Hình 2.7: Mô tả thanh 7

Một phần của tài liệu Ngữ âm tiếng sán dìu ở việt nam (Trang 81)

nhau. Thanh này phát âm tương tự như thanh huyền trong tiếng Việt, được kí hiệu là thanh 2. 2 x y O Sơ đồ 2.2: Thanh 2

VD:/ki2 niɛn1/(năm nay),/vɔŋ2 ŋɔi3/(con bò),/ɲui2 bui2/(nhựa dán),/ki5

Hình 2.2: Mô tả thanh 2

Thanh 3:Đây là thanh thuộc âm vực cao, đường nét âm điệu không

bằng phẳng. Bắt đầu ở độ cao tương đương với thanh 1, có đường nét ngang bằng rồi hơi đi lên ở phần cuối. Thanh điệu này được kí hiệu là thanh 3 và có mặt ở tất cả các âm tiết.

O y

x

8

Sơ đồ 2.3: Thanh 3

Hình 2.3: Mô tả thanh 3

Thanh 4:Thanh này bắt đầu ở âm vực cao tương đương với thanh 2 và

kết thúc ở âm vực thấp nên nó là loại thanh điệu có âm vực thấp. Đường nét âm điệu không bằng phẳng, gãy, thấp dần từ khi bắt đầu rồi đổi hướng lên cao dần. Thanh điệu này có mặt ở tất cả các loại âm tiết. Thanh này phát âm tương tự với thanh hỏi trong tếng Việt, kí hiệu là thanh 4.

O y

x

4

Sơ đồ 2.4: Thanh 4

Hình 2.4: Mô tả thanh 4

Thanh 5: Đây là thanh thuộc âm vực cao, có đường nét âm điệu không

bằng phẳng. Bắt đầu ở âm vực cao có âm điệu bằng ngang, sau đó âm điệu đi lên và kết thúc ở một âm vực cao hơn.Thanh này cũng có mặt ở tất cả các loại âm tiết.

Thanh này phát âm tương tự như thanh sắc trong tiếng Việt, kí hiệu là thanh 5. 5 x y O Sơ đồ 2.5: Thanh 5

VD: /kut5/(xương), /ku5/(cổ), /ʒui5/(nước), /xok5/(cong), /xɔi5/(đào), /ta5/ (đánh),

Hình 2.5: Mô tả thanh 5

Thanh 6: Đây là thanh điệu thuộc âm vực thấp có đường nét âm điệu

không bằng phẳng. Nó bắt đầu xấp xỉ với cao độ ban đầu của thanh huyền, đường nét bằng ngang rồi đi xuống với độ dốc lớn. Thanh này phát âm tương tự với thanh nặng của tiếng Việt. Nó cũng có mặt ở tất cả các loại âm tiết, kí hiệu là thanh 6.

O y

x

6

Ví dụ: /hi6 hun6/(đi ngủ), /lok6/(xuống), /ʒip6/(10), /ma6 lɯṷ1/(con khỉ), /xɔi6

ʔok7/(lợp nhà), /zoŋ6 t‘oŋ1/(lên đồng), /ham6/(hắn)

Hình 2.6: Mô tả thanh 6

Thanh 7: Đây là thanh điệu thuộc âm vực cao, đường nét âm điệu

không bằng phẳng, gãy. Xuất phát ở âm vực thấp, khi bắt đầu nó có đường nét hơi đi xuống rồi đổi hướng đi lên và kết thúc ở âm vực cao. Thanh điệu này chỉ xuất hiện ở những âm tiết kết thúc bằng các phụ âm tắc / p, t, k, c / được kí hiệu là thanh 7.

