kế hoạch để tạo ra nguồn kinh phí cho hoạt động đổi mới PPDH, từng bước hoàn thiện hệ thống CSVC – TBDH theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá.
Đảm bảo từng bước một hoàn thiện CSVC đồng bộ, tạo cảnh quan, môi trường sư phạm, có sân chơi, bãi tập, vườn thực hành…
Trang bị đầy đủ SGK, tài liệu tham khảo, tạp chí chuyên ngành cho thư viện
Phòng bộ môn, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, phòng vi tính, phòng học tiếng… - Tổ chức chỉ đạo sử dụng có hiệu quả CSVC – TBDH hiện có và tự làm đồ dùng dạy học. - Thực hiện tốt chế độ kiểm tra định kỳ, đột xuất để ngăn chặn tình trạng không sử dụng TBDH.
3.7. Biện pháp 7: Tăng cường việc tạo động lực cho hoạt động dạy học
Tổ chức tốt công tác thi đua, khen thưởng trên tinh thần công khai, dân chủ.
Đảm bảo lợi ích vật chất đồng thời với việc động viên tinh thần.
Tổ chức thi cử, đánh giá nghiêm túc, coi trọng sự độc lập sáng tạo của học sinh trong học tập.
5. Kết quả về công tác dạy và học của trường THPT số 2 Bảo Yên
a. Về học sinh
- Chỉ thống kê số hoc sinh đạt giải HSG Tỉnh
Năm học Giải khuyến khích Giải ba Giải nhì Giải nhất 2007– 2008 01 01 0 0 2009- 2010 01 01 02 0 2010 - 2011 03 0 0 0 - Chất lượng đại trà các năm học: Năm học Giỏi Khá TB Yếu Kém 2008- 2009 0.95 17.18 60.69 20.61 0.75 2009 - 2010 1.0 22.1 58.1 18.7 0.2 - Chất lượng tốt nghiệp các năm học Năm học 2007 - 2008 2008 - 2009 2009 – 2010 Tỉ lệ % 67.8% 72% 73.1% b. Về giáo viên
Năm học Giáo viên giỏi trường Lao động tiên tiến Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở Bằng khen của chủ tịch UBND tỉnh Bằng khen của Bộ GD&ĐT 2006 – 2007 05 16 07 01 0 2007– 2008 06 16 07 03 0 2008 - 2009 07 18 08 02 01 2009 - 2010 07 18 09 03 01
Qua các bảng trên đã phản ánh chất lượng giáo dục, chất lượng chuyên môn của trường qua các năm học. Đồng thời cũng cho thấy rõ chất lượng đội ngũ giáo viên từng bước được nâng lên và chất lượng giáo dục cũng ngày càng tăng. Đó là những kết quả đáng phấn khởi. Kết quả này có được là do công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của Ban giám hiệu trường THPT số 2 Bảo Yên đã quan tâm đúng mức, đúng hướng. Hy vọng trong những năm tới trường THPT số 2 Bảo Yên luôn đi đầu trong việc đổi với phương pháp và ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
PHẦN KẾT LUẬN 1. KẾT LUẬN 1. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài có thể rút ra một số kết luận chung sau:
- Đã tìm hiểu bản chất công tác quản lý của Hiệu trưởng, bản chất đổi mới PPDH và sự tương tác giữa hai phạm trù này. Để đề xuất ra các biện pháp trong điều kiện cụ thể phải xác định : Đổi mới cái gì ? Đổi mới như thế nào ? Bắt đầu đổi mới từ đâu ? Về nội dung đổi mới chủ yếu phải xem đổi mới PPDH là hoạt động của quần chúng, phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Về điểm xuất phát, đổi mới PPDH phải được bắt đầu từ công tác kế hoạch của hiệu trưởng.
- Để đổi mới PPDH, Hiệu trưởng cần thực hiện đồng bộ, linh hoạt các biện pháp sau đây:
+ Tăng cường quản lý hoạt động của tổ chuyên môn.
+ Tăng cường quản lý hoạt động của tổ chủ nhiệm và Đoàn thanh niên + Tăng cường quản lý hoạt động dạy học và bồi dưỡng kỹ năng đổi mới PPDH cho đội ngũ giáo viên.
+ Tăng cường quản lý hoạt động học tập của học sinh. + Phối hợp chặt chẽ các hoạt động của Hội cha mẹ học sinh và các lực lượng khác. + Đảm bảo các điều kiện thiết yếu về kinh phí, về CSVC – TBDH. + Tăng cường việc tạo động lực cho hoạt động dạy học. 2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Sở GD & ĐT tỉnh Lào Cai:
- Cần có những văn bản qui định và hướng dẫn cụ thể hơn về thực hiện đổi mới PPDH.
- Tăng cường tổ chức các hội thảo, bồi dưỡng giáo viên theo chuyên đề cụ thể về đổi mới PPDH một cách thường xuyên.
- Tăng cường chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đổi mới PPDH một cách thường xuyên.
- Tham mưu, tạo điều kiện về kinh phí cho trường trong việc xây dựng CSVC – TBDH theo hướng đồng bộ hoá, chuẩn hoá từng bước đáp ứng yêu cầu về đổi mới PPDH.
- Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý các trường được tham quan học tập kinh nghiệm ở các đơn vịđiển hình về quản lý trường học, quản lý đổi mới PPDH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban bí thư TƯ Đảng ( 2004), Chỉ thị số 40 – CT/TƯ “ Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản giáo dục”.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2010), Nhiệm vụ năm học 2010 – 2011. 3.Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ trường trung học phổ thông
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường cán bộ quản lý GD & ĐT, Quản lý giáo dục và đào tạo ( Chương trình dùng cho CBQL trường THPT )
5. Nguyễn Hữu Chí, Đổi mới chương trình THPT và những yêu cầu đối với công tác quản lý của Hiệu trưởng.
6. Nguyễn Quóc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đại cương về quản lý, Trường CBQL GD & ĐT và Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Châu, Những giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý hoạt
động dạy học của Hiệu trưởng trường THPT, Luận án TS.
8. Đảng Cộng sản Việt nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TƯ
khoá VIII.
9. Đảng Cộng sản Việt nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX.
10. Nguyễn Kỳ (Chủ biên), Mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm, Trường CBQL GD & ĐT.
11. Hồ Chí Minh, Về vấn đề Giáo dục.
12. Nguyễn Ngọc Quang, Những khái niệm cơ bản về lý luận QL GD
13. Trần Hồng Quân, Giáo dục và Đào tạo là con đường quan trọng nhất để