HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Những nội dung phân tích ở chương 1 và chương 2 của luận án cho thấy, để phát triển và thực hiện có hiệu hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ Việt Nam cần có hệ thống giải pháp mang tính khoa học, đồng bộ. Do đó, việc hoàn thiện và tăng cường hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU cần phải gắn với những giải pháp nằm giải quyết những vấn đề chung của xúc tiến xuất khẩu ở Việt Nam và nhóm giải pháp cho những vấn đề mang tính đặc thù riêng của khu vực thị trường này.
3.4. 1 Nhóm giải pháp chung cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam
3.4.1.1 Hoàn thiện hành lang pháp lý cho các hoạt động xúc tiến xuất khẩu
Hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Quản lý Nhà nước đóng một vai trò quan trọng đối với các hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Quản lý Nhà nước góp phần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, công bằng khuyến khích các doanh nghiệp và tổ chức tham gia vào hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Trong thời gian vừa qua công tác quản lý Nhà nước
trong lĩnh vực này còn nhiều tồn tại: Chức năng của cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động xúc tiến xuất khẩu còn chồng chéo và không rõ ràng; các quy định về phạm vi trách nhiệm quản lý hoạt động xúc tiến xuất khẩu chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành hữu quan từ trung ương đến địa phương. Do đó, các doanh nghiệp, các tổ chức làm công tác xúc tiến xuất khẩu thường gặp phải những thủ tục phiền hà trong việc xin giấy phép hoạt động; quản lý Nhà nước chưa nghiêm minh gây nên tình trạng lộn xộn trong quản lý hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Vì vậy, Chính phủ cần kiện toàn bộ máy cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động xúc tiến xuất khẩu nhằm chuyên môn hoá việc ban hành luật, các văn bản pháp luật và quản lý giám sát các hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Ngoài ra, các Bộ, Ngành khác nhau tuỳ theo chức năng quản lý cần chú trọng hơn trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu có tính chất đặc thù của ngành mình. Các cơ quan chính quyền địa phương có thể đưa ra những quy định riêng phù hợp với điều kiện, đặc điểm địa phương về văn hoá, kinh tế, song không được trái với các văn bản pháp quy về xúc tiến xuất khẩu của Nhà nước. Cần quy định chức năng nhiệm vụ rõ ràng cho các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực xúc tiến xuất khẩu. Làm được như vậy, các doanh nghiệp, các tổ chức tham gia vao hoạt động xúc tiến xuất khẩu có thể biết đích xác cơ quan nào quản lý trực tiếp và co thể hỗ trợ hữu hiệu cho hoạt động của họ.
Cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là khâu giấy phép, giảm bớt những giấy phép không cần thiết. Chính phủ cũng cần chấn chỉnh lại công tác kiểm tra giám sát các hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay theo đúng quy định của pháp luật và xử lý nghiêm minh những sai phạm.
Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho các hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Hành lang pháp lý điều tiết và quản lý các hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở nước ta đã hình thành song còn đang trong quá trình hoàn thiện. Hệ thống pháp quy chi phối và quản lý các hoạt động xúc tiến xuất khẩu hiện nay rất rộng và tản mạn ở rất nhiều các văn bản khác nhau, không đảm bảo tính thống nhất và còn nhiều bất cập. Chẳng hạn như: Các quy định và nội dung hỗ trợ về tài chính thuộc các văn bản của Bộ Tài chính, các văn bản về xây dựng và triển khai các chương trình xúc tiến thuộc thẩm quyền của Bộ Công thương, hoạt động tổ chức tuần/ ngày văn hóa việt nam ở nước ngoài chịu sự điều tiết trực tiếp của các quy định thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin. Do vậy, Chính phủ cần phải tiếp tục hoàn thiện thêm và phải coi đây là công việc ưu tiên hàng đầu. Cần ban hành một hệ thống chính sách đầy đủ, chính xác, ổn định, tránh thay đổi quá nhiều, quá nhanh gây khó khăn cho các hoạt động xúc tiến xuất khẩu.
Tăng cường phổ biến pháp luật, giám sát, kiểm tra và thanh tra các hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Điều này gián tiếp giúp các doanh nghiệp có hướng đi đúng trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu đối với tất cả các thị trường, trong đó có thị trường EU.
