Con đường phía trước:

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Kinh tế vĩ mô “ Toàn cầu hóa và những mặt trái “ (Trang 29 - 34)

9.1 Lợi ích và hệ tư tưởng: Trong khi các tổ chức dường như coi những lợi ích thương mại và tài chính trên hết thảy mọi thứ khác, họ lại không cho là mình đang làm điều thương mại và tài chính trên hết thảy mọi thứ khác, họ lại không cho là mình đang làm điều đó, mặc cho những bằng chứng chứng minh điều ngược lại. Như vậy, thách thức lớn nhất không phải nằm trong bản thân các tổ chức mà là trong tư duy; quan tâm đến môi trường, đảm bảo rằng người nghèo có tiếng nói trong các quyết định ảnh hưởng đến họ, thúc đẩy dân chủ thương mại công bằng là cần thiết nếu muốn đạt được những lợi ích tiềm tàng của toàn cầu hoá. Vấn đề là các tổ chức này phải thể hiện suy nghĩ của những người mà chúng có trách nhiệm quan tâm. Nhưng, việc thay đổi hệ tư tưởng đã ăn sâu vào một tổ chức như IMF,WTO, WB là không hề dễ dàng.

9.2 Sự cần thiết phải có các tổ chức công quốc tế: Chúng ta không thể đảo ngược được toàn cầu hoá. Chúng ta phải sống chung với nó. Vấn đề là chúng ta làm thế nào để được toàn cầu hoá. Chúng ta phải sống chung với nó. Vấn đề là chúng ta làm thế nào để toàn cầu hoá hoạt động có hiệu quả. Và để cho nó hoạt động có hiệu quả cần phải có các tổ chức công quốc tế. Tất nhiên, những tổ chức này nên tập trung vào những vấn đề cần thiết phải có hành động phối hợp toàn cầu bởi lẽ toàn cầu hoá nghĩa là sự gia tăng nhận thức về những "đấu trường"có ảnh hưởng mang tính toàn cầu. Chính trong những đấu trường đó cần thiết phải có sự phối hợp hành động toàn cầu và những hệ thống giám sát toàn cầu. Sự nhận thức về những lĩnh vực này đã đi kèm với sự hình thành các tổ chức toàn cầu để giải quyết những mối lo chung.

9.3 Quản trị và minh bạch: Sự thay đổi cơ bản nhất, cần thiết để làm cho toàn cầu hoá hoạt động theo hướng mà nó nên đi là cần có một sự thay đổi về cơ cấu quản trị. Điều hoá hoạt động theo hướng mà nó nên đi là cần có một sự thay đổi về cơ cấu quản trị. Điều này đòi hỏi phải có sự thay đổi về cách bỏ phiếu ở IMF, WB và trong tất cả các tổ chức kinh tế quốc tế. Những thay đổi đó nhằm đảm bảo rằng không chỉ tiếng nói của các bộ trưởng thương mại được nghe ở WTO hay tiếng nói của bộ trường tài chính ở IMF và WB. Tuy nhiên, để có được những thay đổi này không phải là điều dễ dàng.

Nếu không có sự thay đổi cơ bản trong cơ cấu quản trị, cách quan trọng nhất là các tổ chức quốc tế nên quan tâm hơn đến người nghèo, môi trường và những mối quan tâm chính trị xã hội rộng lớn là phải tăng cường tính minh bạch và mở cửa. Chúng ta đã công nhận vai trò quan trọng hiển nhiên của báo chí tự do và quyền được tiếp cận thông tin để kiểm soát

các chính phủđược bầu cử dân chủ của chúng ta. Bất kì thủ đoạn nào, bất kì sự ưu ái nào đều phải chịu sự phán xét và áp lực của dư luận đã có tác động hết sức hiệu quả. Minh bạch thậm chí còn quan trọng hơn trong các tổ chức công như IMF, WB, WTO bởi vì những nhà lãnh đạo đó không được bầu trực tiếp. Mặc dù, chúng là tổ chức công nhưng chúng không chịu trách nhiệm trực tiếp đối với công chúng. Trong khi điều này hàm ý rằng, các tổ chức này phải công khai hơn thì thực tế chúng thậm chí còn kém minh bạch hơn. Mà như chúng ta đã biết, sự thiếu minh bạch thường gây ra những hậu quả nghiệm trọng, tuy nhiên ngay cả khi các chính sách không bị ảnh hưởng bởi những lợi ích cục bộ, sự bí mật cũng gây ra nghi ngờ và chính sự nghi ngờ này làm tăng nguy cơ và giúp duy trì các phong trào phản đổi. Vì thế, một yêu cầu đặt ra là các tổ chức công phải tăng cường công khai và minh bạch bởi lẽ mọi người dân trên thế giới này cần phải biết được các tổ chức này đang làm gì và các quyết định đó được đưa ra như thế nào.

