II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. THỰC TRẠNG DẠY PHÂN MÔN HỌC HÁT TẠI TRƯỜNG THCS
1.6.3. Kết quả dạy hát trong những năm gần đây
Những năm gần đây được sự chỉ đạo có hiệu quả của ngành GD&ĐT về công tác chuyên môn, sự quan tâm giúp đỡ của các ngành các cấp ở địa phương và cơ sở đã giúp cho việc dạy hát đạt được nhiều kết quả cao.
Nhận thức được tầm quan trọng của âm nhạc, Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện quan điểm đó qua các kì Đại hội VII, VIII và XI: “ Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội” mà nhìn ở góc độ nào đó âm nhạc cũng là văn hoá.
Bộ GD&ĐT đã đưa âm nhạc vào chương trình học tập của học sinh THCS là hoàn toàn phù hợp với đường lối phát triển con người của Đảng và Nhà nước ta. Trong môn âm nhạc thì phân môn học hát là một phân môn quan trọng bởi ca hát là một nhu cầu thiết yếu của con người, ca hát phù hợp với lứa tuổi thiếu niên, nó đem đến cho các em những cảm xúc chân thực và ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng tình cảm của các em.
Trường THCS đã nắm bắt được tinh thần chỉ đạo của Bộ, ngành và đã đưa vào giảng dạy từ năm học 2001-2002 cho đến nay.
Kết quả giảng dạy qua những năm học gần đây môn Âm nhạc ở nhà trường THCS đã có nhiều chuyển biến rõ rệt khi giáo viên áp dụng các phương pháp đổi mới làm cho các em hăng say, hứng thú học tập tốt ở các môn học khác nữa. Từ đó chất lượng hai mặt giáo dục của nhà trường cũng được nâng cao.
Thể hiện rõ nhất là số học sinh ở trường THCS của quận được học hát ở trường về mỗi phường, mỗi khu dân cư đều là những thành viên tích cực của các phong trào văn nghệ quần chúng trong các ngày lễ lớn của đất nước, các ngày kỉ niệm. Các em mang những lời ca , tiếng hát đã học được ở trường để góp phần làm cho phong trào văn nghệ trở nên sôi nổi và có ý nghĩa hơn.
Ngay ở lớp 6, các em được học 8 bài hát trong chương trình, trong đó có 2 bài dân ca Việt Nam, 5 bài của thiếu nhi, 1 bài dân ca nước ngoài. Các em đều đã học thuộc và hát đúng giai điệu, đạt được kết quả rất tốt:
Kết phần 1:
Những vấn đề chính nêu trên và còn nhiều phần khác mà trong quá trình tôi nghiên cứu thực tiễn, tôi càng thấy rõ và một lần nữa khẳng định: “Vai trò âm nhạc, phong trào ca hát là vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong đời sống thường ngày của con người”. Đó là thực tế, là nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Để đáp ứng được yêu cầu chính đáng của nhân dân, ngành GD&ĐT đã nhanh chóng đưa môn học Âm nhạc vào các trường học. Đây là một điều đáng phấn khởi, đó chính là: “ ý Đảng hợp với lòng dân”.
Âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hoá cơ sở. Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm và đề ra nhiệm vụ quan trọng để toàn Đảng toàn dân nhận thức đúng đắn và cùng thực hiện một cách có hiệu qủa nhất đó là: “ Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội” mà âm nhạc cũng chính là văn hoá.
Để môn Âm nhạc và phân môn học hát ở các trường THCS kể cả cấp mầm non, tiêủ học và THCS đạt yêu cầu như mong muốn của Đảng, Nhà nước và phụ huynh, ngoài sự nhiệt tình yêu nghề, yêu học sinh, có tinh thần trách nhiệm cao, có năng lực nghiệp vụ chuyên môn giỏi và sự ham mê yêu thích môn học của học sinh thì một điều vô cùng quan trọng là: nhà nước, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương cần phải đầu tư cơ sở vật chất thích đáng để xây dựng mua sắm trang thiết bị phục vụ cho môn học đúng như quy định của ngành giáo dục, để môn học ngày càng phát triển ngang tầm với yêu cầu đòi hỏi của nhân dân ta, nhất là thế hệ trẻ.