3.4.1.2 Thực hiện phát triển mạng lưới xúc tiến xuất khẩu quốc gia, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa tất cả các đối tác tham gia
Hoạt động xúc tiến xuất khẩu đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ giữa Chính phủ, các tổ chức hỗ trợ thương mại và cộng đồng doanh nghiệp. Sự đa dạng và đa tầng của các đối tác tham gia xúc tiến xuất khẩu, các mối liên kết này không thể thông qua các quy định hành chính, các
quan hệ ngành dọc mà là các mối quan hệ chức năng kiểu mạng lưới (trong đó bao gồm các mắt xích trung tâm - nòng cốt và các mắt xích phụ thuộc - vệ tinh) vừa phù hợp với điều kiện và những lợi thế của đối tác, vừa đảm bảo được sự thống nhất quản lý và hướng dẫn của Chính phủ đối với việc thực hiện mục tiêu xúc tiến xuất khẩu đề ra. Các tổ chức nòng cốt là: Bộ Công Thương (Cục xúc tiến thương mại), các bộ ngành liên quan đến thương mại như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư…, các hiệp hội ngành hàng, hiệp hội doanh nghiệp và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Các tổ chức vệ tinh của mạng lưới là các tổ chức xúc tiến xuất khẩu Nhà nước cấp tỉnh/thành phố, các thương vụ tại nước ngoài, các chi nhánh của các hiệp hội ngành hàng, hiệp hội kinh doanh địa phương và các tổ chức cung ứng dịch vụ xúc tiến xuất khẩu. Các tổ chức này sẽ tập trung vào việc tổ chức thực hiện chiến lược xúc tiến xuất khẩu dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của các tổ chức nòng cốt nói trên.
Bên cạnh đó cần sắp xếp lại và tăng cường hợp tác giữa các tổ chức xúc tiến xuất khẩu hiện có ở Việt Nam để khắc phục tình trạng đông nhưng không mạnh do thiếu phối hợp trong hoạt động của các tổ chức XTXK.
Cụ thể, trong quá trình xây dựng và thực hiện các chiến lược xuất khẩu quốc gia và chiến lược xuất khẩu ngành, phải thiết lập được mối quan hệ đối tác tin cậy giữa Chính phủ, các tổ chức hỗ trợ thương mại và cộng đồng kinh doanh. Cụ thể, Chính phủ (bao gồm Bộ Công thương và các bộ, ngành liên quan) đưa ra chính sách trong nước và quốc thúc đẩy xuất khẩu. Chính phủ cần phải liên hệ chặt chẽ với cộng đồng doang nghiệp xuất khẩu và đáp ứng các yêu cầu chính đáng của
họ thông qua đối thoại với các tổ chức đại diện quyền lợi cũng như gặp gỡ trực tiếp các doanh nghiệp.
Các tổ chức hiệp hội ngành hàng, các hiệp hội doanh nghiệp và Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam tập trung vào xây dựng, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện, theo dõi, đánh giá và điều chỉnh các chiến lược và kế hoạch xúc tiến xuất khẩu, gắn những mặt hàng cụ thể với những thị trường cụ thể. Ngoài ra, các tổ chức này cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo, nâng cao năng lực xúc tiến xuất khẩu ở các cấp.
Các tổ chức hỗ trợ thương mại chủ yếu cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thương mại chuyên môn hoá theo quy định của pháp luật.
Các doanh nghiệp phải được tự chủ hoàn toàn trong chiến lược xuất khẩu kinh doanh của mình, được tiếp cận dễ dàng và tự mình lựa chọn các dịch vụ hỗ trợ thương mại có sẵn với điều kiện cạnh tranh để tham gia xuất khẩu.
Một liên minh các đối tác chiến lược trong xúc tiến xuát khẩu như vậy phải được xây dựng trên cơ sở lòng tin và thái độ thực sự hợp tác, đồng thời phải tập trung vào một số đầu mối thống nhất đó là Cục xúc tiến thương mại.
3.4.1.3 Đa dạng hóa và hoàn thiện cơ chế hỗ trợ tài chính cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu
Cho đến nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có kim ngạch xuất khẩu nhưng rất có tiềm năng xuất khẩu và rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước trong công tác xúc tiến xuất khẩu thì lại không thuộc diện được hỗ trợ hoặc do khả năng tiếp