Chương 2: Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động của Công ty Tài chính trong Tổng Công ty Nhà nước ở Việt Nam (Trang 27)

2.1. Khái quát về Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ

2.1.1. Quá trình hình thành Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ

Tổng công ty tài chính Công nghiệp Tàu thủy (VFC) là Công ty tài chính Nhà nước thuộc Tập đoàn Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, Luật Doanh nghiệp và các Luật có liên quan khác. VFC được thành lập ngày 19/12/1998 theo Quyết định số 3456/QĐ-BGTVT của Bộ Giao Thông Vận tải, được Thống đốc Ngân hàng nhà nước phê chuẩn điều lệ và cấp giấy phép hoạt động số 04/GP- NHNN ngày 16/03/2000 với số vốn điều lệ ban đầu là 30 tỷ đồng và chính

thức đi vào hoạt động từ ngày 09/05/2000. VFC được thực hiện một số hoạt động Ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, các văn bản hướng dẫn thi hành của Ngân hàng Nhà nước và các văn bản pháp luật khác của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển ngành Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam và kinh tế - xã hội.

VFC là một pháp nhân có con dấu, tài khoản riêng, có vốn điều lệ, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và thực hiện các cam kết của mình.

Nhiệm vụ chính của VFC là thực hiện huy động vốn, cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ khác cho Vinashin, các đơn vị thành viên của Vinashin. Ngoài ra, VFC cũng thực hiện cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng cho các tổ chức, cá nhân khác trong nền kinh tế với tư cách là một tổ chức tín dụng phi Ngân hàng.

VFC có tên đầy đủ bằng tiếng Việt là: Công ty tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ. Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Vietnam Shipbuilding Finance Company, gọi tắt là Vinashin Finance. Tên viết tắt là: VFC.

Sự ra đời của VFC là một dấu mốc quan trọng, một tầm nhìn mới trong chiến lược phát triển ngành Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1420/QĐ-TTg ngày 02/11/2001. Trong quá trình hoạt động, VFC đã và đang dần khẳng định được vị trí và uy tín trong hệ thống các tổ chức tài chính tiền tệ Việt Nam, góp phần quan trọng trong sự phát triển của ngành Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam.

Theo các Quyết định số 103/2006/QĐ-TTg ngày 15/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án thí điểm hình thành Tập đoàn VINASHIN và Quyết định số 104/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn CNTT Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ – con, với 8 28

tổng công ty lớn, trong đó có Tổng CTTC phát triển từ CTTC CNTT. Đây là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của Tập đoàn kinh tế Vinashin nói chung và CTTC Công nghiệp Tàu thủy nói riêng.

Với chủ trương tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ thống quản lý tài chính trong Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, mục tiêu phát triển của Công ty tài chính Công nghiệp tàu thủy đến năm 2010 là “Xây dựng

Công ty tài chính Công nghiệp Tàu thủy thành một Tổng CTTC chủ lực và hiện đại của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh với mạng lưới gồm các chi nhánh trên khắp cả nước và các Công ty con tiêu biểu trên các lĩnh vực Tài chính như cho thuê tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, quản lý quỹ... .”.

Thực hiện chủ trương phát triển thành Tổng CTTC, đến nay VFC đã mở rộng mạng lưới hoạt động với 3 chi nhánh đặt tại TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và 3 công ty con trực thuộc là Công ty Tư vấn đầu tư và dịch vụ tài chính, Công ty TNHH MTV Cho thuê Tài chính Công nghiệp Tàu thủy và Công ty TNHH Chứng khoán VFC.

Công ty Tư vấn đầu tư và dịch vụ tài chính (V.IBC) là công ty con

hạch toán phụ thuộc, tự trang trải trong CTTC Công nghiệp Tàu thủy, được thành lập từ năm 2000. Công ty thực hiện chức năng chính là tư vấn đầu tư phát triển các dự án trong ngành công nghiệp tàu thủy, tư vấn tài chính – tiền tệ và các dịch vụ tài chính; Đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin...

