KQXN với Huyết thanh kiểm tra level 2 lot 14192

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác nội kiểm và ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm một số chỉ số hóa sinh tại khoa Hóa sinh bệnh viện Bạch Mai vào 3 tháng cuối năm 201 (Trang 55)

4.1.2.1. Độ chính xác

Glucose huyết thanh kiểm tra mức 2 cho các giá trị tương đối gần nhau, khoảng cách giữa các giá trị là tương đối thấp. Giá trị cao nhất là 17,1mmol/L và giá trị thấp nhất là 16mmol/L với giá trị trung bình tính được là 16,54mmol/l. Và qua biểu đồ 3.11 ta cũng thấy được rằng các giá trị nằm hoàn toàn trong giới hạn cho phép (x±2σ ) và đáp ứng các quy luật của KTCL thông thường cũng như của Westguard. Hay nói cách khác xét nghiệm glucose cho độ chính xác cao.

Ure huyết thanh kiểm tra mức 2: với các KQXN thu được phân bố trong khoảng 16-17,3mmol/L với giá trị trung bình đạt 16,6mmol/l. Qua biểu đồ 3.12 ta cũng thấy được rằng các giá trị thu được đều nằm trong khoảng giới hạn cho phép (x±2σ ) và đảm bảo các quy luật của việc KT CLXN như đã trình bày những phần trên. Và như vậy XN này cũng cho độ chính xác cao.

Creatinin huyết thanh kiểm tra mức 2: cho các KQ tương đối gần nhau, với giá trị thấp nhất là 478mmol/l và giá trị trung bình tính được là 499,3mmol/l, giá trị cao nhất đạt được là 518 mmol/l. Đặc biệt qua biểu đồ 3.13 ta càng thấy rõ hơn về các giá trị XN đã luôn nằm trong giới hạn cho phép (x±2σ ) và đảm bảo các quy luật về KTCL. Độ chính xác của XN kiểm tra nồng độ Creatinin này với HTKT level 2 là cao.

Acid Uric huyết thanh kiểm tra mức 2: qua biểu đồ 3.14 ta thấy rõ được các kết quả XN thu được trong XN này đều nằm trong khoảng giới hạn cho phép (x±2σ ) và có độ phân tán tương đối thấp trong phạm vi giá trị cao

nhất là 612µmol/L giá trị thấp nhất thu được là 590 µmol/L và giá trị trung bình là 600,9 µmol/L. Điều này cho thấy rằng XN này cho độ chính xác cao.

Cholesterol toàn phần huyết thanh kiểm tra mức 2: qua biểu đồ 3.15 cho chúng ta thấy được phạm vi phân bố giá trị các kết quả XN là tương đối hẹp, nghĩa là độ phân tán thấp. Giá trị thấp nhất đạt được là 2,4mmol/l với giá trị trung bình là 2,45mmol/L và giá trị cao nhất là 2,51 mmol/l. Điều này cho thấy XN này cho độ chính xác cao.

Triglycerid huyết thanh kiểm tra mức 2: qua biểu đồ 3.16 ta thấy các KQ thu được đều nằm trong vùng giới hạn cho phép (x±2σ ) và đảm bảo các quy luật KT CLXN. Với mức giá trị thấp nhất là 0,98mmol/l, mức giá trị cao nhất là 1,04mmol/l và giá trị trung bình tính được là 1,01mmol/l. XN này cũng cho độ chính xác cao.

HDL-C huyết thanh kiểm tra mức 2: qua biểu đồ 3.17 ta thấy được rằng các giá trị thu được có độ phân tán thấp và nằm hoàn toàn trong vùng giới hạn quy định (x±2σ ) và đảm bảo các quy luật về KTCL với giá trị thấp nhất thu được là 0,8 mmol/l giá trị cao nhất thu được là 0,9 mmol/l và giá trị trung bình là 0,85 mmol/l. Độ xác định của XN này là cao.

