Nguyên tắc kết hợp

Một phần của tài liệu Vận dụng một số nguyên lý sáng tạo cơ bản TRIZ phân tích quá trình phát triển các dòng CPU (Trang 27)

Nội dung:

i. Kết hợp các đối tượng đồng nhất (có thể hiểu là các bộ phận, dụng cụ...) ii. Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận.

Nhận xét:

“Kế cận” ở đây không nên chỉ hiểu là gần nhau về mặt vị trí hay chức năng, mà nên hiểu là có quan hệ với nhau, bổ sung cho nhau… Do vậy có thể kết hợp các đối tượng “ngược nhau” (ví dụ: bút chì kết hợp với tẩy).

Đối tượng mới được tạo nên do sự kết hợp, thường có những tính chất, khả năng mà đối tượng riêng rẽ chưa từng có. Điều này có nguyên nhân sâu xa là lượng đổi thì chất cũng đổi và do tạo được sự thống nhất của các mặt đối lập.

Phân tích:

Nguyên tắc này được vận dụng rất phổ biến trong hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống. Trong thực tế, các quá trình, sự kiện, yếu tố thường đan xen và có những mối quan hệ hữu cơ với nhau, do đó luôn tồn tại khả năng kết hợp để nâng cao hiệu quả.

Intel luôn rất ham muốn chiếc bánh đồ hoạ mà AMD và nVidia đang nắm giữ. Hầu hết người dùng bình thường đều không cần những con chip đồ họa của 2 hãng trên mà chỉ cần những giải pháp đồ họa tích hợp là đủ. Đó chính là lý do để Intel giới thiệu nền tảng Sandy Bridge (SB). Theo lời của hãng thì nền tảng này có hiệu năng xử lý đồ họa mạnh gấp 4 lần so với chip tích hợp Intel HD trong các thế hệ Core i đầu tiên hay 25 lần so với Intel GMA4500. Intel cũng trình diễn thử nghiệm StarCraft 2 với card đồ họa gắn rời để chứng minh cho khả năng chơi game của Sandy Bridge.

Sandy Bridge được tích hợp nhân đồ họa ngay trong đế

Sandy Bridge là thế hệ thứ 2 của vi xử lý Core, nó được trang bị nhân xử lý đồ họa mạnh hơn đồng thời được tích hợp công nghệ Turbo 2.0. Trong một thử nghiệm của Intel, nền tảng mới nhanh gấp 2-3 lần hệ thống Core i7 hiện hành khi mã hóa video sử dụng phần mềm Media Show Espresso. Tuy phần mềm này đã được tối ưu hóa cho Sandy Bridge nhưng nó vẫn là một ví dụ rất sống động về sức mạnh của thế hệ CPU Intel mới.

Một thử nghiệm khác về việc chuyển đổi phim HD cũng cho thấy sự vuợt trội của SB khi nó hoàn thành một đoạn phim 1080 phút khi mà Core i7 mới chỉ được 30%. Đại diện Intel cho biết SB có thể xử lý đến 8 luồng video 1080 phút cùng lúc, cho phép phân tích video theo thời gian thực. Ngoài ra thì SB cũng hỗ trợ tập lệnh AVX (Advanced Vector Extensions), kế thừa các tập lệnh mở rộng MMX và SSE trước đó hỗ trợ cho các công việc biên tập đa phương tiện. Tập lệnh mới thật sự mạnh mẽ trong việc tính toán dấu chấm động khi hỗ trợ engine 256bit thay vì 128bit của SSE cũ.

Nói sâu hơn 1 chút về nhân đồ họa của SB, nó sẽ được tích hợp trực tiếp vào đế CPU, tức là sẽ được chia sẻ tuyến ring bus (học của AMD) tốc độ cao mà Intel gọi là LLC (Last Level Cache). Đây là một cải tiến rất quan trọng vì nó cho phép GPU sử dụng chung cache với CPU, các trình điều khiển sẽ có thể quyết định thành phần đồ họa nào cần cache lại, từ đó tăng sức mạnh vì các tuyến cache có tốc độ rất cao. Mặt khác, GPU cũng không phải liên lạc với bộ nhớ RAM hệ thống, giảm độ trễ và tiết kiệm năng lượng hơn.

Không dừng lại ở đó, nguyên tắc kết hợp được ứng dụng trong công nghệ sản xuất CPU đã làm cho những dòng CPU thế hệ CoreTM i3, i5, i7 mới nhất của Intel

có rất nhiều sự khác biệt (tính mới) so với những dòng CPU trước đó. Chẳng hạn như:

- Ở dòng Intel® CoreTM i3, CoreTM i5, CoreTM i7-8xx đã được tích hợp bộ điều khiển giao tiếp PCI Express 2.0 vào CPU. Lúc này so với những thế hệ trước đây, có thể xem CPU và chíp bắc gộp thành một.

- Ở dòng Intel® CoreTM i7-9xx thì bộ nhớ điều khiển RAM (Memory Controller) đã được tích hợp vào CPU thay vì phải gắn trong chipset như trước đây.

Một phần của tài liệu Vận dụng một số nguyên lý sáng tạo cơ bản TRIZ phân tích quá trình phát triển các dòng CPU (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w