- Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu
2.5. Thời gian và nhân sự cho cuộc kiểm toán
Đây là một trong những khâu quan trọng của cuộc kiểm toán. Vì sau khi phân tích báo cáo tài chính của đơn vị qua các khâu, cụ thể từ khâu lập kế hoạch tổng thể, đến khâu phân tích tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính và phân tích các thông tin phi tài chính, KTV sẽ lên kế hoạch thời gian cũng như nhân sự cho cuộc kiểm toán (trong đó thời gian sẽ linh hoạt và có sự thống nhất cả hai bên).
Thông qua phiếu khảo sát thực tế từ 17 công ty kiểm toán, việc thực hiện kế hoạch này như sau:
Đối tượng Doanh nghiệp KT
ngoài quốc doanh
DN Nhà Nước đã và đang chuyển đổi
DN có vốn đầu tư nước ngòai Thời gian thực hiện cuộc kiểm toán ( bao gồm giữa kỳ và cuối kỳ )
- Từ 3 ngày đến 5 ngày 33% - Từ 6 ngày đến 10 ngày 67% 100% 25% - Từ 11 ngày đến 14 ngày 50% - Từ 15 đến 30 ngày 25%
Nhân sự cho cuộc kiểm toán
- Nhỏ hơn hoặc bằng 3 người
11%
Kết luận chương II
Các thủ tục phân tích được kiểm toán viên của các Công Ty Kiểm Toán Việt Nam sử dụng trong tiến trình lập kế hoạch được vận dụng tùy thuộc vào đối tượng khách hàng mà các công ty kiểm toán thực hiện có đầy đủ theo các bước đã nêu trong phần thực trạng này.
Chúng ta có thể nhóm các đối tượng công ty kiểm toán Việt nam thành 2 đối tượng: - Các đối tượng có quy mô lớn và các doanh nghiệp kiểm toán thuộc vốn nhà nước đã và đang chuyển đổi thực hiện thủ tục này tương đối và đầy đủ.
- Các công ty kiểm toán còn lại, hầu như họ thực hiện một cách rời rạc và không theo một quy định cụ thể nào mà tùy theo khả năng cũng như trình độ chuyên môn của KTV mà họ có thể vận dụng trong phạm vi chuyên môn của mình. Trong phần thực trạng của luận văn này, chúng tôi nêu ra các thủ tục phân tích mà một số công ty kiểm toán có quy mô tương đối lớn thực hiện chủ yếu cho các đối tượng khách hàng có quy mô lớn. Điều này cho thấy, hiệu quả phân tích phát huy tác dụng chỉ khi áp dụng cho các đối tượng doanh nghiệp có quy mô lớn, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thì tùy theo quy mô và tính chất phức tạp của từng đối tượng mà các kiểm toán viên của công ty kiểm toán thực hiện ở mức độ vừa phải và phù hợp.
Thực trạng cho thấy, các công ty kiểm toán nhỏ áp dụng rất đơn giản, họ cũng phân tích tình hình biến động tăng giảm của các khoản mục, hiểu biết về tình hình hoạt động của công ty còn sơ sài, vẫn thực hiện phân tích các chỉ tiêu tài chính mang tính chất so sánh giữa các kỳ nhưng chưa có sự kết hợp, phân tích và đánh giá mối quan hệ giữa các chỉ tiêu với nhau.
Ngoài ra, các kiểm toán viên chưa đi sâu vào việc phân tích về rủi ro kinh doanh do các chính sách của Nhà nước cũng như các yếu tố bên ngoài tác động đến. Chưa tìm hiểu sâu về chiến lược kinh doanh, chiến lược tài chính của đơn vị để từ đó có thể nhận diện và xác định được vùng rủi ro cũng như giúp cho khách hàng nắm rõ hơn nếu khách hàng chưa cập nhật, cũng như chưa phát hiện kịp thời những tác động đó ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào.
Nhìn chung, để nâng cao giá trị báo cáo kiểm toán của các công ty kiểm toán Việt Nam cũng như tạo được uy tín đối với khách hàng, việc vận dụng thủ tục phân tích trong tiến trình lập kế hoạch là cực kỳ quan trọng, không những nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán mà còn giúp kiểm toán viên nhận xét và đánh giá khái quát ban đầu về tình hình tài chính của khách hàng, những rủi ro mà kiểm toán viên sẽ gặp phải nhằm hạn chế và đưa ra những kỹ thuật kiểm toán thích hợp.