này tương tự như tiêu chí All-c-uses ngoại trừ trường hợp khi có một định nghĩa của biến x mà không có một Global c-use của biến này. Định nghĩa Some-p-uses như sau:

o Some-p-uses: Với mỗi một biến x và mỗi đỉnh i sao cho i là Global-def với biến x, chọn các Complete-path bao gồm các Def-clear path từ đỉnh i tới một số cạnh (j; k) sao cho có một p-use của x tại cạnh này

Ví dụ với biến “AS” chỉ có một Global-def tại đỉnh 1, dễ thấy rằng không có Global-c-use của biến này. Từ đỉnh 1, có p-use của “AS” tại các cạnh (3,7) có Def- clear-path-tương ứng với hai cạnh này là (1-2-3-7). Ta tìm được Complete-path chứa Def-clear-path (1-2-3-7) và thỏa mãn tiêu chí All-c-uses / Some-p-uses là 1-2- 3-4-5-6-3-7-9-10.

 All-uses: Tiêu chí này bao gồm các đường đi được sinh ra từ các tiêu chí All-p- uses và All-c-uses. Điều này có nghĩa là với mỗi việc sử dụng (c-use hoặc p- use) của một biến thì có một đường đi từ định nghĩa của biến đó tới các sử dụng của nó.

 All-du-paths: Với mỗi một biến x và mỗi đỉnh i sao cho i là Global-def với biến x, chọn các Complete-path chứa các tất cả các Du-path từ đỉnh i tới:

o tất cả các đỉnh j sao cho có một Global c-use của biến x tại j, và

o tất cả các cạnh (j; k) sao cho có một p-use của biến x tại (j; k).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xây dựng công cụ kiểm thử ứng dụng Web (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)