TỔNG KẾT CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp tích hợp CSDL các phần mềm Bưu chính hỗ trợ thống kê, báo cáo tại Bưu điện Quảng Bình (Trang 59)

Trong chương này, chúng tôi đã trình đã bày thực trạng các CSDL đang ứng dụng tại Bưu điện Quảng Bình. Qua đó chúng tôi mô tả bài toán cần phải trích rút và tích hợp dữ liệu. Cụ thể là xây dựng CSDL để phục vụ cho ứng dụng “Thống kê và báo cáo doanh thu dịch vụ” được trình bày ở chương tiếp theo, chương 3.

CHƯƠNG 3.

PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG

Trên cơ sở giải pháp tích hợp được trình bày ở chương 2, chúng tôi xây dựng ứng dụng để khai thác dữ liệu trích rút và tích hợp được, chương trình thống kê và báo cáo doanh thu các dịch vụ bưu chính. Các bước về yêu cầu của bài toán cũng như phân tích, thiết kế xây dựng ứng dụng “Thống kê và

báo cáo doanh thu các dịch vụ Bưu chính”, đánh giá kết quả sẽ được trình

bày tại chương này.

1.12. MÔ TẢ HỆ THỐNG ỨNG DỤNG 1.12.1. Mô tả bài toán

Dữ liệu khách hàng phát sinh hàng tháng tại Bưu cục (PO) sẽ có trong CSDL của mỗi Bưu cục đó. Sau đó mỗi Bưu cục này tự thống kê và báo cáo doanh thu riêng tại mỗi Bưu cục (Client). Đồng thời dữ liệu này sẽ được truyền tự động lên máy chủ (Server) và tại mỗi Server có thể thống kê chung hoặc riêng lẻ của tất cả các Bưu cục trực thuộc tỉnh.

Căn cứ doanh thu, sản lượng của mỗi Bưu cục để nhanh chóng hoạch định đường lối chăm sóc khách hàng và đưa ra phương hướng kinh doanh mới.

Kết xuất những báo cáo theo quy định nghiệp vụ.

1.12.2. Xác định yêu cầu của hệ thống

Mục tiêu của hệ thống là xây dựng nên một chương trình chăm sóc khách đáp ứng các yêu cầu sau đây:

 Xây dựng một chương trình cài đặt trên các máy Client và Server tại Bưu cục và tại Bưu điện tỉnh.

 Cho phép người dùng chỉnh sửa các thông tin.  Đưa ra các báo cáo thống kê định kỳ hay đột xuất.

 Hệ thống cung cấp các thông tin hỗ trợ cho chuyên viên thống kê biến động về doanh thu của từng Bưu cục hay toàn tỉnh, để từ đó tham mưu Lãnh đạo đưa ra những chính sách phù hợp.

 Hệ thống cung cấp các biểu mẫu báo cáo nghệp vụ dùng cho tại Bưu cục và cấp cao hơn.

Ưu điểm của hệ thống là giúp cho các Bưu cục và cấp cao hơn quản lý doanh thu thông qua phần mềm.

1.13. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG Phân tích hệ thống

a. Danh sách các tác nhân

STT Tên tác nhân Ý nghĩa

1 Quản trị hệ thống Người quản lý hệ thống

2 Giao dịch viên Nhân viên làm việc tại các Bưu cục 3 Lãnh đạo đơn vị Giám đốc, phó giám đốc huyện 4 Lãnh đạo phòng Cán bộ Trưởng, phó phòng

5 Lãnh đạo tỉnh Giám đốc, phó giám đốc Bưu điện tỉnh

b. Danh sách các ca sử dụng

STT Tên ca sử dụng Ý nghĩa

Gói 1: Quản trị người dùng và phân quyền

1 Phân quyền người dùng

Việc quản lý dựa vào tài khoản (account). Mỗi account như vậy có tên (usename), mật khẩu (password) và kèm theo một số quyền hạn (role) nhất định.