Công ty TNHH 1TV Cho thuê tài chính Công nghiệp Tàu thủy (VFL)

là công ty con hạch toán độc lập với số vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ đồng do Công ty CTTC Công nghiệp Tàu thủy cấp 100% vốn. Công ty chính thức hoạt động từ tháng 7/2008 với chức năng chính là Huy động vốn; Cho thuê tài chính đối với các tài sản là máy móc, thiết bị và các động sản khác cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước; Mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính; Cho thuê vận hành; và thực hiện các dịch vụ

tư vấn, dịch vụ ủy thác, quản lý tài sản và bảo lãnh liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính…

Công ty TNHH MTV Chứng khoán VFC (VFCS) là công ty con hạch

toán độc lập với số vốn điều lệ ban đầu là 300 tỷ đồng do CTTC Công nghiệp Tàu thủy cấp 100% vốn. Công ty chính thức hoạt động từ tháng 12/2008 với đầy đủ các chức năng hoạt động của Công ty chứng khoán theo quy định của pháp luật, đó là: môi giới chứng khoán; tự doanh chứng khoán; bảo lãnh phát hành chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán; thực hiện lưu ký chứng khoán cho tổ chức cá nhân trong nước, nước ngoài.

2.1.2. Kết quả hoạt động của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ trong thời gian qua

Sau gần 10 năm chính thức đi vào hoạt động, VFC đang từng bước khẳng định được vị thế của một trung gian tài chính trong đại gia đình hơn 200 thành viên của Vinashin. Trong hệ thống các CTTC tại Việt Nam hiện nay, VFC và CTTC Dầu khí đang là 2 CTTC có quy mô và hiệu quả hoạt động tốt nhất.

Tính đến thời điểm ngày 30/6/2009, tổng số cán bộ nhân viên của Công ty là 300 người với 86% có trình độ từ Đại học trở lên, trong đó có 6% có trình độ trên Đại học. Đa số được đào tạo về chuyên ngành Tài chính Ngân hàng tại các trường Đại học lớn tại Việt Nam như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Học Viện Ngân hàng, Học viện Tài chính....

Đi cùng với sự phát triển về hoạt động và quy mô, tổ chức của VFC cũng ngày càng lớn mạnh, tính đến thời điểm hiện tại, VFC có 19 phòng nghiệp vụ, 03 chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và 03 công ty con trực thuộc; Công ty Tư vấn đầu tư và Dịch vụ Tài chính (V.IBC); Công ty TNHH1TV cho thuê tài chính Công nghiệp Tàu thủy (VFL); Công ty TNHH1TV Chứng khoán VFC (VFCS). Việc điều hành và 30

xử lý các quan hệ trong VFC được thực hiện dựa trên cơ sở nguyên tắc phân cấp quản lý.

Sơ đồ bộ máy tổ chức của VFC

32

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

P. Tài chính - Kế toán P. Tín dụng 1

P. Giao dịch ngân quỹ

P. Phát triển dự án P. Bảo lãnh

P. Công nghệ thông tin

P. Thẩm định P. Marketing P. Kinh doanh P. Kế hoạch Tổng hợp P. Nguồn vốn P. Hành chính quản trị BAN KIỂM SOÁT

BAN ĐIỀU HÀNH P. Tín dụng 2

P. Kinh doanh tiền tệ P. Đầu tư

Công ty Tư vấn đầu tư và dịch vụ tài chính - VIBC CTTC CNTT - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh P. Tín dụng 2 P. Tín dụng 3

P. Kiểm toán nội bộ

P. Pháp chế

Công ty TNHH 1 thành viên Cho thuê Tài chính CNTT - VFL

CTTC CNTT - Chi nhánh Hà Nội Công ty TNHH 1 thành viên Chứng khoán VFC - VFCS CTTC CNTT - Chi nhánh Hải Phòng P. Quản trị rủi ro

VFC đã có quan hệ tín dụng với hơn 250 khách hàng là các đơn vị thành viên của Vinashin, các cá nhân là cán bộ công nhân viên đang công tác trong ngành và nhiều doanh nghiệp, tập thể, cá nhân đang hoạt động trong các thành phần kinh tế khác nhau. Cùng với sự phát triển về tín dụng, hoạt động huy động vốn cũng đã được chú trọng phát triển để đáp ứng. VFC đã thiết lập và mở rộng quan hệ chặt chẽ với hơn 70 tổ chức tín dụng, tài chính, bảo hiểm, quỹ đầu tư lớn trong nước và quốc tế, cùng với hệ thống các công ty con cung cấp các sản phẩm tài chính trọn gói đa đạng có chất lượng cao.