7 x

y O

VD:/ʔok7/(nhà), /bat7/(tám), /ʒiṷ5kap7/ (móng tay), /hun6 cac7/(nằm nghiêng)

Hình 2.7: Mô tả thanh 7

Như vậy, theo tư liệu của chúng tôi, trong tiếng SD có 7 thanh điệu, được đánh số từ 1 đến 7. Tiếng SD có 5 thanh gần giống với tiếng Việt, đó là thanh 1, 2, 4, 5, 6 nên chúng tôi dùng kí hiệu giống như tiếng Việt để tiện cho việc so sánh. Còn lại 2 thanh khác với tiếng Việt thì được đánh số là 3 và 7. Tiếng SD không có thanh ngã như trong tiếng Việt. Xét về tiêu chí âm vực, các thanh có âm vực cao là 1, 5, 7, và các thanh thuộc âm vực thấp là 2, 3, 4, 6.Về âm điệu, các thanh có âm điệu bằng phẳng (bằng) là 1, 2, 6. Các thanh có âm điệu không bằng phẳng là 3, 4, 5, 7. Các thanh có âm điệu gãy là 4, 3. Các thanh có âm điệu không gãy là 1, 2, 5, 6, 7.

Với kết quả của phương pháp mô tả bằng thính giác, ta có thể biểu diễn các thanh điệu của tiếng Sán Dìu như sau:

1 x y O 2 4 5 6 7 8

Sơ đồ 2.8: Thanh điệu được biểu diễn bằng phương pháp quan sát

Có thể thấy, kết quả thu được khi phân tích bằng phần mềm Praat thì kết quả thu được không trùng khớp với phương pháp mô tả truyền thống. Điều này có thể cho thấy, mô tả thanh điệu của một ngôn ngữ là một việc không đơn giản nên cần phải có sự kết hợp giữa hai phương pháp này. Phương pháp mô tả truyền thống sẽ là cơ sở cho việc kiểm nghiệm lại bằng các phần mềm phân tích ngữ âm.

Dựa vào kết quả kiểm nghiệm, ta có thể biểu diễn thanh điệu của tiếng SD bằng sơ đồ chính xác như sau:

Sơ đồ 2.9: Thanh điệu được biểu diễn bằng phương pháp phân tích ngữ âm

Trong số bảy thanh này, thanh 1 là thanh có tần suất xuất hiện nhiều nhất, thanh 4 xuất hiện ít nhất. Sự phân bố thanh điệu trong các âm tiết được thể hiện như sau:

Thanh điệu Âm tiết mở Âm tiết nửa mở Âm tiết nửa khép Âm tiết khép Thanh 1 + + + - Thanh 2 + + + + Thanh 3 + + + - Thanh 4 + + + - Thanh 5 + + + - Thanh 6 + + + + Thanh 7 + + + +

Bảng 2.4: Sự phân bố thanh điệu của tiếng SD

2.8. Tiểu kết chương II

Từ những kết quả đã trình bày ở trên, hệ thống ngữ âm tiếng SD có thể được mô tả như sau:

- Hệ thống âm đầu:

PT

cấu âm Vị trí cấu âm

Tính thanh

hiệu

Vị trí trong âm tiết Đầu AT Cuối AT

TẮC MIỆNG

Môi - môi Vô thanh p 

Hữu thanh b 

Đầu lưỡi – chân răng Vô thanh t  

Hữu thanh d 

Gốc lưỡi – mạc Vô thanh k  

Mặt lưỡi – ngạc Vô thanh c  

Thanh hầu Vô thanh ʔ 

Đầu lưỡi - răng Vô thanh ts 

Đầu lưỡi – chân răng Vô thanh, bật hơi

t‘ 

TẮC MŨI

Môi - môi Hữu thanh m  

Đầu lưỡi – chân răng Hữu thanh n  

Mặt lưỡi – ngạc Hữu thanh ɲ  

Gốc lưỡi – mạc Hữu thanh ŋ  

Môi - răng Vô thanh f 

Hữu thanh v 

XÁT

Gốc lưỡi – mạc Vô thanh x 

Hữu thanh ɣ 

Thanh hầu Vô thanh h 

Lưỡi - răng Hữu thanh ʒ 

BÊN Đầu lưỡi – ngạc Hữu thanh l 

Bảng 2.5: Hệ thống phụ âm tiếng SD

- Hệ thống nguyên âm tiếng SD được thể hiện trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.10: Nguyên âm tiếng SD

- Hệ thống thanh điệu: Tiếng SD có 7 thanh điệu được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 7.