2 Thêm, xóa, sửa

người dùng Thêm, xóa, sửa người dùng dựa vào tài khoản 3 Thêm, xóa, sửa

các quyền (role) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thêm, xóa, sửa các quyền của một nhóm người dùng

4 Xem danh sách

các quyền (role) Xem danh sách các quyền đã tạo trong hệ thống. 5 Xem danh sách

người dùng Xem danh sách người dùng đã tạo trong hệ thống

Gói 2: Xử lý dữ liệu tại Bưu cục cấp huyện

6 Tạo mã khách

hàng Tạo mã khách hàng tại Bưu cục 7 Xử lý dữ liệu Xem và so sánh dữ liệu

8 Chỉnh sửa dữ liệu

Khi đã hiệu chỉnh xong dữ liệu, các dữ liệu không đúng được thêm hoặc xóa

Gói 3: Phân hệ kết xuất báo cáo

9 Các báo cáo chuyên môn

Hỗ trợ cho người dùng lập báo cáo theo quy định của ngành.

c. Sơ đồ và đặc tả các ca sử dụng

Gói 1: Quản trị người dùng và phân quyền

Hình 3-10: Biểu đồ ca sử dụng quản trị người dùng

Gói 2: Xử lý dữ liệu tại các Bưu cục cấp huyện

Hình 3-11: Biểu đồ ca sử dụng giao dịch viên BC huyện

Các tác nhân: Giao dịch viên Bưu cục.

Điều kiện trước: Giao dịch viên đã đăng nhập thành công. Điều kiện sau: Dữ liệu đã được trích xuất và báo cáo.

Mô tả: Giao dịch viên các Bưu cục xem thống kê và báo cáo doanh thu. Nếu có chi tiết bị sai thì có thể chỉnh sửa lại thông tin.

Gói 3: Kết xuất báo cáo

Hình 3-12: Biểu đồ ca sử dụng kết xuất báo cáo.

Các tác nhân: Giao dịch viên, Lãnh đạo đơn vị, phòng ban, Lãnh đạo bưu điện tỉnh

Điều kiện sau: Danh sách báo cáo được lập ra phù hợp với yêu cầu lập báo cáo bởi các người dùng.

Mô tả: Ca sử dụng được sử dụng khi người dùng thực hiện việc lập các báo cáo về doanh thu.

Luồng sự kiện chính:

Hành động của tác nhân Hành động của hệ thống 1. Chọn nhập các tiêu chí để lập báo cáo như

báo cáo chi tiết, báo cáo tổng hợp của từng dịch vụ.

3. Chọn định dạng dữ liệu để chuyển kết quả ra Word, Excel…

5 . Chọn mục in thông tin báo cáo. 6 . Kết thúc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Hiển thị danh sách

4 . Hiển thị kết quả.

Luồng sự kiện phụ: Không có.

1.14. THỬ NGHIỆM

1.14.1. Thử nghiệm chương trình

Dữ liệu đầu vào và dữ liệu đầu ra khi được đưa vào chương trình như sau :

Hình 3-4: Mô hình trích rút dữ liệu.

Như ta biết, CSDL của các chương trình Bưu chính là CSDL có nội dung và dung lượng rất lớn, thậm chí lên đến hàng trăm Gigabyte. Cấu trúc của CSDL đó bao gồm hàng trăm trường (Field) và dữ liệu là rất lớn. Do đó trong quá trình trích rút dữ liệu phải đảm bảo không phá vỡ CSDL riêng lẻ hiện tại và phải phân biệt được dữ liệu nào đã được trích rút, cộng thêm CSDL mới được trích rút phải đảm bảo được tính toàn vẹn của thông tin trong các bảng (Table).

Do vậy, sau khi trích rút và tích hợp CSDL mới đã được bóc tách để có những thông tin cần thiết để khai thác nhưng bên cạnh đó CSDL mới vẫn bảo đảm, toàn vẹn mọi thuộc tính và thông tin như trên CSDL cũ.

