Mạng Profibus-DP

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IEEC VIỆT NAM (Trang 26)

Đặc điểm của Mạng profibus-dp

-Đáp ứng yêu cầu cao về tính năng thời gian thực trong trao đổi dữ liệu dưới cấp trường (ví dụ giữa PLC, PC với các module DI/DO, các thiết bị đo hoặc biến tần) -Trao đổi dữ liệu ở đây chủ yếu tuần hoàn theo cơ chế chủ/tớ (Master/Slaver) -DP còn hỗ trợ các dịch vụ không tuần hoàn, phục vụ tham số hóa, vận hành và chẩn ₫oán các thiết bị trường thông minh

-Đối chiếu với mô hình OSI, PROFIBUS-DP chỉ thực hiện các lớp 1 và 2 vì lý do hiệu suất xử lý giao thức và tính năng thời gian.

4.Tìm hiểu về công nghệ băng tải than cọc sáu:

Ghi cho: 1 1 1' 2 3 4 5

- Hệ thống băng tải vận chuyển than gồm 6 băng tải T0, T1, T2,T3, CT1, CT2 và một sàng rung. Các động cơ tương ứng truyền động cho các băng tải.

- Sau khi khởi động hệ thống thứ tự khởi động các động cơ truyền động băng tải là:

Động cơ băng tải CT1 hoặc băng tải CT2 => động cơ băng tải T3 => động cơ băng tải T2 => băng tải T1 và động cơ băng tải T0 (khởi động cùng một lúc ) đến khởi động cơ sàng rung ( băng tải CT1 và băng tải CT2 hoạt động khóa nhau ). Thời gian trễ để khởi động các băng tải là 5s (dùng rơ le thời gian)

- Than được đổ vào sang rung, sàn rung phân loại than, than có kích thước lớn hơn đưa vào băng tải T0 ra đống, than có kích thước nhỏ hơn xuống băng tải T1 => băng tải T2 => băng tải T3 => băng tải CT1 hoặc băng tải CT2.( Khi dừng hệ thống thứ tự dừng các động cơ truyền động cho các băng tải là:

Động cơ sàng rung => động cơ băng tải T0 và động cơ băng tải T1 => động cơ băng tải T2 => động cơ băng tải T3 => động cơ băng tải CT1 hoặc CT2 .

- Hệ truyền động băng tải có momen khởi động rất lớn. Momen khởi động lớn dẫn đến dễ làm hỏng các thiết bị cơ khí và quá tải nguồn cấp điện. Đặc biệt trên những băng tải dài, tải khởi động lại càng cao bởi có nhiều vật liệu trên băng tải hơn. Khi đó quá trình khởi động đòi hỏi momen khởi động và dòng điện khởi động cao hơn. Bộ khởi động mềm có thể được sử dụng để giảm dòng điện khởi động, nhưng cũng làm giảm momen khởi động. Nếu momen khới động không đủ lớn để thắng quán tính của băng tải thì băng tải sẽ không khởi động được.

- Biến tần có thể tạo momen khởi động cao nhưng vẫn đảm bảo dòng điện khởi động trong giới hạn cho phép của lưới, dòng điện khởi động không bị tăng quá cao và điện áp lưới cũng không bị sụt trong quá trình khởi động. Ngoài ra,Biến tần còn có thể điều chỉnh hệ số công suất luôn ở một giá trị ổn định do đó góp phần giữ ổn định lưới điện. Với lưới điện ổn định hơn, tất cả thiết bị điện trong nhà máy vận hành tin cậy hơn, nâng cao năng suất và giảm hỏng hóc. Băng tải

khởi động trơn với momen được điều khiển phù hợp cũng làm giảm bớt sự cố căng và trượt của băng tải.

- Bên cạnh việc giảm thiểu sự cố vận hành của băng tải, Biến tần mang lại vận hành hiệu quả bằng cách điều khiển trơn và chính xác tốc độ động cơ băng tải, cho phép điều chỉnh tốc độ băng tải phù hợp với yêu cầu quy trình sản xuất. Biến tần cũng có thể được kết nối với hệ thống tự động của nhà máy, để giám sát lượng tải, vận tốc từ đó tính toán tổng lượng hàng tải.

