1 – thực trạng cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp ở việt nam.
Trong thời kỳ đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đội ngò cán bộ quản lý doanh nghiệp công nghiệp đã được rèn luyện và trưởng thành lên. họ đã có chuyển biến mọi mặt về cả trình độ, năng lực thông qua bồi dưỡng, học tập và hoạt động thực tiễn, làm quen, thích ứng với cơ chế quản lý mới. Những năm qua đội ngò cán bộ trên toàn quốc đã có sự ổn định về biên chế và cũng có sự nâng cao về trình độ. Bên cạnh những mựt ưu điểm cơ bản ở trên thì cũng còn có những nhược điểm và hạn chế sau
- Tình trạng vừa thừa, vừa thiếu đang diễn ra khá phổ biến, thừa những cán bộ chưa được đào tạo về quản lý kinh tế để thích ứng được với những thay đổi của nền kinh tế thị trường và thiếu những cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, chuyên môn đáp ứng được yêu cầu quản lý kinh tế.
- Một khối lượng lớn cán bộ đang làm nhiệm vụ quản lý kinh tế chưa được đào tạo một cách cơ bản và có hệ thống về quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Mặt khác kiến thức về công nghệ yếu kém, họ không có khả năng tiếp nhận hoặc có hiểu một cách rất mơ hồ. Chính vì sự yếu kém của các cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp, đã làm cản trở sự phát triển đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
chiến lược chính sách và cấp trực tiếp quản lý kinh doanh ở các doanh nghiệp.
- Công tác đào tạo cán bộ nói chung và cán bộ quản lý kinh tế nói riêng chưa gắn với quy hoạch cán bộ. Hơn nữa việc bố trí sử dụng cán bộ chưa hợp lý và trong nhiều trường hợp còn nặng nề về cơ cấu, thiếu mạnh dạn đề bạt những cán bộ trẻ, chưa có giải pháp cụ thể để khuyến khích những cán bộ trẻ có năng lực vào những vị trí mới, nhiệm vụ mới.
Tuy nhiên trong những năm đổi mới về kinh tế, đội ngò cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh ở nước ta hiện nay đã có những chuyển biến rõ rệt. Từ chỗ là người thừa hành trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung từ trên xuống và bao cấp tràn lan thì nay đội ngò nay đã từng bước thích ứng, làm quen được với cơ chế thị trường, cạnh tranh với nhiều thành phần kinh tế và hợp tác với nước ngoài. Nhiều giám đốc đã tỏ ra năng động, sáng tạo trong tự chủ sản xuất, mở ra nhiều hướng đi mới, hợp lý cho doanh nghiệp và thu được nhiều kết quả tốt. Nhiều người lãnh đạo đã đứng vững vàng và đưa doanh nghiệp đi lên trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh đầy khốc nghiệt, đưa doanh nghiệp bước vào giai đoạn phát triển mới với kỹ thuật hiện đại, chủng loại sản phẩm mới, chất lượng sản phẩm ca, vốn hoạt động lớn, quan hệ với nhiều khách hàng và có uy tín trên thị trường trong nước, bắt đầu có tiếng vang trên thị trường quốc tế.
2 – Tiêu chuẩn hóa cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp.
Tiêu chuẩn hóa cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp là quá trình làm rõ và gắn kết các yêu cầu của từng vị trí, chức vụ công tác với các tiêu chuẩn cụ thể với chế độ quyền hạn, trách nhiệm, đãi ngộ.
Khi tiến hành tiêu chuẩn hóa cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp cần căn cứ vào :
- Khả năng đáp ứng của đội ngò cán bộ quản lý doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong tương lai.
- Đòi hỏi các vị trí chức vụ quản lý sản xuất công nghiệp trong tương lai về kiến thức, kỹ năng, tác phong, phẩm chất.
- Đòi hỏi về hiệu lực quản lý, hiệu quả của toàn bộ hoạt động.