CSDL mới khi được tích hợp, nó bao gồm các thông tin của các CSDL đã được trích rút và các thông tin trên các CSDL đó được gắn kết với nhau bởi những quan hệ nhất định.

Qua việc chọn những thông tin cần thiết nhằm phục vụ mục đích của chương trình, quá trình trích rút đã giảm thiểu được sự dư thừa về thông tin không cần thiết trên các CSDL ban đầu, bảo đảm tính toàn vẹn thông tin

trong CSDL mới sau khi được trích rút và tích hợp dễ dàng sử dụng hơn đối với nhu cầu sử dụng.

Việc sử dụng những thông tin có trong CSDL tích hợp rất hữu dụng đối với những yêu cầu của người muốn sử dụng CSDL đó.

Để thấy rõ được, chúng ta xem bảng thống kê sau đây:

Bảng 3-1: So sánh thuộc tính của các CSDL

CSDL đầu vào CSDL tích hợp(Đầu ra) Trước khi

Trích rút trích rútSau khi Trước khiTrích rút Sau khi trích rút, tích hợp

Độ lớn thông tin Cao x x

Những thông tin cần trích rút từ CSDL đầu vào

Độ phức tạp Cao x x Thấp hơn CSDL banđầu

Độ lớn dữ liệu Cao x x Lớn hơn CSDL banđầu

Kết quả x x x

CSDL sau khi được tích hợp có tính đảm bảo toàn vẹn về thông tin từ CSDL ban đầu, các dữ liệu liên kết với nhau bằng những quan hệ và ứng dụng lớn với nhu cầu sử dụng. Sau đây là một số kết quả thể hiện của việc trích rút và tích hợp dữ liệu:

Chức năng Quản lý thông tin

Với chức năng này người dùng có thể xem chi tiết phát sinh đi và đến từng ngày của các dịch vụ. Nếu có dữ liệu bị sai thi người dũng cũng có thể thêm hay xóa các dữ liệu sai đó.

Chức năng Báo cáo doanh thu

Ví dụ doanh thu của EMS đi:

Tại phần này người sử dụng có thể xem chi tiết hoặc tổng hợp doanh thu của dịch vụ EMS đi theo từng giai đoạn cần xem.

Tương tự các dịch vụ khác cũng báo cáo như trên.

1.14.2. Đánh giá kết quả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3-2: So sánh hình thức sử dụng thủ công và sử dụng phần mềm để thống kê và báo cáo doanh thu dịch vụ.

TT Ghi chép thủ công Sử dụng phần mềm Ghi chú

Diễn giải

Ghi chép sản lượng đi và đến tại Bưu cục hàng ngày một cách chi tiết.

Sử dụng các công cụ, chức năng của phần mềm để xem chi tiết và tổng doanh thu theo bất cứ thời gian tùy chọn.

Thời gian Bắt đầu từ đầu tháng đến

cuối tháng. Bất cứ khi nào.

Hình thức

Sử dụng ấn phẩm nghiệp vụ, văn phòng phẩm, đóng sổ lưu giữ, bảo quản hàng tháng.

Trích xuất file và lưu giữ thông tin trên máy tính hoặc in.

Tính linh động

Khi cần kiểm tra, đối chiếu theo ngày hoặc tháng nào thì phải mất thời gian mở, tra sổ và tìm kiếm.

Bất cứ khi nào.

Độ chính

xác 100% 96%

Qua ứng dụng cho thấy những kết quả đạt được sau đây:

Dữ liệu đầu vào bao gồm các CSDL với dung lượng rất lớn. Nhưng qua chương trình thì đã trích rút và tích hợp lại thành CSDL mới, cần thiết có độ phức tạp thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ thông tin.

Các chức năng hệ thống hoạt động theo đúng yêu cầu đặt ra, tích hợp tất các dữ liệu dịch vụ Bưu chính về kho dữ liệu. Chương trình đã triển khai áp

dụng thực tế tại các Bưu cục và Bưu điện tỉnh Quảng Bình bước đầu mang lại những kết quả như mong đợi.