Nói chung, sự khác biệt về mặt ngữ âm của tiếng SD ở các vùng địa phương là không nhiều. Chỉ có một vài trường hợp khác biệt xảy ra ở âm đầu và âm chính nên sự khác biệt này không gây cản trở cho sự giao tiếp của cư dân giữa các vùng. Điều này có thể cho thấy, tiếng SD tương đối thống nhất về mặt ngữ âm.

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHỮ VIẾT CHO DÂN TỘC SÁN DÌU

3.1. Mục đích và ý nghĩa của việc xây dựng chữ viết cho dân tộc SD

Trong quá trình điền dã, chúng tôi đã thu thập được rất nhiều các bài hát soọng cô (hát giao duyên), các câu truyện cổ tích, các bài thuốc…do một số trí thức dân tộc ghi chép lại . Trên thực tế cũng đã có một vài cuốn sách phiên âm tiếng SD được xuất bản như “Phòn Cú Vòng”( Vua Bàn Cổ - 2001)do Ôn Thái Trần sưu tầm, dịch, NXB văn hóa dân tộc; “Cạo chấy loang kênh” (Kinh sách dạy con -1999) do Ôn Thái Trần – Lục Đình Hòa sưu tầm và dịch, NXB Văn hóa dân tộc. Điều này cho thấy trong xã hội người SD đã

có nhu cầu ghi chép lại vốn văn học dân gian của dân tộc mình. Tuy họ đều sử dụng chữ quốc ngữ để ghi lại cách đọc theo âm SD nhưng mỗi người lại có một cách ghi khác nhau. Lý do của sự không thống nhất đó là vì họ không xuất phát từ đặc điểm ngữ âm của bản thân ngôn ngữ này. Vì vậy, việc dựa trên chữ quốc ngữ để tạo ra một bộ chữ ghi âm thống nhất cho dân tộc SD là một việc làm hết sức cần thiết.

Dân tộc SD từ trước tới nay coi chữ Hán là chữ viết cổ của dân tộc mình. Họ dùng chữ Hán để ghi chép nhưng lại đọc theo âm SD. Những văn bản này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, chủ yếu là gia phả, sách cúng, sách xem số, những câu truyện dân gian… Tuy nhiên, số người biết đọc loại chữ này lại rất ít, phần lớn là những người cao tuổi. Vì thế, việc xây dựng bộ chữ ghi âm là một việc làm thiết thực nhằm ghi lại những văn bản cổ, gìn giữ tiếng nói cũng như văn hóa vốn đang ngày bị mai một của dân tộc này.Việc xây dựng bộ chữ cho dân tộc SD cũng là cơ sở để soạn các loại sách công cụ như từ điển, sách dạy tiếng SD…Không những thế, nó còn góp phần hiện thực hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc gìn giữ và phát triển tiếng nói của các dân tộc thiểu số Việt Nam.

3.2. Một số vấn đề về chữ viết

“Chữ viết là sự biểu hiện ngôn ngữ nói bằng các ký hiệu đồ hình”[62;93] hay nói cách khác, chữ viết là “toàn thể các phương tiện được một ngôn ngữ nhất định sử dụng để biểu trưng các âm vị và các tổ hợp âm vị…”[61;386]. Cho đến nay, chữ viết đã trải qua một quá trình phát triển khá lâu dài. Người ta cho rằng những hình thức nguyên thủy đầu tiên của chữ viết được đẽo vào đá hoặc xương xuất hiện khoảng 50.000 năm trước công nguyên. Đến khoảng 20.000 năm trước CN thì chữ viết đã phổ biến và nó đạt trình độ như hiện nay vào khoảng 15.000 năm trước CN[62].

