+ Do bản thân polimer có độ nhớt rất cao nên ngay cả các dung dịch polimer loãng cũng có độ nhớt rất lớn, còn các dung dịch chứa 20 đến 30% dung môi thì về tính năng cơ học vẫn giống polimer ban đầu.
Điều khác nhau cơ bản về tính chất của các dung dịch đó với polimer là nhiệt độ hóa thủy tinh và nhiệt độ chảy lỏng giảm khi tăng hàm lượng dung môi. Tuy
+ Các dung môi như thế mềm hơn và dẻo hơn so với polimer ban đầu. Từ đó, người ta gọi các chất thấp phân tử đưa vào trong polimer là chất làm mềm hay chất hóa dẻo.
Sau đây là một số chất hóa dẻo thường dùng: - Nguồn gốc thiên nhiên:
* Dầu thực vật: dầu béo, …
* Dầu thông và các sản phẩm từ dầu thông. * Sản phẩm chưng than đá, dầu mỏ, …
- Nguồn gốc tổng hợp: chủ yếu là ester như DBP (dibutylphtalat), DOP (dioctylphtalat), DOA (dioctyladipat), …
Những ester này thường dùng chất dẻo hóa cho sơn, nhựa, …
+ Khi đưa 1 lượng lớn chất hóa dẻo vào polimer thì độ bền của hệ bị giảm đi nhiều. Điều đó giới hạn liều dùng chất hóa dẻo trong thực tế.
+ Khi đưa 1 lượng lớn dung môi vào thì làm cho dung dịch polimer có độ chảy lớn trong một khoảng nhiệt độ tương đối rộng. Các loại sơn và các loại keo khác nhau là những dung dịch như thế. Tuy nhiên, các hệ này rất linh động so với polimer tinh khiết và vẫn giữ được toàn bộ các tính chất đàn hồi cao phức hợp và các tính chất khác, có chăng chỉ khác là tốc độ của các quá trình này tương đối cao.
+ Tính chất của các dung dịch polimer đậm đặc rất đáng được quan tâm vì không những để hiểu biết quá trình điều chế và xử lí các dung dịch polimer mà còn để sử dụng các polimer đã được hóa dẻo trong các sản phẩm khác nhau sao cho hợp lí nhất.