Xây dựng được chương trình thống kê và báo cáo doanh thu đã thay thế được cách làm thủ công trước đây mỗi tháng, mỗi quý các Bưu điện huyện, thị lập file excel để quản lý. Chương trình trích xuất ra các báo cáo dưới dạng Exel để dễ quản lý và báo cáo lên lãnh đạo đơn vị. Các chức năng của phần mềm trả về các biểu thống kê và báo cáo tương đối chính xác. Qua đó làm cho Giao dịch viên tại các Bưu cục kiểm soát được doanh thu và báo cáo chính xác, nắm bắt được số lượng khách hàng để phân ra các đối tượng khách hàng để kịp thời có kế hoạch chăm sóc khách hàng.

Mặt khác Lãnh đạo đơn vị nắm bắt được kết quả kinh doanh của từng Bưu cục và trên toàn đơn vị. Qua đó nhằm đánh giá kết quả, hiệu quả kinh doanh để kịp thời chấn chỉnh và điều phối hoạt động kinh doanh phù hợp.

3.3.3. Minh họa ứng dụng

Giao diện chính của ứng dụng:

Tùy chọn ngày để xem và điều chỉnh dữ liệu: Dịch vụ EMS:

Dịch vụ CT2003:

Biểu đồ thể hiện doanh thu chung toàn tỉnh và từng bưu cục:

Báo cáo doanh thu chi tiết của từng dịch vụ:

Dịch vụ EMS:

Báo cáo chi tiết:

Báo cáo tổng Doanh thu: EMS đến: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

EMS đi:

Dịch vụ Chuyển tiền (CT2003): Báo cáo chi tiết:

Chức năng quản trị

Giao diện chương trình:

Chức năng của quản trị hệ thống

Sau khi đăng nhập thành công, giao diện màn hình làm việc của quản trị hệ thống như sau:

Tại đây, người quản trị cung cấp tên đăng nhập (user) cũng như mật khẩu (password) cho từng Bưu cục.

KẾT LUẬN

1. Kết quả đạt được

Đề tài đã tìm hiểu cơ sở lý thuyết về kho dữ liệu, tích hợp dữ liệu, đặc biệt là hệ quản trị CSDL SQL server, qua đó có thể ứng dụng trong việc tổ chức lại việc lưu trữ của doanh nghiệp. Từ cở sở lý thuyết đó, chúng tôi đã đề xuất giải pháp tích hợp các CSDL cần thiết tạo thành kho dữ liệu thống nhất và triển khai xây dựng ứng dụng hỗ trợ trong các hoạt động kinh doanh của đơn vị. Hệ thống hoạt động tốt đúng theo yêu cầu đề ra và bước đầu áp dụng tại các Bưu cục của các đơn vị tại Bưu điện tỉnh Quảng Bình đạt kết quả khả quan được Lãnh đạo đánh giá cao về lợi ích và thuận lợi cho cán bộ công nhân viên của đơn vị.

2. Hạn chế

- Chưa thiết kế và thực thi đầy đủ các công cụ, các luật để hỗ trợ người dùng xử lý dữ liệu một cách tự động.

- Do sự eo hẹp về thời gian cũng như hạn chế về tài liệu và trình độ bản thân còn hạn chế, nên bản luận văn chưa thể đi sâu vào phân tích đầy đủ mọi nghiệp vụ cũng như các phát sinh thực tế. Nên không tránh khỏi những thiếu sót và chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu thực tế.

3. Hướng phát triển

Mặc dù bước đầu đã áp dụng thành công những vấn đề nêu ra. Tuy nhiên, để có thể hoàn thiện tốt hơn, đề tài cần nghiên cứu bổ sung thêm các nội dung sau:

- Cần phải tích hợp CSDL thành một thể thống nhất để khai thác và ứng dụng thêm nhiều ứng dụng khác nhau và tiện ích hơn.

- Xây dựng hoàn thiện hệ thống tích hợp dữ liệu.