Cán bộ quản lý sản xuất trong doanh nghiệp là thành phần đóng vai trò quyết định đến sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước chính vì thế họ cần phải đạt được các yêu cầu ở các tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ nhất định. Các tiêu chuẩn này phải đáp ứng những yêu cầu và đòi hỏi sau đây ;
- Các tiêu chuẩn đòi hỏi phải phù hợp với chức trách được giao về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi.
- Các tiêu chuẩn phải thực hiện được chức năng chính là tự đào thải các cán bộ yếu kém ra khỏi guồng máy điều hành doanh nghiệp, đưa ra được những con người tài đức của sự nghiệp quản lý chung.
- Các tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo quản lý doanh nghiệp đòi hỏi cán bộ được tuyển dụng phải luôn luôn phấn đấu nỗ lực không ngừng vươn lên mới có thể đảm đương được nhiệm được giao.
Thực tế cho thấy người cán bộ nói chung và người quản lý nói riêng phải thực sự có phẩm chất và năng lực như Hồ Chí Minh đã nói trước hết người quản lý phải có đức. Yêu cầu về tài - đức cho mỗi cán bộ quản lý ở mỗi vị trí khác nhau thì cũng khác nhau và ở mỗi giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên có thể đánh giá theo một tiêu chuẩn và yêu cầu chung như sau ;
- Phải có khả năng tổ chức, có tư duy hệ thống, có khả năng dự báo tình hình biết những khâu yếu và lường trước những khó khăn để ứng phó kịp thời.
- Phải biết sử dụng con người và đào tạo điều kiện cho họ với nhau làm việc tốt, có tình cảm rộng lượng hòa hợp quan tâm đến người khác và nắm đặc điểm tâm lý của họ.
- Có khả năng điều hành sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm của mình vào
công việc được giao. Có khả năng sáng tạo, đề ra những kiến nghị giải pháp mới, biết tận dụng thời cơ để phát triển doanh nghiệp.
- Có trình độ đại học và được đào tạo hệ thống, ham hiểu biết và không ngừng học hoi nhằm nâng cao khả năng của chính mình.
- Về đạo đức cá nhân thì phải luôn trung thực, thật thà nói luôn đi đôi với làm.
- Biết phát huy dân chủ, có tính quyết đoán, dám làm dám chịu trách nhiệm, có ý thức kỷ luật cao, cần kiệm liêm chính.
- Phải là người đã trải qua một số chức vụ quản lý, được thừa nhận là người có tư duy chiến lược, quyết đoán, biết tham khảo ý kiến của cấp dưới để đề ra các biện pháp quản lý có hiệu lực.
Chóng ta nên có thể tóm tắt những đặc điểm riêng của các nhà quản lý để có căn cứ xây dựng nên những tiêu chuẩn đào tạo, bồi dưỡng đội ngò cán bộ lãnh đạo và quản lý trong thực tiễn.
- Hoàn toàn trung thực, người lãnh đạo phải luôn thành thật với suy nghĩ của chính mình, dễ hòa đồng với mọi người.
- Tự biết đánh giá chính mình.
- Tập trung cao độ vào côgn việc mới tiết kiệm được thời gian làm chủ công việc, không thể lãnh đạo và tổ chức thực hiện một công việc có hiệu quả trong tâm trạng rối bời.
- Có khiếu hài ước, vì khi họ cười nhiều sẽ làm cho tam lý thoải mái và giải quyết công việc không trong tình trạng quá căng thẳng.
- Có tính kỷ luật cao, phải có cái uy khi lãnh đạo, ra quyết định.
Tóm lại, chúng ta có thể tóm tắt lại thành năm tiêu chuẩn cơ bản mà bất cứ một nhà quản lý nào đều cần phải có là ;
- Trí là trình độ chuyên môn và sự giao tiếp của nhà quản lý. Người quản lý cần phải am hiểu sâu trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nhanh nhậy với những điều kiện, môi trường sản xuất kinh doanh.