Nếu các điều kiện cơ khí cho phép thì Biến tần có thể giúp tăng tốc độ động cơ theo yêu cầu. Với các ứng dụng khác đòi hỏi Biến tần điều khiển động cơ chạy dưới tốc độ định mức thì sẽ nảy sinh vấn đề về làm mát động cơ nếu sử dụng loại động cơ tự làm mát. Với các ứng dụng như vậy thì sử dụng động cơ làm mát cưỡng bức là tốt hơn cả.

Biến tần tiết kiệm năng lượng

- Năng lượng được tiết kiệm khi chạy động cơ ở tốc độ thấp theo yêu cầu của tải và tiết kiệm nhờ bỏ thiết bị bù công suất phản kháng. Hơn nữa trong trường hợp băng tải có nhiều đoạn chạy dốc xuống, cơ năng của băng tải có thể

chuyển hóa thành năng lượng điện để trả về lưới với Biến tần hãm tái sinh. Sử dụng Biến tần , băng tải có khả năng chạy trơn tru trên toàn quãng đường tải hàng, không bị ảnh hưởng bởi hình dáng, độ cong của quãng đường. Năng lượng cơ khi băng tải chạy trên các đoạn dốc xuống có thể trả về lưới với Biến tần hãm tái sinh. Ngoài ra năng lượng cơ này cũng có thể được tận dụng với hệ thống biến tần kép multidrives, khi đó một Biến tần điều kiển nhiều động cơ cùng một lúc.Biến tần multidrives sử dụng chung đường DC bus. Khi đó năng lượng cơ phát ra từ động cơ đang ở chế độ máy phát (chạy băng tải đoạn xuống dốc) sẽ được sử dụng để chạy động cơ khác đang chạy ở chế độ động cơ.

Việc sử dụng Biến tần còn đem lại một lợi ích khác đó là cho phép các động cơ chia tải. Các động cơ có thể chia tải sẽ không phải hoạt động với tải nặng nề do vậy động cơ ít bị quá nhiệt, bị hỏng và quá trình tải vật liệu sẽ ít bị gián đoạn hơn.

Biến tần cũng phát hiện ra khi nào tải trên băng chuyền tăng lên đột ngột, momen yêu cầu tăng đột ngột. Nhờ đó phát nhanh những thay đổi này Biến tần có thể phản ứng ngay lập tức. Một Biến tần với hệ thống điều khiển khác có thể sẽ dừng trong các tình huống này.

Đơn giản hoá thiết kế

Biến tần giúp đơn giản hoá thiết kế hệ thống băng tải, giảm được chi phí đầu tư và bảo dưỡng. Với vận tốc động cơ được điều chỉnh theo ứng dụng, ta có thể sử dụng hộp truyền động loại đơn giản hơn trong hệ thống băng tải. Trong một số trường hợp, có thể bỏ hoàn toàn hộp truyền động, tăng hiệu suất hệ thống băng tải. Động cơ không đồng bộ được sử dụng với ưu điểm kết cấu bền, chi phí bảo dưỡng thấp. Quá trình truyền động được điều khiển trơn tru hơn giảm được quá tải trong các khớp nối truyền động và hộp truyền động, tăng tuổi thọ của các cơ cấu này.

Biến tần cũng có thể giúp quá trình bảo dưỡng băng tải dễ dàng hơn vì cho phéo đảo chiều quay của động cơ. Biến tần cho phéo đảo chiều và dừng băng tải tại vị trí cần thiết để tiện sửa chữa. Nếu băng tải bị kẹt.

Bằng việc nâng cao tính ổn định, giảm bớt chi phí bảo dưỡng, điều khiển chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn, Biến tần rõ ràng đã mang lại nhiều lợi ích cho băng tải nói riêng và các thiết bị ngành khai thác mỏ nói chung.