Hoạt độ GOT huyết thanh kiểm tra mức 2: qua biểu đồ 3.18 ta thấy được mức độ phân bố các giá trị KQXN thu được và độ phân tán của chúng là thấp. 100% các KQ đều nằm trong vùng giới hạn cho phép (x±2σ ) và đảm bảo các quy luật của KTCL. XN này cho độ chính xác cao trong phạm vi giá trị nhỏ nhất thu được là 157 U/L và giá trị cao nhất là 165 U/l giá trị trung bình tính được là 162U/l.

Hoạt độ GPT huyết thanh kiểm tra mức 2: biểu đồ 3.19 cho thấy các giá trị KQ thu được của XN này đều nằm trong vùng giới hạn cho phép (x±2σ ) và đảm bảo các quy luật của KTCL, có mức phân bố hẹp, khoảng cách giữa

các XN là thấp hay độ chính xác của XN là cao. Với mức giá trị thấp nhất thu được là 81 U/l, giá trị cao nhất là 90 U/l và giá trị trung bình là 85,9 U/l.

Albumin huyết thanh kiểm tra mức 2: biểu đồ 3.20 cho chúng ta thấy các kết quả XN đều nằm trong vùng giới hạn cho phép (x±2σ ) và khoảng cách giữa các XN là thấp. Mức KQ cao nhất là 27,4 g/L và mức thấp nhất là 26,3g/L, giá trị trung bình là 26,9 g/l. XN này như vậy là cho độ chính xác cao.

4.1.2.1. Độ xác thực

Các chỉ số Glucose, Ure, Creatinin, Cholesterol TP, Triglycerid, HDL, GOT,GPT,Acid Uric, Albumin huyết thanh kiểm tra mức 2.

Qua các bảng 3.2 và bảng 3.4 ta thấy được rằng hoàn toàn 100% các XN về những chỉ số trên cho kết qua nằm hoàn toàn trong giải giá trị cho phép đảm bảo các quy luật về KTCL thông thường và của Westguard. Hoàn toàn đảm bảo kết quả mà hãng sản xuất đưa ra với lô hóa chất XN (lot 14192). Mức độ phân tán giữa các kết quả XN là thấp. Điều đó chứng tỏ các XN này không những có độ chính xác cao mà còn cho độ xác thực cao.

4.2 Kết quả ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm

Qua bảng 3.5 ta thấy rằng các chỉ số hóa sinh được theo dõi trên đã được tiến hành ngoại kiểm tra hàng tháng với hóa chất của hãng Bio-Rad. Và kết quả được thông báo lại cho Labo xét nghiệm. Những kết quả nào không đạt yêu cầu (tức không đảm bảo được giá trị mà Labo kiểm chuẩn cho phép) thì sẽ bị thông báo lỗi và không đạt tiêu chuẩn. Trong 3 tháng 10 tháng 11 và tháng 12 năm 2011 thì 10 chỉ số hóa sinh trên đã được tiến hành kiểm tra và đều đạt được kết quả nằm trong giới hạn cho phép. Và như vậy ta có thể thấy rằng công tác ngoại kiểm tra chất lượng XN ở khoa Hóa sinh bệnh viện Bạch Mai luôn luôn đảm bảo.

KẾT LUẬN

XN hóa sinh là một phần rất quan trọng và không thể thiếu trong việc giúp các Bác sĩ lâm sàng chẩn đoán, điều trị, theo dõi bệnh tật tại tất cả các cơ sở y tế tư nhân cũng như nhà nước. Và nó là đặc biệt quan trọng với những bệnh viện lớn với hàng ngàn người thăm khám mỗi ngày như viện Bạc Mai.

Dùng mẫu huyết thanh kiểm tra với 2 mức giá trị, thu được những kết quả XN, và chỉ khảo sát qua 3 tháng cuối năm 2011, chỉ theo dõi trên 1 máy XN là AU2700 nhưng chúng ta cũng hình dung ra được công tác kiểm tra chất lượng ở khoa hóa sinh viện Bạch Mai hiện nay và những năm qua.

