• Trước mắt, tạm thời quản lý chặt chẽ việc đấu thầu các dự án đối với các khu đô thị và căn hộ nhằm hạn chế nguồn cung gia tăng mạnh mẽ đặc biệt tại thị trường Hà Nội. Điều này có thể trước mắt sẽ dẫn tới nguồn thu ngân sách địa phương và Trung ương tạm thời bị giảm nhưng sẽ giúp cho thị trường bất động sản “ấm dần”.
• Cân đối lại cung cầu: Bộ Tài nguyên và Môi trường cần kết hợp với Tổng Cục Thống kê và một số cơ quan hữu quan khác tổ chức cuộc điều tra về nguồn cung, cầu về nhà ở, căn hộ và thu nhập của người dân có nhu cầu sở hữu nhà ở Hà Nội để có cơ sở cân đối lại cung cầu và đánh giá tiềm năng của thị trường bất động sản Việt nam trong
tương lai, từ đó mới đưa ra các chính sách điều tiết thị trường bất động sản một cách hợp lý.
• Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách theo hướng: bảo đảm nguyên tắc đồng bộ, nhất quán, tôn trọng các quy luật của thị trường; đồng thời, phải giúp tăng cường tính cạnh tranh. Nhà nước sẽ thông qua một số chính sách như tài chính, tín dụng, thuế… một cách hợp lý để thị trường BĐS hoạt động lành mạnh mới mong phá băng được. • Hình thành một thị trường bất động sản công khai minh bạch và đầy đủ thông tin cung
cấp cho người mua và người bán: Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm quản lý và xây dựng cơ sở thông tin hạ tầng địa chính đủ độ tin cậy, kết nối được với các hoạt động tài chính, ngân hàng, tín dụng, tương thích với khu vực và thế giới để đảm bảo hội nhập kinh tế. Cần có cơ quan chuyên môn về định giá đất (giá QSDĐ), định giá bất động sản khác để có thể chứng khoán hoá các tài sản về bất động sản, tạo điều kiện cho việc mua bán, chuyển nhượng, cầm cố, phát mại trên thị trường.
• Đối mới chính sách về thuế quyền sử dụng đất và lệ phí, đổi mới công tác thu tiền sử dụng đất thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí địa chính, lệ phí trước bạ. trước mắt các khoản thu trên nên giao cho cơ quan địa chính nhằm giảm sự trùng lặp không cần thiết trong việc kiểm tra, xem xét hồ sơ của nhiều cơ quan quản lý Nhà nước, tránh thủ tục hành chính rườm rà, khuyến khích giao dịch có đăng ký vớ cơ quan nhà nước. • Có các biện pháp hỗ trợ cho người có thu nhập thấp mua hoặc thuê nhà ở. Ví dụ như
cho vay tín dụng với mức lãi suất và thời hạn cho vay hợp lý. Hoặc tiến hành xây dựng các khu nhà cho người có thu nhập thấp có khả năng chi trả.
KẾT LUẬN
“Vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết thị trường bất động sản Hà Nội” là đề
tài có ý nghĩa thực tiễn cao. Thúc đẩy và khuyến khích sự phát triển của thị trường BĐS – nhà đất và đề ra một hệ thống các giải pháp toàn diện và đồng bộ là vấn đề mang tính thời sự và bức xúc. Giải quyết được vấn đề trên sẽ phát huy được những điểm mạnh của thị trường BĐS – nhà đất đóng góp tích cực trong nền kinh tế quốc dân đồng thời hạn chế những hậu quả xấu mà thị trường BĐS – nhà đất mang lại.
Trong bài viết đã giải quyết được các nội dung chủ yếu sau:
- Nhận diện về thị trường BĐS – nhà đất ở Hà Nội trong thời gian qua.
- Nêu lên khái quát những tồn tại yếu kém trong quá trình phát triển thị trường BĐS tại Hà Nội và tìm hiểu nguyên nhân của các yếu kém trên.
- Tổng hợp những giải pháp mà Nhà nước đã thực hiện để can thiệp vào thị trường BĐS Hà Nội và nhận định được hạn chế mà những giải pháp đó còn gặp phải.
- Phân tích một số kinh nghiệm quản lý thị trường BĐS tại Hàn Quốc và Ấn Độvà các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Qua những phân tích nêu trên, bài viết đã đề ra các biện pháp nhằm quản lý và ổn định thị trường, qua đó thúc đẩy sự phát triển thị trường BĐS – nhà đất ở Hà Nội.