Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL tại sầm sơn (Trang 25)

1.6.1. Khái niệm giải pháp.

Theo từ điển Tiếng Việt giải pháp là: “Phương pháp giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó” [28]. Như vậy nói đến giải pháp là nói đến những cách thức tác động nhằm thay đổi, chuyển biến một hệ thống, một quá trình, một trạng

thái nhất định ..., tựu chung lại nhằm đạt được mục đích hoạt động. Giải pháp càng thích hợp, càng tối ưu, càng giúp con người nhanh chóng giải quyết những vấn đề đặt ra. Tuy nhiên để có được những giải pháp như vậy, chúng ta cần phải dựa trên những cơ sở lý luận và tực tiễn đáng tin cậy.

Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS là những cách thức tác động hướng vào việc tạo ra những biến đổi về chất lượng trong đội ngũ CBQL.

1.6.2. Nguyên tắc xây dựng giải pháp :

1.6.2.1. Bảo đảm nguyên tắc về tính toàn diện:

Muốn đề xuất các giải pháp đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đúng đắn và sâu sắc các quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác xây dựng chất lượng đội ngũ CBQL nói chung và đội ngũ cán bộ trường THCS nói riêng, đồng thời phải căn cứ vào tình hình phát triển KT -XH của địa phương. Đánh giá đúng thực trạng ngành giáo dục và đội ngũ CBQL, cần xét đến mối liên hệ tác động qua lại giữa các giải pháp và nhu cầu thực tiễn của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, đánh giá đúng khách quan.

1.6.2.2. Bảo đảm nguyên tắc về tính lịch sử - cụ thể:

Khi đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS, yêu cầu chúng ta phải đặt trong hoàn cảnh cụ thể của thời đại, của đất nước, địa phương, sự tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan.

Nếu áp dụng tốt nguyên tắc này sẽ giúp chúng ta tránh được quan điểm quá tả hoặc quá hữu khi đưa ra các giải pháp.

1.6.2.3. Bảo đảm nguyên tắc cho sự phát triển:

Những nguyên tắc này thuộc về phương pháp luận trong nhận thức việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL. Nguyên tắc này đòi hỏi phải thấy được những vấn đề hiện tại của đội ngũ CBQL và phải đề xuất được các giải pháp để làm cho đội ngũ CBQL luôn vững vàng về lập trường tư tưởng chính trị có phẩm chất và năng lực đáp ứng với tình hình và nhiệm vụ mới. Các giải pháp này phải là quá trình giải quyết những mâu thuẫn nội tại trong việc xây dựng đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và CBQL trường THCS nói riêng.

1.6.2.4. Bảo đảm nguyên tắc về tính khả thi:

Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL phải dựa trên cơ sở lý luận, thực tiễn rõ ràng, được xây dựng trên những luận cứ khoa học, đáp ứng với các yêu cầu thực tế, bảo đảm tính khả thi cao.

1.6.3.Cơ sở để đề xuất giải pháp.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương (khoá VIII) về chiến lược cán bộ đã xác định mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức từ Trung ương đến cơ sở, đặc biệt là cán bộ đứng đầu, có phẩm chất và năng lực, có đủ bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giữ vững độc lập, tự chủ đi lên chủ nghĩa xã hội”[30].

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng khoá VIII về đổi mới công tác đào tạo đội ngũ cán bộ có ghi: “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Sử dụng giáo viên đúng năng lực, đãi ngộ đúng công sức và tài năng với tinh thần ưu đãi và tôn vinh nghề dạy học” [29].

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng 4 - 2001) đã chỉ rõ: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá” [31].

“Phát triển đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý, coi trọng chất lượng và đạo đức sư phạm, cải thiện chế độ đãi ngộ. Bảo đảm cơ bản về đội ngũ giáo viên đạt chuẩn quốc gia và tỷ lệ giáo viên so với học sinh theo yêu cầu của từng cấp học. Có cơ chế, chính sách bảo đảm đủ giáo viên cho các vùng miền núi cao, hải đảo...”.

Chỉ thị 40 ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư TW Đảng đã chỉ

“Những năm qua chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo và cán bộ

thức chính trị tốt; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng

cao...”; đồng thời Chỉ thị nêu rõ: “phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà

giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện" [6].

Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30 tháng 01 năm 2004 của Bộ Chính trị [31], Hướng dẫn số 1835/HD-SGD&ĐT ngày 08 tháng 12 năm 2006 của Sở GD&ĐT Thanh Hoá về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ CNH - HĐH đất nước.

Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng chính phủ, về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giai đoạn 2005 - 2010”;

Công văn số 7699/BCĐQG ngày 31/8/2005 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về việc triển khai quyết định số 09/2005/QĐ-TTg . . .

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Đội ngũ Nhà giáo và CBQL giáo dục có một vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục. Vì vậy nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL giáo dục nói chung, CBQL các trường THCS nói riêng là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.