Tư những kết quả khảo sát ở trên, chúng tôi có thể đưa ra những nhận định sơ bộ sau:

- Chất lượng XN hóa sinh máu tại khoa Hóa sinh Bệnh Viện Bạch Mai qua các XN theo dõi về nồng độ Glucose, Ure, Creatinin, Acid Uric, Albumin, Cholesterol toàn phần, HDL-C, Triglyceride và hoạt độ enzyme GOT,GPT tốt cả về độ chính xác lẫn độ xác thực.

- Công tác kiểm tra chất lượng XN rất luôn được tiến hành thường xuyên và liên tục, và nó đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thường ngày ở khoa Hóa sinh bệnh viện Bạch Mai.

KIẾN NGHI

Không chỉ với riêng khoa Hóa sinh bệnh Viện Bạch Mai mà đối với bất kỳ một khoa XN nào, tư nhân hay nhà nước, tuyến cơ sở hay tuyến trung ương, công tác kiểm tra chất lượng nội kiểm cũng như ngoại kiểm đều rất cần thiết đối với hoạt động hàng ngày để đảm bảo kết quả đáng tin cậy trong các XN.

Tính đa dạng về hóa chất, trang thiết bị, nhân lực đặc biệt việc KT CLXN là những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng XN. Chính vì vậy mà tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện thực tế mà mỗi khoa phòng XN nên đặt ra cho mình quy trình kiểm tra chất lượng sao cho kết quả là chính xác và xác thực nhất. Và để cho mọi người nhất là những bệnh nhân dù có làm XN ở nơi đâu thì KQXN luôn đáng tin cậy và phục vụ hữu ích cho công tác khám chữa bệnh của họ…

Kính gửi:

- Ban giám hiệu trường ĐH Y Hà Nội. - Bộ môn Hóa sinh trường ĐH Y Hà Nội.

- Các thầy cô trong Hội đồng chấm thi khóa luận tốt nghiệp.

Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là của tôi, do sự nỗ lực của bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của Ths. Bs Lê Hồng Công và sau đó là Bs Trần Khánh Chi. Các số liệu được thu thập và xử lý một cách trung thực, khách quan và chưa được công bố trong bất kỳ tài liệu nào. Bài trích dẫn điều là tư những tài liệu đã được công nhận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hà nội tháng 6, năm 2012

Sinh viên

1. Bệnh viện Bạch Mai (2000), “Kỹ thuật xét nghiệm hóa sinh lâm sàng”, NXB Y học, tr 31-108.

2. Bệnh viện Bạch mai (2002), “Những vấn đề cơ bản về hóa sinh lâm sàng”, NXB Y học, tr. 27-36.

3. Nguyễn Thi Hà và cộng sự (2006), “ Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực trang thiết bị, nhu cầu đào tạo sau đại học của các phòng xét nghiệm tuyến tỉnh Việt Nam” , Đề tài cấp Bộ Y tế 2004-2006 ( Nghiệm thu tháng 6/2006).

4. Bạch Vọng Hải (1998), “ Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm hóa sinh lâm sàng”, Bài giảng chuyên đề sau đại học, Học Viện Quân Y 1998.

5. Cao Trung Hiếu (2008), “Nghiên cứu thực trạng chất lượng xét nghiệm hóa sinh máu ở một số bệnh viện tỉnh, bệnh viện huyện và phòng khám tư nhân khu vực miền Nam Việt Nam”, khóa luận tốt nghiệp trường ĐH Y Hà Nội.

6. Vũ Quang Huy (2007), “ Đảm bảo chất lượng xét nghiệm, chương trình hợp tác hội hóa sinh lâm sàng Việt Nam- Australia. Khía cạnh chuyên môn, kết quả bước đầu”. Tài liệu tập huấn ISO-15189, Hà Nội tháng 12/2007.

7. Gs Nguyễn Thế Khánh, Gs Phạm Tử Dương (2005), “Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng”, NXB Y học.

Nội tháng 12/ 2002.

10. Nguyễn Chớ Phớ (2003), “Kiểm tra chất lượng tại các phòng xét nghiệm lâm sàng”, tài liệu giảng dạy nâng cao năng lực kỹ thuật viên xét nghiệm các bệnh viện. Hà nội tháng 10/2003.