Phần 2:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY PHÂN MÔN HỌC HÁT TẠI TRƯỜNG THCS
2.1.Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý giáo viên âm nhạc:
2.1.1. Đối với cán bộ quản lý:
Cán bộ quản lý giáo viên âm nhạc phải không ngừng nâng cao nhận thức một cách toàn diện để quản lý, hướng dẫn cho giáo viên âm nhạc .
Trước hết người quản lý giáo viên âm nhạc phải nhận thức chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ có khả năng đánh giá một tiết dạy của giáo viên như thế nào, đánh giá về công tác chuẩn bị của giáo viên như: soạn giáo án đúng quy định chưa, các nội dung bài dạy có sát thực không…
- Đánh giá về nội dung giảng dạy của giáo viên có khoa học và chính xác không.
- Đánh giá về phương pháp giảng dạy của giáo viên đã phát huy tính tích cực của học sinh hay chưa, phương pháp đổi mới giảng dạy trong mỗi tiết học, khả năng bao quát lớp, sử dụng đồ dùng dạy học…
- Đánh giá về nghệ thuật sư phạm của giáo viên: tư thế, tác phong, ứng xử sư phạm…
- Nắm được những khó khăn và thuận lợi của bộ môn Âm nhạc để có đề xuất kiến nghị với các ngành chức năng cấp trên. Biết thông cảm và chia sẻ với những khó khăn, thuận lợi của giáo viên. Từ đó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên
âm nhạc yên tâm giảng dạy mang lại hiệu quả cao, nâng cao được chất lượng của giáo viên.
2.1.2. Đội ngũ giáo viên âm nhạc:
Bộ GD&ĐT đã đưa môn Âm nhạc vào chương trình học tập của học sinh THCS là hoàn toàn phù hợp với đường lối phát triển con người của Nhà nước ta. Đó là một nhận thức rất đúng đắn bởi ca hát luôn là một nhu cầu thiết yếu của con người, là món ăn tinh thần không thể thiếu, ca hát phù hợp với lứa tuổi thiếu niên nó đem đến cho các em những cảm xúc chân thực ảnh hưởng đến tư tưởng tình cảm của các em.
Từ những quan điểm chỉ đạo trên, người giáo viên âm nhạc phải nhận thức đúng đắn thấm nhuần đường lối chính sách của Đảng, nhà nước, của ngành nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cho học sinh bộ môn Âm nhạc như phân môn học hát ở trường THCS. Tôi cũng như các đồng nghiệp đã nỗ lực không ngừng, phấn đấu trau dồi nghiệp vụ chuyên môn và công tác giảng dạy của mình như: tham gia vào các đợt tập huấn, học chuyên đề chuyên môn do Phòng Giáo dục- ngành tổ chức hằng năm.
Đội ngũ giáo viên âm nhạc trong phạm vi huyện, tỉnh cần tăng cường giao lưu, học hỏi để bổ sung cho nhau những kiến thức, kinh nghiệm trong giảng dạy, trau dồi nghiệp vụ sư phạm…,phấn đấu trở thành người giáo viên giỏi.
2.2. Nâng cao chất lượng giáo viên giảng dạy âm nhạc:
Giáo viên nói chung trước hết phải có lòng yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao về môn học mình giảng dạy. Đối với người giáo viên môn âm nhạc thì không chỉ là một người giáo viên truyền thụ cho các em kiến thức mà còn mang lại cho các em
một đời sống tinh thần phong phú. Bởi vậy nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên âm nhạc là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cần thiết. Người giáo viên âm nhạc phải thực sự là người “vừa hồng, vừa chuyên” theo định hướng phát triển về GD&ĐT của chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Giáo viên phải thường xuyên học hỏi nhằm trang bị cho mình một lượng kiến thức đầy đủ để truyền dạy cho học sinh.
- Giáo viên phải tìm hiểu kĩ các dạng bài học để truyền dạy cho học sinh có hướng giải quyết phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Phải luân phiên thay đổi hình thức dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn để gây hứng thú cho học sinh.
Muốn có được kết quả cao trong việc dạy học, ngoài vốn tri thức mà mỗi giáo viên cần phải trang bị cho mình thì người giáo viên cần phải nhiệt tình năng động sáng tạo và linh hoạt, luôn có sự nỗ lực tìm tòi học hỏi, quyết tâm kiên trì khám phá cái mới, đúc rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy. Khi thực hiện tiết dạy trong giáo án ưu việt có hiệu quả tốt và điều mấu chốt là phải biết phát huy tính chủ động khám phá và tìm tòi của học sinh.
