Lịch sử phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều khiển hệ thống thiết bị điện điện tử trong gia đình thông qua điện thoại Smartphone (Trang 29)

- Bluetooth 1.0 (7/1999): Phiên bản đầu tiên được đưa ra thị trường với tốc độ kết nối ban đầu là 1Mbps. Tuy nhiên, trên thực tế tốc độ kết nối của thế hệ này chưa bao giờ đạt quá mức 700Kbps.

- Bluetooth 1.1 (2001): Đánh dấu bước phát triển mới của công nghệ Bluetooth trên nhiều lĩnh vực khác nhau với sự quan tâm của nhiều nhà sản xuất mới.

- Bluetooth 1.2 (11/2003): Bắt đầu có nhiều tiến bộ đáng nể. Chuẩn này hoạt động dựa trên băng tần 2.4GHz và tăng cường kết nối thoại.

- Bluetooth 2.0+ERD (2004): Bắt đầu nâng cao tốc độ và giảm thiểu một nửa năng lượng tiêu thụ so với trước đây. Tốc độ của chuẩn Bluetooh lên đến 2.1 Mbps với chế độ cải thiện kết nối truyền tải – ERD (Enhanced datarate). - Bluetooth 2.1+ERD (2004): Đây chính là thế hệ nâng cấp của Bluetooth 2.0 có hiệu năng cao hơn và tiết kiệm năng lượng hơn.

- Bluetooth 3.0+HS (2008): Có tốc độ truyền dữ liệu đạt mức 24Mbps – bằng sóng Bluetooth – High Speed, tương đương chuẩn kết nối dữ liệu.

- Bluetooth 4.0 (30/06/2010): Chuẩn Bluetooth mới nhất hiện nay. Bluetooth 4.0 là sự kết hợp của “classic Bluetooth’’ (Bluetooth 2.1 và 3.0), “Bluetooth high speed’’ (Bluetooth 3.0+HS) và “Bluetooth low energy’’Bluetooth năng lượng thấp (Bluetooth Smart Ready/Bluetooth Smart).”

“Bluetooth low energy’’ là một phần của Bluetooth 4.0 với giao thức tiêu chuẩn của Bluetooth 1.0 và 4.0 nhằm phục vụ cho những ứng dụng năng lượng cực thấp.

Hầu hết mọi người đã quen thuộc với tai nghe Bluetooth, nhưng thực tế là nó có thể làm được nhiều hơn vậy. Bluetooth cho phép kết nối và trao đổi thông tin giữa các thiết bị như điện thoại di động, điện thoại cố định, máy tính bảng, máy tính xách tay, máy in, thiết bị định vị dùng GPS, máy ảnh số, và thiết bị chơi game cầm tay. Tất cả đã cho thấy kết nối này Bluetooth đang dần trở thành phần quan trọng trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Để ghép hai thiết bị Bluetooth với nhau, bạn phải “pair” (kết đôi) chúng với nhau. Ví dụ, bạn có thể ghép chuột Bluetooth và máy tính, tai nghe với điện thoại hay điện thoại với laptop.Các ứng dụng nổi bật của Bluetooth gồm:

+ Điều khiển và giao tiếp không giây giữa một điện thoại di động và tai nghe không dây.

+ Mạng không dây giữa các máy tính cá nhân trong một không gian hẹp đòi hỏi ít băng thông.

+ Giao tiếp không dây với các thiết bị vào ra của máy tính, chẳng hạn như chuột, bàn phím và máy in.

+ Thay thế các giao tiếp nối tiếp dùng dây truyền thống giữa các thiết bị đo, thiết bị định vị, thiết bị y tế, máy quét mã vạch, và các thiết bị điều khiển giao thông.

+ Thay thế các điều khiển dùng tia hồng ngoại.

+ Gửi các mẩu quảng cáo nhỏ từ các pa-nô quảng cáo tới các thiết bị dùng Bluetooth khác.

+ Điều khiển từ xa cho các thiết bị trò chơi điện tử.

+ Kết nối Internet cho máy tính bằng cách dùng điện thoại di động thay modem.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều khiển hệ thống thiết bị điện điện tử trong gia đình thông qua điện thoại Smartphone (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w