Cùng với những khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam cũng như của Tập đoàn Kinh tế Vinashin trong thời kỳ đổi mới, hoạt động sản xuất kinh doanh của VFC đã có những bước phát triển khả quan, thực hiện vượt các chỉ tiêu kế hoạch về doanh thu, lợi nhuận trước thuế, doanh số hoạt động tín dụng, doanh số huy động vốn... góp phần tích cực vào công tác quản lý tài chính của Tập đoàn Kinh tế Vinashin, điều hoà vốn giữa các đơn vị thành viên trong Tập đoàn. Cụ thể:

Với những kết quả trên, Công ty tài chính Công nghiệp tàu thủy đã tạo nên một thương hiệu trong ngành tài chính ngân hàng Việt Nam, thực hiện xuất sắc vai trò là một định chế tài chính của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam. Những thành tựu khả quan và nổi bật mà không phải bất cứ một tổ chức tín dụng nào cũng có thể đạt được là mức vốn điều lệ liên tục tăng từ mức vốn ban đầu là 30 tỷ đồng tăng lên 2.523 tỷ đồng, luôn giữ vị trí là một Công ty tài chính hoạt động hiệu quả và an toàn trong hệ thống các tổ chức tín dụng.

Từ nhiệm vụ ban đầu là kênh dẫn vốn từ Ngân hàng tới các đơn vị thành viên trong Tập đoàn, VFC đã ngày càng mở rộng và đa dạng hóa các hình thức hoạt động từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành và của xã hội.

các chỉ tiêu hoạt động chính của

Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ giai đoạn 2006-2009

Đơn vị : Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm 2009 Kế hoạch Thực hiện % hoàn thành KH 1- Doanh số cho vay 1.183 1.222 2.529 2.882 2- Doanh thu 213 911 1.054 1.150 1.143 99,4%

3- Lợi nhuận trước thuế 6,8 196,2 118,5 150 117,2 78%

(Nguồn:Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ năm 2006-2009)

Qua bảng số liệu cho thấy doanh số cho vay tăng dần qua các năm 2006 đạt 1.183 tỷ đồng, đến năm 2007 đạt 1.222 tỷ đồng và con số đã tăng lên đáng kể trong 02 năm gần đây tăng hơn 100%, năm 2008 đạt 2.529 tỷ đồng và năm 2009 đạt 2.882 tỷ đồng, qua đó thể hiện việc mở rộng mạng lưới hoạt động cũng như quan hệ tín dụng của công ty đã tăng trưởng rất ấn tượng

Các hệ số an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Tài chính công nghiệp tàu thuỷ giai đoạn 2006-2009

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng tài sản 3.645.740 7.211.497 5.970.106 8.875.831

Lợi nhuận 5.184 142.093 87.898 97.381

Vốn chủ sở hữu 649.315 1.172.274 1.109.226 2.704.159

ROA 0,142% 1,97% 1,47% 1,097%

ROE 0,798% 12,12% 7,924% 3,6%

(Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ năm 2006-2009)

2.2. Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ

Tổng tài sản

2.2.1. Tình hình huy động vốn tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ

Năm 2008 là một năm đầy biện động của của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, VFC không phải là trường hợp ngoại lệ. Có thể thấy rõ điều này qua biểu đồ sau:

Tổng vốn của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ giai đoạn 2006-2009 (đơn vị: triệu đồng)

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của

Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ năm 2006- 2009)