11. Hoàng Hạnh Phúc ( 2007), “Một số kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình kiểm tra chất lượng tại Viện Nhi Trung Ương”, Tài liệu hội thảo “Tiêu chí đánh giá chất lượng các phòng xét nghiệm”. Thành phố Hồ Chí Minh tháng 11/2007.

12. Vũ Thi Phương (2005), “Kiểm tra chất lượng xét nghiệm”, Bài giảng cử nhân kỹ thuật xét nghiệm.

13. Trần Hữu Tâm (2007), “ Dự thảo tiêu chí đánh giá phòng xét nghiệm”, Tài liệu hội thảo trung tâm kiểm chuẩn thành phố Hồ Chí Minh tháng 12/2007.

14. Lương Tấn Thành, Nguyễn Viết Thọ (1984), “Kiểm tra chất lượng những phân tích hóa học lâm sàng” , NXB y học 1984.

15. Lê Đức Trình (1996), “Kiểm tra chất lượng xét nghiệm định lượng trong hóa sinh lâm sàng”, Những nguyên tắc và phương pháp thực hiện, NXB Y học 1996.

16. Trường ĐH Y Hà Nội (2003), “Thực tập Hóa sinh”, NXB Y học, tr 81-91.

17. Chu Đức Tuấn (2007), “Căn bản về kiểm tra chất lượng”, Tài liệu huấn luyện Bio-Rad laboratories 2007.

18. “Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn”,Tài liệu huấn luyện công tác quản lý chất lượng Hà Nội 2005. Văn phòng công nhận chất lượng ISO/IEC 17025: 2005.

<http:environment-safety.com/Courses/Skills/sv/Bctltk-tldientu.htm>.

Tiếng Anh

20. Henry, JB (1979), “Clinical Diagnosis and management by Laboratory method”, WB Saunders and Company, Philadelphia, PA, p.153.

21. Westguard, JO, PL Bary and Mr Hunt (1981), “A multi- rule Shewhart chart for quality control in clinical chemistry, Clinical Chemistry, vol 27, p 493-501.

===***===

TRẦN THI PHƯỢNG

§¸NH GI¸ C¤NG T¸C NéI KIÓM Vµ NGO¹I KIÓM TRA CHÊT L¦îNG XÐT NGHIÖM MéT Sè CHØ Sè HãA SINH

T¹I KHOA HãA SINH B¹CH MAI 3 TH¸NG CUèI N¡M 2011

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA Khóa 2008 - 2012

Người hướng dẫn: Ths Lê Hồng Công Ths Trần Khánh Chi

HÀ NỘI – 2012 LỜI CẢM ƠN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khoa Hóa sinh bệnh viện Bạch Mai.

Đặc biệt tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới:

- Ths. Bs Lê Hồng Công công tác tại khoa Sinh Hóa bệnh viện Bạch Mai, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi phương pháp nghiên cứu, những kiến thức lý thuyết và trên thực hành lâm sàng giúp em hoàn thành đề tài này.

- Ths Trần Khánh Chi giáo vụ tại Bộ môn Hóa sinh trường ĐH Y Hà Nội người đã giúp tôi hoàn thành đề tài này.

- Gs.Ts Phạm Thiện Ngọc, trưởng bộ môn Hóa sinh trường ĐH Y HN, trưởng khoa Sinh hóa bệnh viện Bạch Mai, người đã chỉ bảo và tận tình giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành tốt khóa luận này.

- Các thầy cô trong hội đồng bảo vệ đề cương và khóa luận tốt nghiệp của tôi, các thầy cô đã dành thời gian đọc và cho tôi những ý kiến đóng góp quý báu giúp tôi có thêm những kiễn thức và kinh nghiệm trong nghiên cứu cũng như trong quá trình học tập và làm việc tiếp theo của mình.