- Tín trước hết là đối với những người lao động dưới quyền, đồgn thời tín với bạn hàng.
- Nhân là phẩm chất của người cán bộ quản lý sản xuất được hiểu trong mối quan hệ với khách hàng và bạn hàng không dùa vào ưu thế của mình mà bóp chết doanh nghiệp bạn.
- Dũng là chỉ ý chí sáng tạo cái mới, không bao giê chịu bằng lòng với cái cũ, không ngủ yên trên công lao động của quá khứ.
- Nghiêm là đảm bảo sức mạnh trên cơ sở nghiêm kỷ luật trên nguyên tắc thưởng phạt côgn bằng, không vị nể tình cảm riêng tư.
Kết luận
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc nghiệt như hiện nay thì đội ngò cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh đóng một vai trò hết sức quan trọng, là những người sẽ đưa đất nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa, thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính vì vậy, đội ngò cán bộ trong giai đoạn hiện nay cần phải có những phẩm chất và năng lực tốt, có trình độ cao để đáp ứng được với những yêu cầu ngày càng cao.
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, đang phát triển với nhịp độ nhanh và cao đã làm thay đổi cơ bản phương thức hoạt động của con người. Do đó, yêu cầu với mỗi cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp cũng ngày càng cao, họ luôn phải có rất nhiều việc phải làm và có nhiều thông tin cần phai xử lý. Vì vậy, những kiến thức mà họ cần có cũng phải nâng cao.
Phạm vi đề tài của bài tiểu luận chỉ quan tâm tới những công việc và mảng kiến thức mà một người quản lý sản xuất công nghiệp cần phải có, nó còn rất nhiều vấn đề liên quan, tuy nhiên với những kiến thức và hiểu biết thì em chỉ nêu ra những vấn đề chủ đạo và có tính cấp thiết hiện nay.
Em nghĩ đề tài còn nhiều thiếu khuyết và sai sót em mong thầy giáo PGS. TS kinh tế Đỗ Văn Phức xem xét và đóng góp ý kiến để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Danh mục tài liệu tham khảo
1 - Sách khoa học quản lý hoạt động kinh doanh – PGS. TS Đỗ Văn Phức. 2 - Sách Kinh tế và quản lý công nghiệp – GS. TS Nguyễn Đình Phan. 3 – Sách quản trị doanh nghiệp – PGS. TS Lê Văn Tâm.
4 – Sách quản trị chiến lược – PGS. TS Lê Văn Tâm.
5 – Những vấn đề quản lý kinh tế ở Việt Nam – khoa quản lý kinh tế, học viện chính trị quốc gia HCM.
6 – Sách nhà quản lý giỏi, nghệ thuật lãnh đạo – NXB Hà Nội.
Mục lục
Lời nói đầu Phần I : sản xuất công nghiệp
I – Sản phẩm công nghiệp
1- thực chất và vai trò của công nghiệp
2- nguyên liệu trong sản xuất kinh doanh công nghiệp
Phần II : Nội dung và tính chất của quản lý sản xuất kinh doanh công nghiệp I – Nội dung của quản lý sản xuất kinh doanh công nghiệp
1 – Thực chất của quản lý
2 – Nội dung và tính chất của quản lý sản xuất kinh doanh công nghiệp 2.1 – Kinh doanh sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế thị trường 2.2 – Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Phần III : Cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp
I – nội dung và tính chất những công việc mà cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp phải đảm nhiệm và hoàn thành
1 – Lập kế hoạch sản xuất công nghiệp
2 - Đảm bảo tổ chức cho doanh nghiệp công nghiệp 3 - Điều phối hoạt động sản xuất công nghiệp
4 – Kiểm tra trong quản lý sản xuất công nghiệp II – Cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp
1 – Thực trạng cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp ở Việt Nam 2 – Tiêu chuẩn hóa cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp
Kết luận