PHẦN THỨ HAI: LẤY MẪU NGUỒN
7.10. LẤY MẪU NGUỒN TỪ CÁC ỐNG KHÓI CỦA ĐỘNG CƠ
Ô nhiễm không khí sinh ra từ nguồn là các ống thải của các động cơ mô tô, ô tô được nói tới trong chương 6. Để đảm bảo vệ sinh môi trường, tất cả các ống thải sản xuất dùng cho các động cơ phải thêm một bộ phận lọc khí, chỉ được phép thải khói trong tiêu chuẩn cho phép. Với các ống thải đã và đang sử dụng thì phải có sự kiểm tra lại xem chúng có còn đạt yêu cầu hay không.
Các chỉ tiêu cần xác định khi kiểm tra khí thải từ ống khói là HC, CO và NOx. Xác định lượng HC có trong khí thải thì ta dùng phương pháp ion hóa nhờ ngọn lửa, dùng thiết bị tập trung tia hồng ngoại để xác định lượng CO và dùng phương pháp thử nghiệm Chemiluminess để xác định lượng NOx.
Các cơ quan giám sát môi trường phải có trách nhiệm kiểm tra tất cả các ống thải cho các động cơ trước khi được phép bán ra ngoài thị trường. Một vài tiêu chuẩn cho phép thải khói cho các ống xả đã được lập ra. Những xe hơi kiểu cũ, là những loại không được trang bị hệ thống giảm thiểu ô nhiễm (những xe sản xuất trong những năm 1961 - 1962) thì phải kiểm tra lại mức độ gây ô nhiễm môi trường từ ống thải. Một loại thiết bị để kiểm tra khả năng thải khói là sản phẩm của tập đoàn SUN Electric, là loại thiết bị dùng tia hồng ngoại để phân tích HC tính theo đơn vị 1/106 và phân tích CO theo thành phần phần trăm. Mẫu chất ô nhiễm có thể được thu từ các ống khói của động cơ, nhờ một ống luồn sâu vào trong ống khói, hút khí ra mang đi phân tích. Thiết bị phân tích Beckman Model 400 phân tích được HC dùng để làm thiết bị giám sát khí thải từ các phương tiện giao thông và Model 402 đã được thiết kế để giám sát các khí thải từ các ống khói của động cơ diesel và động cơ đốt trong.
Phương pháp biểu đồ Ringelman cũng được dùng để đánh giá luồng khói từ các ống thải và từ ống thải của động cơ diesel. Mậät độ khói ứng với số 1 trong phương pháp biểu đồ Ringelman được chấp nhận là tiêu chuẩn thải khói của các ống thải từ mô tô xe máy và từ động cơ diesel.
Câu hỏi kiểm tra và đánh giá:
1. Mục đích của công tác lấy mẫu? 2. Các trình tự khi lấy mẫu?
3. Trình bày phương pháp lấy mẫu bụi? 4. Trình bày phương pháp lấy khí độc?
Tài liệu tham khảo Tiếng Việt
1. Hệ thống các tiêu chuẩn về Môi trường, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội; 2008;
1. Henry C. Perkins, Air pollution, Aerospace and Mechanical Engineering Department University of Arizona, 1974.
2. US. Departerment of Helth, Education and Welfare, Air pollution Control Field
Operation Manual, PHS, Pub. N0937, Washington D.C., U.S. Government Printing Office, 1962.
3. U.S. Bereau of the Budget, Standard Industrial Classification Manual, Washington D.C., U.S. Government Printing Office, 1957 – 1958.
4. Environmental Protection Agency, Federal Register, National Ambient AQ
Standards,
Vol.36, No.21, pp. 1502 – 1515, Jan. 30, 1971 Vol.36, No.67, pp. 6680 – 6701, Apr. 7, 1971 Vol.36, No.84, pp. 8186 – 8201, Apr. 30, 1971 Washington D.C., U.S. Government Printing Office
5. William L.Heumann, Industrial Air Pollution Control Systems, Section 2, 1985. 6. H. Brauer. Y.B.G. Varma, Air pollution Control Equipment, 1981.
7. Richard Prober, Richar Bond, Conrad P. Straub, Handbook of Environmental