Để có được một đội ngũ CBQL các trường THCS có đầy đủ những yêu cầu của người cán bộ quản lý giỏi: tâm – tầm – tài, tổ chức thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục trong nhà trường ngoài việc thực hiện đổi mới công tác QLGD, các cấp QLGD cần quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL đảm bảo cho họ có đủ khả năng và trí tuệ để tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Từ việc tìm hiểu các tài liệu có liên quan, sau đó phân tích, làm rõ các thuật ngữ, các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu làm cơ sở lý luận cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường THCS. Cụ thể là làm rõ các thuật ngữ, các khái niệm cơ bản về quản lý, QLGD, quản lý trường học, chất

lượng, chất lượng đội ngũ, cũng như nêu rõ vị trí, vai trò chức năng của trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân, những đặc trưng, những yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, yêu cầu về năng lực chuyên môn, năng lực quản lý điều hành, các yếu tố quản lý tác động đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường THCS. Chúng tôi nhận thấy:

Muốn nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường THCS thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa phải hiểu rõ tình hình KT - XH, thực trạng GD&ĐT chung, thực trạng Giáo dục THCS của thị xã, phải thu thập thông tin, tài liệu, số liệu và thực trạng về đội ngũ CBQL các trường THCS hiện nay. Để từ đó, đề xuất các giải pháp mang tính khả thi cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường THCS thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Vấn đề này chúng tôi tiếp tục trình bày ở chương 2 và chương 3.

CHƯƠNG II:

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá của thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Thị xã Sầm Sơn được thành lập theo Quyết định số 157/ HĐBT ngày 18 tháng 12 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), trên cơ sở Thị trấn Sầm Sơn trực thuộc tỉnh Thanh Hoá và 3 xã: Quảng Tiến, Quảng Cư, Quảng Tường và xóm Vinh Sơn thuộc xã Vinh Sơn huyện Quảng Xương.

Là một đô thị ven biển nằm ở phía đông tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 16 km, có tọa độ từ 19 đến 20 độ vĩ Bắc, 104 đến 105 độ kinh Đông. Phía Bắc giáp huyện Hoàng Hóa (cách sông Mã), phía Tây và Nam giáp huyện Quảng Xương (cách con sông Đơ), phía Đông giáp biển Thái Bình Dương.

Diện tích tự nhiên khoảng gần 18 km2 (1790 ha), trong đó nội thị khoảng 467 ha, ngoại thị 1323 ha. Quản lý hành chính gồm 5 xã, phường (có 4 phường và 1 xã) với số hộ 14.617; số dân 60.430; tốc độ tăng dân số hàng năm của thị xã tăng tương đối ổn định 1%.

Sầm Sơn là vùng thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, vì nằm ở vùng đồng bằng ven biển nên mùa đông không quá lạnh, ít sương muối, mùa hè nóng vừa phải. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 - 240C, mùa hè từ 25 - 290C, mùa đông từ 18 - 210C.

Nằm ở vùng ven biển phía đông tỉnh Thanh Hóa, Sầm Sơn có đặc điểm chung của vùng biển Thanh Hóa: Biển nông, đáy biển bằng phẳng, được cấu tạo chủ yếu là trầm tích đệ tứ - cát là chính. Do kiến tạo địa chất những khối granit làm thành những ngọn núi đa hình, đa dạng với những tên gọi khác nhau. Sầm Sơn có dãy núi Trường Lệ là dãy núi đá hoa cương diệp thạch với 16 ngọn núi: hòn Cổ Dải, hòn Kèo, hòn Ngành, hòn Phù Thai ...

Được tự nhiên, thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên, khoáng sản, danh lam thắng cảnh, khí hậu trong lành...hội đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để trở thành một thành phố du lịch nghỉ mát lý tưởng trong tương lai. Địa hình Sầm Sơn bao gồm sông, biển, núi đá, đồng bằng. Quá trình tạo Sơn đã để lại cho Sầm Sơn nhiều phong cảnh tự nhiên ngoạn mục và trữ tình, nổi tiếng là những vườn đá đẹp huyền ảo. Bãi biển Sầm Sơn thoải rộng, cát mịn, sạch, nước biển trong, nồng độ muối trên dưới 30% rất tốt cho tắm biển và nghỉ dưỡng.

Để thị xã Sầm Sơn phát triển trở thành một đô thị du dịch nổi tiếng trong nước, khu vực và quốc tế. Con người Sầm Sơn cần phải nỗ hơn nữa biết tận dụng phát huy những lợi thế mà thiên nhiên ban tặng, những truyền thống văn hoá quí báu của ông cha để lại; không ngừng học hỏi nâng cao trình độ văn hóa, trình độ nhận thức của nhân dân; có những định hướng chiến lược phù hợp nhằm phát triển bền vững trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Để phát triển thành khu du dịch nổi tiếng trong nước và khu vực con người Sầm Sơn cần nâng cao hơn nữa về trình độ văn hóa, trình độ học thức, có những định hướng chiến lược phù hợp nhằm phát triển bền vững trong xu thế hội nhập.

