hồ bình” trên lĩnh vực tư tưởng – văn hoá, thực hiện phương châm “xây” đi đôi với “chống”.
Tình hình hiện nay ở nước ta, an ninh tư tưởng có mối quan hệ sống còn đến sự ổn định chính trị, an ninh xã hội, bảo đảm định hướng phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa. Lợi dụng hội nhập và sự phát triển hệ thống thông tin đại chúng, các thế lực thù địch đã tiến hành âm mưu chống đối với cường độ quyết liệt, nội dung toàn diện, lực lượng rộng rãi. Công tác tư tưởng cần nhận thức đầy đủ, đồng thời phát huy sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị, đặc biệt là các binh chủng của công tác tư tưởng để đẩy mạnh công tác tư tưởng – văn hoá gồm cả “xây” và “ chống”, thực hiện theo đúng phương châm mà Đảng đề ra “ nhân cái đẹp, dẹp cái xấu, lấy yếu tố tích cực đẩy lùi tiêu cực, lấy chính thắng tà, lấy thế của vận hội vượt qua thách thức”.
KẾT LUẬN
Toàn cầu hóa đang có những tác động mạnh mẽ tới các quốc gia, các nền kinh tế trên thế giới. Vấn đề đặt ra ở mỗi quốc gia là làm thế nào để hội nhập quốc tế mạnh mẽ nhưng vẫn giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đã được Đảng ta xác định là vấn đề hết sức quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để làm được điều đó, công tác tư tưởng có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công của đường lối văn hóa, văn nghệ mà nghị quyết của Đảng ta đã đề ra.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy vai trò của công tác tư tưởng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở nước ta hiện nay còn được quan tâm chưa đúng mức.
Đề tài đã phân tích khái quát cơ sở lí luận, những thành tựu, hạn chế của công tác tư tưởng đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Từ đó đã nêu ra một số giải pháp cơ bản để phát huy hơn nữa vai trò của công tác tư tưởng đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở nước ta hiện nay.