II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM 1 Nhận định những nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến nhập siêu
2. Phân tích đánh giá nguyên nhân nhập siêu của Việt Nam theo khu vực thị trường nhập siêu
2.2.1. Nguyên nhân nhập siêu từ thị trường Trung Quốc:
(1) Trung Quốc là “đại công xưởng của thế giới” với tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ, trình độ sản xuất qui mô lớn. Hàng hóa Trung Quốc, kể cả nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, gia công xuất khẩu đại đa số giá rẻ, phong phú và có tính cạnh tranh cao hơn hàng của nhiều nước khác nên không chỉ Việt Nam mà rất nhiều thị trường khác cũng chịu nhập siêu từ Trung Quốc như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Ấn Độ.
(2) Chưa có nhiều tập đoàn đa quốc gia lớn thiết lập cơ sở sản xuất cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Việt Nam. Đây chính là điểm khác biệt giữa Việt Nam với các nước ASEAN 6. Do các nước này đã thu hút được nhiều tập đoàn đa quốc gia đặt cơ sở sản xuất của khu vực tại nước mình nên kim ngạch xuất khẩu linh kiện điện tử, máy móc, thiết bị điện và cơ khí chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước này sang Trung Quốc.
(3) Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam đại bộ phận tương đồng với Trung Quốc, trong khi chất lượng lại kém hơn nên không thể cạnh tranh được với hàng Trung Quốc và hàng của các đối thủ khác tại thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, giá cả tại thị trường Trung Quốc đối với một số mặt hàng ta có thể xuất sang nước này như dầu thô, dệt may, giầy dép, hàng thủ công mỹ nghệ không cao như tại một số thị trường khác. Vì vậy, các doanh nghiệp của ta có xu hướng xuất khẩu các mặt
hàng này sang các thị trường như EU, Mỹ, Nhật Bản thay vì xuất sang Trung Quốc. Điều này cũng góp phần hạn chế xuất khẩu sang Trung Quốc và làm tăng trị giá nhập siêu.
(4) Các ngành công nghiệp phụ trợ và ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam chưa phát triển nên ta vẫn phải nhập một khối lượng lớn vải cũng như phụ tùng, linh kiện ô tô, xe máy và các loại phụ tùng máy móc khác từ Trung Quốc để phục vụ sản xuất trong nước.