THƯƠNG HIỆU VIỆT TIỀM NĂNG

Một phần của tài liệu chiến lược là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, xác định các hành động và phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu đó (Trang 65)

- Một số sản phẩm lỗ nhưng vẫn duy trì, chưa có biện pháp khắc phục như kẹo, bánh Cookies đóng gói dạng ký.

10 THƯƠNG HIỆU VIỆT TIỀM NĂNG

Theo kết quả một cuộc nghiên cứu thị trường thì sản phẩm ngoại trên thị trường Việt Nam không chỉ được nhận biết nhiều hơn mà còn được người tiêu dùng Việt Nam tin dùng đáng kể. Những thương hiệu mạnh nhất ở Việt Nam là Nokia, Dutch Lady, Cool Air Wrigleys, Panadol, Coca-Cola và duy nhất một Kinh Đô là thương hiệu Việt 100%. Kế đến là Alpenliebe, Doublemint, Prudential và Sony.

Cũng theo cuộc nghiên cứu này thì 10 thương hiệu Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh nhất trong tương lai là Kinh Đô, Flex, Sachi, SaXi, Bảo Việt, Bia Hà Nội, Vinamilk, Bia 333 và Deltafood.

Cuộc nghiên cứu này được thực hiện bởi Millward Brown, có trụ sở chính ở Anh và nổi tiếng về nghiên cứu tiếp thị. Công ty đã hỏi ý kiến của 4.000 người tiêu dùng sống tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Họ nhận định về khoảng 60 thương hiệu thuộc 10 chủng loại hàng hoá gồm sữa hộp, camera, bia, bánh snack, kẹo cao su, nước giải khát có gaz, thuốc giảm đau, bảo hiểm nhân thọ, bánh kẹo và điện thoại di động.

Cuộc nghiên cứu này phối hợp thực hiện cùng Customer Insights, một công ty nghiên cứu tiếp thị Việt Nam.

Bà Denise Mullett, giám đốc khách hàng phụ trách quan hệ hợp tác Millard Browns với Customer Insights, nhận xét: “Cảm xúc của người tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực xây dựng sự trung thành của khách hàng dành cho một thương hiệu”. Bà nhắc đến sự thành công của slogan “Sẵn sàng cho một sức sống” mà Cô gái Hà Lan đã liên tục quảng bá trong 5 năm qua. Bà cũng cho biết kết quả cuộc thăm dò cho thấy đã xuất hiện 5 yếu tố chính xác định sự thành công của một thương hiệu, trong đó giá cả xếp hạng 5.

Sự phát triển của các kênh phân phối cùng sự phát triển của các công cụ truyền thông đã đóng góp lớn vào việc xây dựng, phát triển thương hiệu.

Ở cùng lĩnh vực thương hiệu, kể từ ngày 12.7 qua, việc đăng ký thương hiệu của các công ty, chủ sở hữu tại Việt Nam trên thị trường nước ngoài bắt đầu được thuận tiện và ít tốn kém hơn, khi thoả thuận về thương hiệu quốc tế, gọi chung là thoả thuận Madrid, chính thức có hiệu lực. Để đăng ký thương hiệu tại các nước thành viên của thoả thuận Madrid, chủ sở hữu chỉ phải nộp một đơn đến Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thông qua Cục sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

Lâu nay chi phí đăng ký thương hiệu ở Mỹ là từ 1.500 USD, và 2.500 USD ở Nhật; còn với Thoả thuận Madrid, một lần đăng ký với mức phí 1.500 USD, thương hiệu xem như được đăng ký ở đủ 46 nước tham gia thoả thuận, trong đó có EU, Anh, Mỹ, Nhật, Singapore, Hàn Quốc… tức những thị trường lớn của hàng Việt Nam. Thời gian chờ hoàn tất đăng ký thường từ 1 đến 2 năm, giảm được một nửa so với việc phải đăng ký ở từng nước.

Cục sở hữu trí tuệ cho biết Việt Nam có khoảng 115.000 thương hiệu đã đăng ký trong nước và 1.000 thương hiệu đã đăng ký ở nước ngoài.

Tp chí công ngh thông tin s tháng 1/2006

Một phần của tài liệu chiến lược là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, xác định các hành động và phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu đó (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)