9.4 Cải cách IMF và hệ thống tài chính toàn cầu: Nhận thức về các vấn đề toàn cầu hoá đã tiến một bước dài. Nhưng cải cách hệ thống tài chính quốc tế mới chỉ bắt đầu. Do hoá đã tiến một bước dài. Nhưng cải cách hệ thống tài chính quốc tế mới chỉ bắt đầu. Do đó, những cải cách cần thiết chủ yếu bao gồm:

** Thừa nhận sự nguy hiểm của tự do hoá thị trường tài chính và rằng các luồng vốn ngắn hạn ( dòng tiền nóng) gây ra ngoại ứng lớn, gây thiệt hại trực tiếp cho những người không tham gia trực tiếp vào giao dịch. Vì thế, các tổ chức quốc tế nên tập trung nỗ lực làm cho sự can thiệp có hiệu quả hơn.

** Cải cách luật phá sản và ngừng thanh toán. Cách phù hợp để giải quyết vấn đề khi con nợ tư nhân không trảđược cho các chủ nợ, dù cho nợ nước ngoài hay nợ trong nước là phá sản chứ không phải thông qua các chương trình trợ giúp của IMF để giúp các chủ nợ. Một cải cách như vậy sẽ có lợi là làm cho các chủ nợ phải cẩn thận và kĩ càng hơn khi cho vay.

** Không dựa nhiều vào các chương trình trợ giúp. Bởi nó thường làm giảm sự cẩn trọng khi cho vay và làm giảm động lực áp dụng các biện pháp chống rủi ro tỷ giá.

** Cải tiến kiểm soát ngân hàng - kể cả về nội dung quy định và việc thực hiện - ở cả các nước đang phát triển và kém phát triển. Những quy định thiếu chặt chẽở các nước đang phát triển có thể gây ra thói quen cho vay thiếu lành mạnh, dẫn đến "xuất khẩu" tính bất ổn sang nước khác. Sự nới lỏng kiểm soát tài chính và sự lệ thuộc quá mức vào những tiêu chuẩn vốn an toàn đã bị làm sai lệch và làm tăng tính bất ổn. Điều cần thiết là phải có một cách tiếp cận rộng hơn, ít giáo điều hơn đối với việc kiểm soát tài chính, được điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh và năng lực của mỗi nước.

** Cải tiến quản lí rủi ro bằng cách mua bảo hiểm chống lại những biến động trên thị trường vốn quốc tế.

** Cải tiến hệ thống bảo hiểm xã hội để nâng cao năng lực của những người dễ bị tổn thương ở trong nước để họ chống đỡ rủi ro tốt hơn.

** Nâng cao khả năng đối phó với khủng hoảng bằng cách thiết kế các chương trình trợ giúp phù hợp, đảm bảo hệ thống bảo hiểm xã hội thực sự tồn tại ở các nước đang phát triển và hoạt động một cách có hiệu quả, giữ vững ổn định chính trị- xã hội để có thể thu hút luồng vốn nước ngoài vào trong nước một cách thường xuyên và ổn định …

9.5 Cải cách WB và viện trợ phát triển: Sau một chuỗi dài những thất bại ở các nước phát triển- các tổ chức quốc tế trong đó có WB đã bắt đầu xử lý nghiêm túc những vấn đề phát triển- các tổ chức quốc tế trong đó có WB đã bắt đầu xử lý nghiêm túc những vấn đề căn bản mà người ta phê phán nó. Quá trình xử lí này có liên quan đến sự thay đổi triết lí ở 3 khu vực: phát triển, viện trợ nói chung và viện trợ của WB nói riêng, và mối quan hệ giữa WB và các nước đang phát triển. Thông qua việc xử lí và cải cách này, họđã nhận ra được tầm quan trọng của các vấn đề mà họđã nhận thức được từ lâu như: việc chỉ chi tiêu trong giới hạn ngân sách, tầm quan trọng của giáo dục và sựổn định của kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, họ cũng nhận ra được nhiều bài học mới như thành công không chỉ đến từ việc thúc đẩy giáo dục phổ thông mà còn từ sự hình thành nền tảng công nghệ mạnh, bao gồm cho cả hỗ trợ cho đào tạo công nghệ cao; các nước hoàn toàn có thể vừa nâng cao sự công bằng vừa đạt được tăng trưởng nhanh cùng một lúc; sự ủng hộ thương mại và mở cửa cũng quan trọng nhưng chính tạo việc làm từ mở rộng xuất khẩu chứ không phải mất việc làm do tăng

nhập khẩu, đã đóng góp vào tăng trưởng. Khi các chính phủ hành động để thúc đẩy xuất khẩu và hỗ trợ các doanh nghiệp mới, tự do hoá sẽ có tác dụng.