Nếu phân loại một cách khái quát, chữ viết có thể chia thành ba loại hình: chữ viết ghi hình, ghi ý và ghi âm. Tiêu biểu cho loại chữ ghi hình là chữ hình vẽ. Đây là loại chữ xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người. Loại chữ này chỉ diễn đạt được nội dung của lời nói chứ không có hình thức biểu hiện kết cấu ngôn ngữ. Hơn nữa nó cũng rất khó để biểu thị những nội dung trừu tượng của lời nói.

So với loại chữ thứ nhất, chữ ghi ý có nhiều ưu điểm hơn như sử dụng một hệ thống ký hiệu cố định để diễn tả các nội dung trừu tượng cũng như một số mặt kết cấu của lời nói. Tuy nhiên, nó lại có một số hạn chế là một ký hiệu có thể có nhiều cách phát âm khác nhau tùy thuộc vào nghĩa của chúng. Hơn thế nữa, số ký hiệu phải sử dụng lại quá nhiều, không ngừng tăng lên gây nhiều bất tiện, lãng phí. Hiện nay, loại chữ này vẫn được sử dụng ở Trung Quốc (chữ Hán), một số tộc người ở vùng Trung Đông, Châu Mỹ…

Từ chữ ghi ý chuyển sang chữ ghi âm là cả một quá trình biến đổi. Ban đầu, với mục đích tiết kiệm, người ta dùng các ký hiệu ghi âm xen lẫn với các ký hiệu ghi ý rồi cuối cùng mới dùng toàn bộ các ký hiệu ghi âm. Có ý kiến cho rằng chữ Nôm của Việt Nam là loại chữ chuyển tiếp từ ghi ý sang ghi âm. Người Phênixi được coi là đã sáng tạo ra chữ ghi từng âm, sau đó người Hy Lạp cổ đã dùng các ký hiệu này theo đặc điểm tiếng Hy Lạp với nguyên tắc là mỗi âm có một ký hiệu. Dần dần, chữ Hy Lạp đã phát huy ảnh hưởng của nó ra xung quanh. Chữ Latinh của người La Mã là sự biến thiên của của chữ Hy Lạp. Sau đó, chữ Latinh lan sang Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha…

Chữ ghi âm sử dụng một số lượng hữu hạn các ký hiệu đủ để ghi lại các âm vị, âm tiết hoặc các đặc điểm ngữ âm của lời nói nên nó tiết kiệm và tiện lợi hơn cả. Chữ ghi âm cũng có thể ghi lại một cách chính xác các mặt kết cấu của ngôn ngữ cũng như nội dung của lời nói. Vì thế, chữ ghi âm có thể coi là một thành tựu của loài người.Trong thời gian vừa qua, rất nhiều ngôn ngữ

chưa có chữ viết đã được xây dựng theo chữ ghi âm. Ở Việt Nam, một số dân tộc thiểu số cũng được xây dựng chữ viết theo hệ chữ latinh như chữ Mèo, Tày - Nùng, Giarai, Bana, Xơđăng, Kơho…Còn rất nhiều dân tộc thiểu số khác cho đến nay vẫn chưa có chữ viết. Vì thế xu hướng xây dựng chữ viết theo hệ chữ Latinh cho các dân tộc này được coi là hoàn toàn hợp lý và khoa học. Thậm chí, các dân tộc vốn đã có chữ viết cổ thì xu hướng latinh hóa cũng đã được tiến hành (ví dụ như dân tộc Thái, Tày – Nùng…). Điều này cho thấy chữ viết ghi ý là phương án tối ưu khi xây dựng bộ chữ cho các dân tộc chưa có chữ viết.

Chữ ghi âm được xây dựng trên nguyên tắc phản ánh mặt vật chất, mặt âm thanh của ngôn ngữ và thông qua đó để phản ánh nội dung cho nên lẽ dĩ nhiên là loại chữ này liên quan chặt chẽ đến mặt ngữ âm của một ngôn ngữ. Các đặc điểm ngữ âm chính là cơ sở để xây dựng nên hệ thống chữ viết cho ngôn ngữ đó.Chữ viết phải đảm bảo mỗi cách viết chỉ có một cách đọc duy nhất.