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Trong những năm gần đây, Sầm Sơn đã có những bước phát triển nhanh chóng về nhiều mặt, kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, dịch vụ từ 62,6% năm 2005 lên 71,3% năm 2010; Nông- Lâm- Ngư nhiệp từ 23,8% năm 2005 xuống 16,4% năm 2010; Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng từ 13,6% năm 2005 xuống 12,3% năm 2010. Tổng vốn đầu tư xã hội 5 năm qua đạt 1.554 tỷ đồng, tăng bình quân 32,4%/năm.

Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. Cơ cấu ngành nghề của Sầm Sơn là dịch vụ du lịch, đánh bắt hải sản, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 15,2%, GDP bình quân thu nhập đầu người trên 700

USD/ năm, song tỉ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo vẫn còn cao (20,7%), số thôn thuộc diện bãi ngang (xã nghèo ven biển) còn nhiều.

Vai trò của giáo dục trong phát triển KT-XH địa phương:

Trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của thị xã, ngành giáo dục đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Để thị xã Sầm Sơn có được diện mạo khang trang, văn minh, môi trường xã hội lành mạnh, kỷ cương, thân thiện...thì nhân tố con người đóng vai trò quyết định. Sản phẩm của giáo dục chính là những con người - những công dân tương lai của thị xã. Trong những năm qua, giáo dục đã làm tốt công tác phổ cập GDTH đúng độ tuổi, phổ cập GD THCS; huy động tốt học sinh trong độ tuổi đến trường; phát triển và tổ chức hoạt động bước đầu có hiệu quả trung tâm dạy nghề. Các Trung tâm HTCĐ cũng đã góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương: Tất cả 05 Trung tâm HTCĐ ở 05 xã phường đều mở được các lớp dạy nghề, cung cấp kiến thức KHKT về chăn nuôi, trồng trọt, các lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ du lịch... đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế, nâng cao nhận thức xã hội, văn hóa giao tiếp, ứng xử cho nhân dân, đáp ứng yêu cầu hiện tại và tương lai của thị xã về nguồn nhân lực phục vụ phát triển nền kinh tế (nói chung), kinh tế du lịch - kinh tế mũi nhọn của thị xã (nói riêng) và của công cuộc CNH - HĐH quê hương, đất nước.

Công tác xã hội hóa giáo dục:

Công tác xã hội hóa giáo dục ở thị xã Sầm Sơn những năm gần đây đã có những nét khởi sắc và đạt được những thành tựu đáng phấn khởi.

Tuy vậy, do trình độ dân trí chưa cao, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, nguồn lực đầu tư còn hạn chế, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo ở mức cao nên GD-ĐT của thị xã cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

Để tăng cường huy động các nguồn lực cho Giáo dục Sầm Sơn phát triển Thị uỷ, HĐND, UBNN thị xã, Sở GD& ĐT Thanh Hóa, và chính quyền địa phương các xã, phường đã có những chủ trương và giải pháp cụ thể đó là :

Tập trung đào tạo bổ sung kịp thời nguồn nhân lực tại chỗ, nâng cao mặt bằng dân trí và phải đi trước một bước thông qua việc nâng chất lượng GD-ĐT, phổ cập Giáo dục, tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục.

Tổ chức và xây dựng nền Giáo dục phù hợp với đặc thù khu vực phát huy văn hoá cộng đồng, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, giảm thiểu các vấn đề phức tạp về mặt xã hội như: phân hoá giàu nghèo, các tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu...

Đẩy nhanh tiến trình xã hội hóa giáo dục, phát huy các nguồn lực trong nhân dân, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào các hoạt động Giáo dục. Lĩnh vực ưu tiên khuyến khích tập trung đầu tư là: Xây dựng kiên cố hóa trường lớp học, xây dựng nhà bán trú cho học sinh, đầu tư trang bị, đồ dùng dạy học, đẩy mạnh ứng dụng CNTT và các công nghệ giảng dạy tiên tiến khác vào giảng dạy ở các nhà trường. Phát huy tốt vai trò của các Hội đồng giáo dục từ thị đến các xã, phường. của Hội Khuyến học, duy trì tốt hoạt động của các Trung tâm HTCĐ. Chăm lo cho học sinh nghèo vượt khó, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Từ việc làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, các khu phố, thôn xóm... đã tham gia vận động học sinh ra lớp, tổ chức các hoạt động khuyến học, khuyến tài và nhiều hoạt động khác, gắn liền nhà trường, gia đình, xã hội, vì vậy hầu hết các nhà

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL tại sầm sơn (Trang 25)