9.5.1 Viện trợ: có thể tạo vật cản cho sự chuyển đổi hiệu quả do việc áp đặt các điều kiện mang tính chính trị và tồi tệ hơn những điều kiện này làm xói mòn các tiến trình dân kiện mang tính chính trị và tồi tệ hơn những điều kiện này làm xói mòn các tiến trình dân chủ. Vì thế, cần thay thế việc áp đặt các điều kiện lên một nước bằng việc cho phép họ tự do lựa chọn chiến lược phát triển và chấm dứt chỉ đạo vi mô như trong quá khứ. Bởi lẽ, viện trợ mang tính lựa chọn có thể có những tác động đáng kể, vừa thúc đẩy tăng trưởng vừa làm giảm nghèo đói.

9.5.2 Xoá nợ: Đối với các nước đang phát triển nợ nần là một gánh nặng trong quá trình phát triển đất nước bởi lẽ một phần lớn thu nhập từ xuất khẩu của họ phải dùng để trả trình phát triển đất nước bởi lẽ một phần lớn thu nhập từ xuất khẩu của họ phải dùng để trả nợ cho các nước phát triển. Vì vậy, nếu không xoá nợ, các nước đang phát triển không thể tăng trưởng được. Tuy nhiên, các chương trình xoá nợ hiện nay mới chỉ là xoá nợ cho những nước nghèo nhất, chính vì thế chương trình này cần phải được tiến xa hơn nữa đặc biệt là những quốc gia bịảnh hưởng bởi những sai lầm của các chính sách của IMF.

9.6 Cải cách WTO và cân bằng lịch trình thương mại: Cải cách WTO sẽđòi hỏi suy nghĩ sâu hơn về một lịch trình thương mại công bằng- công bằng hơn trong cách đối xử lợi nghĩ sâu hơn về một lịch trình thương mại công bằng- công bằng hơn trong cách đối xử lợi ích của các nước đang phát triển, công bằng hơn khi đối xử với những mối quan tâm vượt ra ngoài phạm vi thương mại như môi trường.

9.7 Tiến đến toàn cầu hoá giàu tính nhân văn: Một trong những lí do người ta phản đối toàn cầu hoá là do toàn cầu hoá dường như làm xói mòn những giá trị truyền thống. đối toàn cầu hoá là do toàn cầu hoá dường như làm xói mòn những giá trị truyền thống. Chính vì thế, để đánh giá toàn cầu hoá, những người chịu trách nhiệm quản lí nó cần phải đánh giá đầy đủ những lợi ích tích cực cũng như những mặt trái mà nó đem lại. Bên cạnh đó, cần phải xem xét tốc độ toàn cầu hoá để có thể điều chỉnh, đáp ứng được những thách thức mới và hạn chế những ảnh hưởng của nó đến dân chủ. Nếu toàn cầu hoá tiếp tục được tiến hành theo cách hiện đại, nếu chúng ta không học được những sai lầm trong quá khứ, toàn cầu hoá sẽ không thể thành công trong thúc đẩy phát triển mà còn tiếp tục tạo ra nghèo đói và bất ổn. Nếu không cải cách, làn sóng phản đối đã hình thành sẽ dâng cao hơn và sự bất mãn với toàn cầu hoá sẽ gia tăng. Hơn nữa, để tiến đến toàn cầu hoá giàu tính nhân văn

thì cần phải có sự thay đổi trong các tổ chức và trong tư duy. Hệ tư tưởng thị trường tự do phải được thay bằng những phân tích dựa trên khoa học kinh tế và sựđúc kết từ sự hiểu biết những thất bại của chính phủ và thị trường. Họ cũng cần phải có trách nhiệm với chính phúc lợi của họ. Họ có thể kiểm soát ngân sách sao cho không có sự chi tiêu quá mức, họ có thể xoá bỏ những hàng rào bảo hộ và xây dựng những quy định chặt chẽđể bảo vệ nước họ trước các nhà đầu cơ nước ngoài và hành vi gian lận trong kinh doanh. Họ cần được khuyến khích áp dụng các luật phá sản và cấu trúc luật pháp cần được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình của nước họ, chứ không áp đặt những khuôn mẫu do những nước phát triển hơn định ra. Chính vì thế các tổ chức quốc tế cần phải đảm bảo để các nhà kinh tế, quan chức và chuyên gia ở các nước đang phát triển tham gia tích cực và rộng rãi vào những tranh luận. Có như thế, chúng ta mới có thể tiến tới một toàn cầu hoá mang tính nhân văn sâu sắc.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Kinh tế vĩ mô “ Toàn cầu hóa và những mặt trái “ (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)