Căn cứ vào biểu đồ trên, có thể thấy nguồn vốn của VFC đã bị ảnh hưởng thế nào bởi cuộc khủng hoảng tài chinh toàn cầu trong năm 2008. Nếu như năm 2006, tổng vốn của Công ty là 3.645.740 triệu đồng thì đến năm 2007 tổng vốn của Công ty đã là 7.211.497 triệu đồng, tăng 197%. Thì đến năm 2008, tổng vốn Công ty Tài chính đã giảm xuống 5.970.106 triệu đồng, nhưng dưới sự chỉ đạo sáng suốt của ban lãnh đạo VFC đã nhanh chóng vượt qua cuộc khủng hoảng với việc năm 2009 tổng vốn đã tăng 148% đạt con số 8.875.831. Tốc độ tăng trưởng tổng vốn huy động được của VFC vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính đã chứng tỏ tiềm năng phát triển rất lớn của Công ty. Mặc dù, tổng vốn này còn rất nhỏ so với tổng

nguồn vốn của các Ngân hàng thương mại. Điều này gây khó khăn cho cạnh tranh của VFC với các Ngân hàng Thương mại.

Theo khung pháp lý quy định đối với hoạt động huy động vốn của Công ty Tài chính trong Tổng Công ty được thực hiện thông qua hai hình thức chính đó là huy động vốn chủ sở hữu và huy động nợ. Trong đó, huy động huy động nợ bao gồm: nhận tiền gửi trên 1 năm, vay các tổ chức kinh tế, phát hành giấy nợ và nhận vốn uỷ thác. Hiện nay, VFC cơ bản đều tận dụng được hầu hết các phương thức được phép nhằm huy động vốn tài trợ cho hoạt động của mình cũng như hỗ trợ Tập đoàn. Tình hình huy động vốn của Công ty Tài chính sẽ được phân tích qua tình hình huy động vốn chủ sở hữu cùng với tình hình huy động nợ cụ thể như sau.

2.2.1.1. Huy động vốn chủ sở hữu

Vốn hoạt động chủ yếu và có tính chất quyết định của VFC vẫn là vốn chủ sở hữu. Mặc dù, đối với một trung gian tài chính, vốn chủ sở hữu thường chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động và chủ yếu đầu tư vào tài sản cố định.

VFC đang trong giai đoạn đầu đi vào hoạt động lại vấp phải cơn bão táp tài chính , vì vậy lợi nhuận thu được là chưa nhiều, nên lợi nhuận không chia tăng cường cho vốn chủ còn hạn chế. Do đó, vốn từ lợi nhuận không chia trong thời gian qua là rất nhỏ. Trong thời gian tới, vốn huy động từ lợi nhuận không chia sẽ được tăng cường hơn, do quy mô của Công ty đang phát triển rất nhanh.

Như vậy, sự tăng trưởng của vốn chủ sở hữu của Công ty trong thời gian qua chủ yếu là do sự tăng lên về vốn điều lệ. Được sự hướng dẫn, giúp đỡ của Tập đoàn, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Thủ tướng Chính phủ, vốn điều lệ của Tổng công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ đã có sự tăng lên đáng kể, đóng góp quan trọng trong sự tăng trưởng của vốn chủ sở hữu. Điều này thể hiện qua sự tăng trưởng của vốn chủ sở hữu như sau:

Vốn chủ sở hữu của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ giai đoạn 2006-2009 (đơn vị: Triệu đồng)

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của

Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ năm 2006- 2009)

Năm 2006, vốn chủ sở hữu của Công ty là 649 tỷ đồng, đến năm 2006, vốn điều lệ của Công ty đã đạt mức 1.172 tỷ đồng. Đến năm 2009, số vốn chủ sở hữu của Công ty đã lên tới 2.704 tỷ đồng, tăng hơn 90 lần so với khi mới thành lập. Nhờ đó, hệ số an toàn vốn cũng được cải thiện hơn và phần nào đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty nói riêng và phục vụ cho mục tiêu phát triển của ngành Công nghiệp Tàu thuỷ nói chung. Mặc dù, so với nhu cầu của Công ty, với các tổ chức tín dụng khác trên thị trường thì mức vốn điều lệ hiện tại vẫn còn thấp, gây hạn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động của Công ty Tài chính trong Tổng Công ty Nhà nước ở Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w