Nhân dịp này cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo cùng các cô chú, anh chị trong bộ môn Hóa Sinh cũng như trong Khoa Sinh hóa Bệnh viện Bạch mai; những người đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường ĐH Y HN những năm qua và trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên tôi học tốt và hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.

Hà Nội, tháng 6, năm 2012

Sinh viên

Trần Thị Phượng

CHOD-PAP Phương pháp định lượng Cholesterol sử dụng enzyme Cholesterol oxydase

Chol Cholesterol

CLXN Chất Lượng Xét Nghiệm

CO2 Khí Carbonic Crea Trig Creatinin Triglycerid G-6-PD Glucose-6-Phosphate Dehydrogenase

GOT Enzyme Glutamo Oxalo transaminase

GPO-PAP Phương pháp định lượng Triglyceride sử dụng enzyme

Glucerol-3-Phosphate Oxydase

GPT Enzyme Glutamo Pyruvic transaminase

HDL-C Cholesterol của High Density Lipoprotein

HT Huyết thanh

KQ Kết quả

KT Kiểm tra

Labo Laboratory: phòng thí nghiệm, phòng xét nghiệm

LDL Low Density Lipoprotein

NAD+ Coenzym Nicotinamide Adenin Dinucleotide

NADH Hợp chất dạng khử của NAD+

QC Quantity control: kiểm tra chất lượng

Uric Acid Uric

VLDL Very Low Density Lipoprotein (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

XN Xét nghiệm

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐÊ...1

Chương 1 3 TỔNG QUAN...3

1.1Đảm bảo chất lượng xét nghiệm...3

1.2Nội kiểm tra chất lượng xét nghiệm ( Internal Quality Control)...3

1.2.1. Kiểm tra độ chính xác ( Precision)...5

* Một là: Trị số trung bình ( ký hiệu , đọc là x ngang) :...7

1.2.2. Kiểm tra độ xác thực (Accuracy)...10

1.5. Các chỉ số hóa sinh sử dụng trong KT CLXN...15

1.5.1. Glucose...15

1.5.2. Ure...15

1.5.3. Creatinin...16

1.5.4. Acid Uric...16

1.5.5. Cholesterol toàn phần...16

1.5.6. Triglycerid...16

1.5.7. GOT và GPT...16

1.5.8. Albumin...17

1.5.9. HDL-C...17

Chương 2 18 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...18

2.1. Lựa chọn phòng xét nghiệm...18

2.2. Hóa chất và thiết bị...18

2.3. Phương pháp nghiên cứu...18

2.3.1 Glucose huyết thanh...18

2.3.2. Ure huyết thanh...19

2.3.3. Creatinin huyết thanh...20

2.3.4. Acid Uric huyết thanh...20

2.3.5. Cholesterol toàn phần máu...21

2.3.6. Triglycerid máu...22

2.3.7. HDL-C...23 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.8 GOT, GPT...24

2.3.9. Albumin huyết...25

Chương 3 27 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...27

3.1. Kết quả nội kiểm tra chất lượng xét nghiệm...27

3.1.1 KQXN 1 số chỉ số Hóa sinh với HTKT mức 1 máy AU 2700 lot 14401...27

3.1.2. KQXN 1 số chỉ số Hóa sinh với HTKT mức 2 máy AU 2700 lot 14192...38

3.1.3 Độ Xác Thực của KQXN dựa trên mẫu huyết thanh kiểm tra...49

3.2. Kết quả ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm...51

Chương 4 52 BÀN LUẬN...52

4.1. KQ nội kiểm tra chất lượng xét nghiệm...52

4.1.1. KQXN với Huyết thanh kiểm tra level 1 lot 14401...52

4.1.2 KQXN với Huyết thanh kiểm tra level 2 lot 14192...55

4.2 Kết quả ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm...57

KẾT LUẬN...58

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. KQXN một số chỉ số hóa sinh huyết thanh kiểm tra mức 1 lot 14401 của 3

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác nội kiểm và ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm một số chỉ số hóa sinh tại khoa Hóa sinh bệnh viện Bạch Mai vào 3 tháng cuối năm 201 (Trang 55)