Ngay từ đầu làm quen với bộ môn, giáo viên phải tạo cho các em thói quen tự học, tự tổ chức hoạt động học tập, làm quen với phương pháp dạy học mới, tạo môi trường học tập tốt cho các em, tạo sự ham mê yêu thích bộ môn cho các em ngay trong từng tiết học, phương pháp dạy học mới phải áp dụng các thủ thuật dạy học nhưng phải linh hoạt, sáng tạo nắm vững mục đích và cách tiến hành các thủ thuật khác nhau.
Xác định rõ việc dạy học Âm nhạc ở trường THCS là dạy học cho tất cả học sinh, không phân biệt có năng khiếu âm nhạc hay không có năng khiếu âm nhac. Chính môn học mang lại cho học sinh những kiến thức mang tính văn hoá. Âm nhạc phổ thông để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện góp phần tích cực hoàn thiện nhân cách người lao động mới. Chính vì vậy việc dạy âm nhạc cho học sinh không tập trung vào việc rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo như dạy cho người sẽ theo con đường âm nhạc sau này, mà dạy âm nhạc làm tác động đến cả thế giới tinh thần của học sinh, giúp các em phát triển về tình cảm, thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ góp phần làm cân bằng, hài hoà các nội dung giáo dục chung. Ngoài ra dạy học âm nhạc cũng không đi sâu vào các kiến thức thuộc về lí thuyết âm nhạc mà cái chính là tạo điều kiện để học sinh được hoạt động với âm nhạc qua ca hát và tiếp xúc với âm nhạc bằng nghe nhạc có hướng dẫn và bình luận.
Riêng ở trường THCS việc đổi mới phương pháp dạy ở nước ta thường có hai khuynh hướng:
Một là: Tập trung dạy nhạc lí, tập đọc nhạc- đây là dạy cho học sinh hiểu sâu về lí thuyết âm nhạc để học sinh biết đọc nhạc thành thạo tiến tới có thể sử dụng bản nhạc khi hát khi đàn.
Hai là: Tập trung vào việc dạy hát, khuynh hướng này thể hiện tính thiết thực và phần nào có quan tâm đến tính đại trà đến việc dạy học âm nhạc ở các trường trên diện rộng.
Để dung hoà cả 2 khuynh hướng dạy âm nhạc nêu trên, chương trình âm nhạc THCS được thiết kế theo mô hình dạy âm nhạc có 3 phần: Môn học hát, nhạc lí- tập đọc nhạc và âm nhạc thường thức.
Điều đáng quan tâm là đổi mới phương pháp dạy học âm nhạc ở phân môn học hát tập trung ở các vấn đề sau:
- Giới thiệu bài
- Hát mẫu.
- Luyện thanh (khởi động giọng).
- Dạy hát từng câu.
- Tổng hợp cả bài hát.
- Luyện tập củng cố theo nhóm, cá nhân, tổ chức cho học sinh hoạt động và biểu diễn .
Để đổi mới, cải tiến phương pháp dạy hát cần xem xét một số việc cụ thể như sau:
+) Giới thiệu bài: Cùng với việc giới thiệu bài hát, tên tác giả, xuất xứ, nội dung bài hát. Giáo viên tìm hiểu một vài thông tin về tác giả, những tác phẩm của tác giả hoặc những tác phẩm của tác giả khác cùng đề tài với tác phẩm sắp học. Nếu là dân ca nên có thông tin về vùng miền xuất xứ bài dân ca ấy và ví dụ một vài bài dân ca khác cùng địa phương hoặc cùng dân tộc.
+) Hát mẫu: Giáo viên có thể trình bày hoặc cho học sinh nghe bài hát qua băng, đĩa nhạc khi máy và băng đĩa có âm thanh chuẩn.
+) Luyện thanh: Đây là việc khởi động giọng trước khi học hát, giáo viên nên cho học sinh luyện giọng theo đàn và dùng nguyên âm ghép những phụ âm “m”, ví dụ: ma.a.a…, mô.ô.ô…, mi.i.i… Mỗi mẫu âm luyện giọng nên dùng 5, 6 nốt.
+) Dạy hát từng câu: Nhất thiết giáo viên phải hát mẫu từng câu hát 2 lần sau đó đàn giai điệu cho học sinh tập hát theo. Tuyệt đối không nên chỉ đánh đàn rồi cho học sinh tập hát mà giaó viên không hát mẫu.