Ở đây để tối ưu hóa chế độ điều khiển tự động hóa giám sát hệ thống cũng như các chức năng bảo vệ hệ thống ,tiết kiệm năng lượng

 Như vậy sử dụng biến tần điều khiển động cơ và plc điều khiển biến tần giúp đạt được những hiệu quả nhất định.

- Tại phòng điều khiển trung tâm có 1 Switch lựa chọn chế độ điều khiển trung tâm hoặc chế độ điều khiển tại chỗ (TT/TC). Khi TT/TC tại phòng điều khiển trung tâm ở vị trí điều khiển trung tâm và tất cả các Switch điều khiển tại chỗ (TT/TC_1, TT/TC_2+3, TT/TC_4, TT/TC_5) ở chế độ điều khiển trung tâm thì chế độ điều khiển trung tâm được phép điều khiển ( Chú ý nếu 1 trong 4 Switch chuyển chế độ điều khiển trung tâm hoặc tại chỗ ở hiện trường chuyển sang chế độ điều khiển tại chỗ, thì chế độ điều khiển trung tâm không được phép hoạt động, nếu đang hoạt động thì phải dừng toàn bộ hoạt động mới được chuyển sang chế độ điều khiển tại chỗ)

Khi lựa chọn chế độ điều khiển tại phòng điều khiển trung tâm lúc này tại phòng điều khiển trung tâm lại có 2 lựa chọn điều khiển thông qua 1 Switch lựa chọn chế độ điều khiển đơn động hoặc liên động (LD/DD). Khi lựa chọn chế độ điều khiển Liên động các băng tải được khởi động và dừng theo một chu trình như trên.

- Chế độ điều khiển tại chỗ: tại các tủ điều khiển có các switch chọn chế độ điều khiển. Khi plc bị hỏng hệ thống tự động được kích hoạt chế độ tại chỗ hoặc biến tần bị hỏng chuyển sang chế độ chạy trực tiếp qua công tắc tơ.

• Chế độ điều khiển ở trung tâm :bàn điều khiển nút nhấn và máy tính

Đơn động là: sử dụng để test từng băng tải,các băng tải hoạt động không liên quan đến các băng tải khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bộ đo tốc độ và phản hồi tốc tộ giám sát và điều khiển

Chế độ bảo vệ có các nút nhấn dừng khẩn cấp,hoặc khi có sự cố trên băng tải như khi đi kiểm tra thấy rách băng tải …. Có các công tắc giật dây bố trí 2 bên băng tải dừng khẩn cấp hệ thống

- Để các băng tải không bị lệch khỏi đường băng, đảm bảo hoạt động bình thường của các băng tải tại các đầu băng tải người ta bố chí các công tắc chống lệch băng.

- Các công tắc giật an toàn có nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho hệ thống băng tải. Khi có sự cố sảy ra người công nhân vân hành giật mạnh dây, hệ thống ngay lập tức dừng lại. Khi khắc phục xong sự cố hệ thống được vận hành lại từ dầu tại phòng điều khiển trung tâm hoặc tại tủ điều khiển tại hiện trường

- Khi có sự cố dừng khẩn người công nhân giật các công tắc an toàn (bố chí 2 bên băng tải) hoặc người công nhân nhấn vào nút dừng khẩn cấp hệ thống ngay lập tức dừng hoạt động

Chức năng giám sát và thu thập dữ liệu của hệ SCADA trong hệ thống vận chuyển than

Chức năng giám sát của hệ SCADA trong hệ thống vận chuyển than thực hiện việc giám sát và theo dõi toàn bộ hoạt động của 4 băng tải cụ thể như sau:

- Giám sát an toàn cho 4 băng tải thông qua các công tắc lệch băng, và các công tắc giật an toàn

- Thu thập các dữ liệu trả về từ các biến tần như dòng điện, mômen, tần số (tốc độ hoạt động của băng tải) thông qua mạng PROFIBUS

- Thu thập tín hiệu từ các công tắc giật an toàn và các công tắc lệch băng từ đó phát hiên và chỉ rõ vị trí lỗi trên toàn hệ thống, giúp cho việc xử lí và khắc phục sự cố nhanh chóng.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IEEC VIỆT NAM (Trang 26)