- Nghiên cứu khả năng tích hợp dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn, đặc biệt từ nguồn Internet nhằm phát triển hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Nguyễn Văn Ba (2005), Phát triển hướng đối tượng với UML 2. 0 và

C++, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

[2] TS. Nguyễn Thanh Bình, Bài giảng kho dữ liệu và hệ hỗ trợ ra quyết

định, Trung tâm công nghệ thông tin, Đại học Huế.

[3] TS. Nguyễn Thanh Bình (2007), Bài giảng phân tích và thiết kế hệ

thống hướng đối tượng. Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng.

[4] Lê Hoàng Dũng, Nguyễn Trần Minh Khuê sưu tầm giới thiệu, Nhà Kho

dữ liệu.

[5] Khoa Khoa Học & Kỹ Thuật Máy Tính Trường Đại Học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh (2010), Giáo trình khai phá dữ liệu, Học kỳ I 2009- 2010.

[6] GSTS Hoàng Kiếm (2004), Giáo trình Cơ sở tri thức và ứng dụng, Trung tâm phát triển công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[7] Phạm Hữu Khang (2007), Giáo trình MS SQL Server, Hà Nội.

[8] PGS. Đỗ Phúc (2006), Giáo trình khai phá dữ liệu và data warehousing. Đại học quốc gia TP HCM.

[9] Tổng công ty Bưu Chính Việt Nam (2004), Quy định về hệ thống Mã

Bưu Chính Việt Nam.

[10] Viện Công nghệ Thông tin (1997), Kho dữ liệu - Data Warehouse, Hà Nội.

Tiếng nước ngoài.

[11] Copyright 2008 by Vincent Rainardi, Building a Data Warehouse with

Example in SQL Server.

[12] Gary M. Weiss. Data mining in telecommunicaton. [13] W. H.INMON. Building the Data Warehouse.

[14] ZhaoHui Tang, Jamie MacLennan, Data Mining with SQL Server 2005.

Trang Web

[15] http://www.msdn.microsoft.com/

[16] http://en.wikipedia.org/wiki/Data_integration [17] http://en.wikipedia.org/wiki/Data_warehouse ….

PHỤ LỤC

Danh sách mã Bưu chính Tỉnh Quảng Bình Bảng mã seri theo Quận/Huyện

TP ĐỒNG HỚI: GDTT 510000 KT3 510100 B/C BẮC LÝ 2 511190 B/C ĐẠI HỌC 511201 B/C CỘN 511240 B/C HẢI ĐÌNH 511000 B/C GA 511220 B/C PHÚ QUÝ 511960 B/C LỘC ĐẠI 511120 Huyện Lệ Thủy: Thị trấn Lệ Thủy 513900 B/C Mỹ Đức 514120 B/C Chợ Mai 514410 B/C Chợ Chè 513970 B/C Chợ Cưỡi 513950 B/C Sen Thủy 514390 B/C Chợ Trạm 514290

Huyện Quảng Ninh:

Quảng Ninh 613600 B/C Dinh Mười 513770 B/C Cổ Hiền 513680 B/C Mỹ Trung 513780 B/C Áng Sơn 513710 Huyện Bố Trạch: Bố Trạch 511500 B/C Lý Hòa 511570 B/C Trooc 511790 B/C Thanh Khê 511590 B/C Thọ Lộc 511640 B/C Phong Nha 511860 B/C Chánh Hòa 512020 B/C Nam Gianh 511680 Huyện Quảng Trạch: Quảng Trạch 512200 B/C Hòa Ninh 512570 B/C Quảng Thọ 512220 B/C Chợ Sãi 512510 B/C Roòn 512280

Huyện Tuyên Hóa:

Tuyên Hóa 512800

B/C Chợ Cuồi 513060

B/C Chợ Gát 512580

B/C Ngọa Cương 512430

B/C Tân Ấp 512910

Huyện Minh Hóa:

Minh Hóa 513200

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp tích hợp CSDL các phần mềm Bưu chính hỗ trợ thống kê, báo cáo tại Bưu điện Quảng Bình (Trang 59)