Phần ôn luyện bài hát sẽ lần lượt tập theo tổ, nhóm cá nhân nhưng thỉnh thoảng giáo viên đàn toàn bộ giai điệu bài hát, yêu cầu học sinh lắng nghe nhẩm theo hoặc hát thầm trong đầu.
Cho học sinh dùng nhạc cụ gõ đệm và biểu diễn bài hát hoặc hát kết hợp vận động cũng là một yêu cầu được quan tâm thích đáng.
Trong phân môn học hát phải có thêm những hình thức kết hợp như trò chơi, đó vui, tập đặt lời mới, tập hát bè…để giờ học hát thêm vui tươi sinh động. Một số kiến thức mang tính môn hoặc tích hợp các nội dung của văn học, lịch sử, địa lí, mĩ thuật… cũng có thể vận dụng vào phân môn học hát ở mức độ “liều lượng” vừa phải.
Tóm lại, đổi mới phương pháp dạy học âm nhạc ở trường THCS tập trung làm cho học sinh gần gũi, thân thiện, ham thích môn Âm nhạc quyết không để cho một học sinh nào sợ học và không ham thích học môn này. Muốn vậy Giáo viên phải phát huy sáng tạo chủ động tìm những biện pháp thủ thuật có hiệu quả lợi ích nhất để chuyển tải các nội dung âm nhạc sinh động, nhẹ nhàng , hấp dẫn có tác dụng giáo dục thẩm mĩ cao nhất đối với học sinh.
2.3.1. Phương pháp hướng dẫn học sinh cảm thụ tác phẩm (ca khúc):
Tác phẩm âm nhạc nằm trên giấy chỉ là âm nhạc không có sức sống, nó cần phải được vang lên để thành âm nhạc “sống”. Muốn vậy, tác phẩm phải được trình bày , biểu diễn dưới các hình thức khác nhau nằm khơi gợi, hấp dẫn, thuyết phục người
học. Giai điệu vang lên sẽ gợi được cảm xúc và mang đến những yếu tố thẩm mĩ. Vì vậy, giáo viên cần phải giới thiệu tác phẩm qua lời nói (xuất xứ, tác giả, nội
dung, nghệ thuật..). Trình bày tác phẩm bằng giọng hát, tiếng đàn (do giáo viên thể
hiện hoặc dùng băng đĩa). Khi giáo viên trình bày tác phẩm thì lúc đó giáo viên
đóng vai trò như một “ Nghệ sĩ biểu diễn”. Thông qua đó, giáo viên mang đến cho học sinh những vẻ đẹp của tác phẩm bằng sự xúc động thật sự và diễn cảm sâu sắc. Qua mỗi lần như thế, giáo viên có thể gợi lên trong tâm hồn trẻ em niềm vui, sự hứng khởi, sự thán phục và càng làm tăng thêm lòng yêu thích môn âm nhạc. Có thể nói, đây là phương pháp nhanh nhất, mạnh nhất tác động đến học sinh, đưa trẻ vào thế giới âm nhạc diệu kì một cách sống động và trực tiếp.
- Giáo viên cần nghiên cứu kĩ tác phẩm để chuẩn bị trình bày như: Tìm hiểu nội dung, phân câu, lấy hơi…
- Trước và trong lúc trình bày, biểu diễn: chuẩn bị tư thế như một diễn viên trình bày trên sân khấu mà khán giả là học sinh, hát một cách truyền cảm kết hợp một vài động tác phụ hoạ nhẹ nhàng giúp học sinh tăng cường trí tưởng tượng, sáng tạo.
*) Phương pháp thực hành luyện tập
- Thực hành luyện tập bao gồm: thực hành hát, thực hành nghe nhạc…Những hoạt động đó xuyên suốt quá trình học âm nhạc trên lớp và cả hoạt động ngoài lớp. Thực hành, rèn luyện chính là để hình thành kĩ năng thể hiện âm nhạc, nắm được thuộc tính của âm nhạc.
- Với một bài hát dài, giáo viên chia thành các đoạn, câu nhỏ cho học sinh luyện tập nhiều lần. Có thể lúc đầu chưa đúng, sau thực hiện nhiều lần học sinh sẽ dần dần điều chỉnh để hát đúng hát đều.
*) Phương pháp dùng lời(còn gọi là thuyết trình, diễn giải, giảng thuật)
- Phương pháp này thường được dùng các nội dung sau đây: