Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học cá và mối quan hệ của chúng với chất lượng môi trường nước ở hồ chứa đồng mô ngải sơn, hà nội (Trang 36)

2.2.2.1 Nguyên tắc thu mẫu

- Thu mẫu vào 2 mùa khác nhau trong năm, các thời gian khác nhau trong ngày. - Thu mẫu bằng tất cả các phương tiện đánh bắt (chài, lưới nhiều cỡ mắt lưới, đơm, đó…).

31

- Thu mẫu tất cả các loài cá đã bắt gặp; chụp ảnh những loài cá nuôi phổ biến có kích thước lớn.

- Mẫu còn được thu mua tại các khu vực tập kết cá xung quanh hồ; thu mua của người dân địa phương đánh bắt ở hồ.

2.2.2.2 Cách thu, ghi nhãn mẫu, xử lí và bảo quản mẫu - Định hình mẫu:

+ Bước 1: Dùng kim, panh kẹp kéo từng vây căng hết cỡ, xòe đều, dùng tăm bông hoặc kéo kẹp bông nhúng dung dịch formalin 37 -40% bôi vào gốc và toàn bộ vây nhiều lần. Sau khoảng 3-5 phút, vây cứng, xòe đều, hiện rõ các tia vây, dùng khăn vải ép đứng và lau khô vây.

+ Bước 2: Xử lí thân và nội tạng đảm bảo cá cứng đều, thân thẳng, không nhăn, không mất vây. Sau đó ngâm vật mẫu vào dung dịch định hình formalin 5-8%.

- Chụp ảnh cá, ghi nhãn mẫu: + Chụp ảnh tiêu bản cá.

+ Ghi các thông tin: Tên địa phương của cá (nếu có), thời gian, địa điểm đánh bắt.

- Ghi nhật kí và chụp ảnh thực địa:

Quan sát, ghi nhật kí và chụp ảnh các sinh cảnh, mẫu vật khi còn tươi sống, hoạt động khai thác đánh bắt, hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân ảnh hưởng đến khu vực hồ.

2.2.2.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn

Điều tra người dân chuyên đánh bắt cá trong hồ các thông tin: Sự có mặt của loài cá, thông tin về nơi ở, thức ăn, mùa sinh sản, giá trị kinh tế, kích thước cá, số lượng đánh bắt được nhiều hay ít, độ sâu đánh bắt, tần suất xuất hiện các loài cá ở các mùa khác nhau trong năm.

+ Đặt câu hỏi mở để người dân dẫn ra các loài cá mà họ thấy có ở khu vực. + Xác nhận sự có mặt của loài cá qua hình ảnh, tranh vẽ mô tả.

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học cá và mối quan hệ của chúng với chất lượng môi trường nước ở hồ chứa đồng mô ngải sơn, hà nội (Trang 36)