Cân đối thu chi ở BHXH tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2003 2008:

Một phần của tài liệu Bàn về quản lý thu chi chi BHXH tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2003 – 2008 (Trang 26)

Quỹ BHXH đều hoạt động theo nguyên tắc cân bằng thu chi, nhưng cân bằng thu chi ở đây không có nghĩa là luôn luôn cân bằng giữa số thu và số chi mà cân bằng trong BHXH là sự cân bằng động; chính vì vậy, quỹ BHXH ở hầu hết các tỉnh không phải là quỹ tài chính tự cân đối thu chi, việc cân bằng thu chi quỹ BHXH phải luôn luôn có sự giám sát, can thiệp giúp đỡ của Nhà nước, tuy là quỹ tài chính độc lập nằm ngoài Ngân sách Nhà nước nhưng quỹ BHXH luôn luôn cần sự giúp đỡ, theo dõi của Nhà nước như: nếu nguồn chi quá lớn thì Nhà nước

sẽ hỗ trợ cho quỹ bằng một khoản bù đắp thêm từ các nguồn khác...

Sự cân bằng thu chi quỹ BHXH được biểu hiện bằng đẳng tứhc sau đây: Tổng thu = Tổng chi

Trong đó:

+Tổng thu bao gồm: Thu đóng góp BHXH của người sử dụng lao động và ngừoi lao động, thu từ nguồn Ngân sách Nhà nước hỗ trợ, thu lãi đầu tư, và các khoản thu khác...

+ Tổng chi bao gồm: Chi cho các chế độ BHXH, chi hoạt động quản lý, chi cho hoạt động đầu tư, các khoản chi khác...

Đây là phương thức hoạt động cơ bản trong công tác BHXH.Từ khi thành lập, BHXH tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt nguyên tắc quản lý tập trung, điều hành thống nhát quỹ BHXH, phân biệt rõ ràng việc quản lý của Nhà nước về BHXH và quản lý sự nghiệp BHXH, quỹ BHXH có mức dư nguồn quỹ ngày càng lớn, nguồn qũy dư này được đem đầu tư trở lại cho nền kinh tế và đã đạt được hiệu quả khá tốt. Tổng thu của BHXH luôn lớn hơn tổng chi, do đó vấn đề cân bằng quỹ BHXH được giải quyết tương đối tốt. BHXH Việt Nam đã có những nỗ lực không nhỏ trong việc thực hiện tốt nguyên tắc cân bằng thu chi. HIện nay, do mới thành lập và được sự hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước cho những đối tượng được hưởng BHXH trước ngày 1/1/1995, phần hỗ trợ cho quỹ BHXH từ nguồn Ngân sách Nhà nước là tương đối lớn; vì vậy mà qũy BHXH tỉnh Thanh Hóa hiện nay trong tình trạng tồn tích quỹ BHXH qua các năm hoạt động của BHXH Việt Nam là tương đối lớn, một phần do nguyên nhân: số đối tượng hưởng các chế độ BHXH từ nguồn quỹ BHXH không lớn lắm trong khi số người đóng góp BHXH lại tương đối lớn, nhưng trong khoảng thời gian không dài tưói đây, việc chi trả BHXH phát sinh ngày càng tăng, do các đối tượng hưởng BHXH thuộc nguồn quỹ BHXH chi trả ngày càng lớn, đòi hỏi phải có sự tính toán kỹ lưỡng của những cơ quan ban ngành chức năng nói chung và cơ quan BHXH cấp huyện.

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Tổng thu các chế độ BHXH 264,100 268,429 368,003 482,919 545,182 710,678 Tổng chi các chế độ BHXH 720,623 818,563 1.015,67 3 1.447,68 5 1.692,20 6 1921,614 Cân bằng thu chi 456,523 550,134 647,67 964,776 1147,024 1210,936

Cân đối thu chi BHXH qua các năm từ (2003 – 2008)

Qua bảng trên ta thấy quỹ BHXH năm nào cũng thâm hụt, mức thâm hụt biểu hiện qua các năm ngày càng lớn cụ thể: Năm 2003 hơn 400 tỷ đồng thì đến năm 2008 con số đó đã hơn 1100 tỷ. Mức thâm hụt này có thể còn cao trong nhiều năm tới do đó BHXH tỉnh phải có những biện pháp cụ thể để giảm tình trạng thâm hụt trên.

Một phần của tài liệu Bàn về quản lý thu chi chi BHXH tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2003 – 2008 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w