CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực hiện hướng đến tìm ra phương pháp tách chiết DNA mới bằng hạt nano sắt từ tự tổng hợp tại phòng thí nghiệm (Trang 40)

Kết luận:

Với kết quả nghiên cứu này đem lại, các kết luận được rút ra như sau:

1. Hoàn chỉnh quy trình tổng hợp hạt sắt từ và tự tổng hợp được sản phẩm mong muốn bằng phương pháp đồng kết tủa với các thông số cụ thể: phản ứng thực hiện trong điều kiện không có oxi, nhiệt độ môi trường tổng hợp 60oC, thành phần tham gia phản ứng gồm 5 ml dung dịch FeSO4 0,1 M và 5ml dung dịch FeCl3 0,2 M , 10 ml NH4OH 0,8M dùng làm chất khử , tốc độ nhỏ giọt 1 giọt/giây. Hạt nano sắt từ sau khi tổng hợp sẽ được rửa hạt bằng nước cất, đến khi pH nước rửa về pH thì dừng rửa. Sản phẩm được lưu trữ trong dung môi là nước đã sục khí trơ.

2. Việc thu tách DNA bằng hạt sắt từ tự tổng hợp cũng đã thành công; DNA tách được đạt yêu cầu tinh sạch. Quy trình thu tách DNA gồm các bước: ly giải màng tế bào, gắn DNA với hạt sắt từ, rửa tủa và giải hấp thu hồi DNA. Thành phần đệm dùng trong giai đoạn gắn gồm PEG 6000 10% và NaCl 3M. Hóa chất dùng rửa tủa là ethanol tuyệt đối. Quá trình giải hấp được thực hiện với đệm TE 1X pH=8.

Kiến nghị:

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đã xảy ra một vài điểm cần lưu ý và cần có biện pháp xử lý.

Thứ nhất, về vấn đề kiểm tra lại kích thước hạt nano sắt từ đã được tổng hợp. Các mẫu hạt cần phải được đem đi chụp TEM để xác định độ phân bố kích thước hạt, cũng như từ tính của hạt. Từ kết quả thu được mới có thể khẳng định một cách chính xác về chất lượng và độ ổn định của hạt nano sắt từ tổng hợp.

Thứ hai, về vấn đề bảo quản hạt nano sắt từ sau tổng hợp. Sự có mặt của oxi trong không khí và oxi hòa tan trong dung môi bảo quản là yếu tố gây suy giảm từ

tính của hạt nano sắt từ trong quá trình bảo quản. Vì vậy, đề nghị sục khí argon vào dung dịch bảo quản chứa hạt nano sắt từ, đồng thời, sử dụng dụng cụ chuyên dụng bịt kín miệng dụng cụ chứa hạt nano sắt từ. Mặt khác, nên lưu giữ hạt nano sắt từ trong các dụng cụ có dung tích nhỏ, hạn chế mở dụng cụ chứa.

Thứ ba, hiện tượng các hạt nano sắt từ tự kết tụ với nhau do lực tương tác giữa các hạt. Để giải quyết vấn đề này, có hai cách, một là bảo quản hạt nano sắt từ trong các dung môi có các chất hoạt động bề mặt để phân tán đồng nhất các hạt trong dung môi, hai là phải đồng hóa hạt trong mỗi lần sử dụng. Một hướng khác là bao phủ bề mặt hạt nano sắt từ bằng các chất hóa học, từ đó làm các hạt tịch điện cùng dấu, tạo ra lực đẩy giữa các hạt.

Thứ tư, về chất lượng DNA thu tách bằng phương pháp sử dụng hạt nano sắt từ. Kết quả điện di thu được cho thấy các băng DNA không mịn, xuất hiện các tia. Điều này có lẽ DNA đã bị đứt gãy. Vì vậy, cần sử dụng thêm các hóa chất bảo vệ DNA và biến tính các DNA. Ngoài ra, để chắc chắn DNA thu được không bị đứt gãy sau khi đã sử dụng các biện pháp bảo vệ, cần thực hiện các kỹ thuật kiểm tra sự toàn vẹn của DNA.

Thứ năm, nghiên cứu này chưa thực hiện khảo sát so sánh khả năng tách DNA bằng hạt nano sắt từ với tách DNA bằng phenol-cloroform. Vì vậy nghiên cứu tiếp theo cần thực hiện đồng thời hai phương pháp trên, từ đó có những đánh giá khách quan.

Ngoài sử dụng hạt nano sắt từ trong thu tách DNA, trên thế giới, hạt nano sắt từ còn được xử lý bề mặt bằng một số chất, ví dụ như hạt nano sắt từ có gắn nhóm amin[30], hạt nano sắt từ có gắn nhóm cacboxyl [27] . Một số nghiên cứu khác khảo sát ảnh hưởng của diện tích bề mặt hấp phụ lên khả năng tách DNA thông qua việc dùng phức hợp cacbone nano tube [31] và hạt nano sắt từ. Do đó, để có đánh giá toàn diện hơn về phương pháp thu DNA bằng hạt nano sắt từ, cần tiến tổng hợp và xử lý bề mặt hạt oxit sắt từ với các nhóm–NH2, - COOH. Sau đó so sánh khả năng tách DNA của các loại hạt oxit sắt từ : hạt trần, hạt được gắn thêm nhóm chức bề mặt –NH và phức hệ hạt oxit sắt từ - cacbone nano tube.

Long

Một vấn đề đáng chú ý khác đó là thu tách RNA, protein. RNA, đặc biệt là miRNA là đối tượng nhận được nhiều sự quan tâm trong các nghiên cứu về việc tầm soát và phát hiện ung thư. Một số nghiên cứu đã thực hiện tách mRNA bằng hạt nano sắt từ được gắn nhóm –COOH và đạt thành công[32]. Bên cạnh các ứng dụng thu tách các phân tử sinh học, hạt nano sắt từ được sử dụng làm các chất nền, chất mạng trong các nghiên cứu về cố định enzyme, dẫn truyền thuốc, tiêu diệt tế bào ung thư, ví dụ như sử dụng protein conora được cố định trên hạt nano từ để xâm nhập vào tế bào ung thư [29]. Do đó, đề nghị định hướng nghiên cứu tiếp theo cho ứng dụng của hạt nano từ tính trong y sinh.

Long

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực hiện hướng đến tìm ra phương pháp tách chiết DNA mới bằng hạt nano sắt từ tự tổng hợp tại phòng thí nghiệm (Trang 40)