Trong hệ thống chữ viết ghi âm, không cần thiết phải có những chữ riêng hay một phương tiện nào đó để phân biệt các biến thể của một âm vị vì việc phân biệt đó không có tác dụng gì đối với nghĩa của từ. Không nhất thiết trong một ngôn ngữ, số chữ cái phải bằng số âm vị. Thực tế cho thấy, trong một số ngôn ngữ, do lịch sử để lại, cùng một âm vị có thể tương ứng với nhiều chữ cái. Điều này cũng xảy ra ngay trong chữ quốc ngữ của chúng ta. Về mặt lý thuyết thì hoàn toàn có thể chấp nhận được vì chữ viết chỉ có chức năng phản ánh mặt âm thanh của ngôn ngữ chứ không dùng để phản ánh thành phần âm vị của các từ. Chữ viết không nhất thiết phải phản ánh đúng thành phần âm thanh của lời nói. Khi các chữ cái kết hợp với nhau nó có thể biểu trưng cho nhiều âm vị khác nhau.

Một hệ thống chữ viết được cho là tối ưu khi số lượng chữ cái dùng là ít nhất nhưng vẫn diễn đạt một cách đầy đủ mặt âm thanh của ngôn ngữ đó.

Nói đến xây dựng chữ viết cho một dân tộc thì không thể không nhắc đến vấn đề “chính tả”. Chính tả được hiểu là “một hệ thống quy tắc quy định những phương tiện nào phải được sử dụng trong khi viết một từ hay một hình vị nhất định”[61;384]. Nó được xuất phát từ một nguyên tắc nào đấy để chọn ra một cách viết hợp lý nhất cho một ngôn ngữ. Nguyên tắc chính tả có thể bị chi phối bởi nhiều nguyên tắc khác như nguyên tắc ngữ âm học, từ nguyên học, hình thái học hay nguyên tắc truyền thống…Theo nguyên tắc ngữ âm học, “cách viết của từ phải biểu trưng cho đúng âm hưởng của nó.”[61;389]. Còn theo nguyên tắc từ nguyên học thì “những hiện tượng luân phiên ngữ âm học giữa các âm vị trong một hình vị không được kể đến, vì những quy tắc văn tự trong mỗi trường hợp như vậy đều đảm bảo cho người bản ngữ đọc đúng”[61;390].Nguyên tắc hình thái học ít được sử dụng vì nó chỉ có tác dụng phân biệt trên mặt chữ những phạm trù hình thái học vốn không khác nhau về ngữ âm. Với nguyên tắc truyền thống thì cách viết chỉ “dựa vào truyền thống của bản ngữ hoặc của ngôn ngữ trong đó nó mượn từ được viết” [61;392].Với cách viết này thì quan hệ ngữ âm hay hình thái học không được quan tâm đến. Một nguyên tắc chính tả hợp lý chỉ cần dựa vào hai nguyên tắc ngữ âm học và từ nguyên học trong đó nguyên tắc từ nguyên học có vai trò chủ đạo. Khi đó, những cách viết ngữ âm học được thừa nhận khi nó không mâu thuẫn với cách viết từ nguyên học.

Vì người SD phần lớn đều sử dụng thành thạo chữ quốc ngữ, hơn nữa ngữ âm tiếng SD có nhiều điểm tương đồng với ngữ âm tiếng Việt nên đây chính là một điểm thuận lợi để xây dựng bộ chữ cho dân tộc này. Mặc dù chữ quốc ngữ không tránh khỏi còn tồn tại nhiều bất cập mà cho đến nay vẫn còn có nhiều ý kiến cho rằng phải cải tiến. Tuy nhiên, ngôn ngữ mang bản chất xã

Một phần của tài liệu Ngữ âm tiếng sán dìu ở việt nam (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w