Hãy giải thích cách thành lập ống tiết và túi tiết

Một phần của tài liệu Hình thái giải phẫu - Mô thực vật (Trang 36 - 41)

- Ki ểu 2: các tế bào kéo dài theo trục của thân là những tế bào đứng Trong tia của nhiều cây đôi khi hình thành nên những ố ng gian bào, ph ầ n

2. Hãy giải thích cách thành lập ống tiết và túi tiết

Mô tiết là tập hợp những tế bào sống vách bằng celuloz mỏng, có nhiệm vụ tiết các sản phẩm của quá trình trao đổi chất. Những sản phẩm được tiết ra có thểđược đưa trực tiếp ra ngoài hay được tích lũy lại trong những cơ cấu đặc biệt

để thải ra ngoài bằng cách khác, hoặc được giữ lại trong các cấu tạo đó.

Chất tiết có thể là chất vô cơ như oxalat calci, carbonat calci … , chất hữu cơ như acid, đường glucoz, saccharoz, tinh bột … , lipid dưới dạng các giọt dầu, protid dưới dạng đạm lạp, các chất nhày, tanin, tinh dầu, alcaloid, cafein, heroin … Chất tiết có thểở thể rắn hay thể lỏng.

Mô tiết có thể gồm những tế bào tiết nằm rời rạc hay tập hợp lại thành các bộ

phận đặc biệt, có thể nằm bên ngoài là mô tiết ngoài hay mô tiết bên trong cơ quan.

5.1. Mô tiết nằm bên ngoài cơ quan 5.1.1. Lông tiết 5.1.1. Lông tiết

H.3.33. Vài dạng lông tiết

Thường nằm ở mặt ngoài của lớp biểu bì, có thể có nguồn gốc từ tế bào biểu bì hoặc từ những tế bào nằm sâu bên trong. Lông tiết và lông tuyến có cấu tạo:

- Phần bên dưới là chân đơn hay đa bào.

- Phần trên là tế bào tiết với tế bào chất đậm đặc bên trong; thường đầu lông tiết không nhọn nhưđầu lông che chở.

Ở húng quế, tế bào tiết làm thành nhóm trên đầu lông. Ở rau cần dày lá, chất tiết nằm bên trong tế bào tiết khi lông tiết còn non; khi lông tiết già, chất tiết được phóng thích ra ngoài làm thành khối hình cầu giữa lớp cutin và tế bào tiết bên dưới. Ở cẩu mã trảo Humulus lupulus, lông tiết có hình đầu to. Lông tiết nước thường thấy ở các lá non, lông ngứa ở họ Gai có nhiều chất phức tạp như histamin và acetylcolin.

5.1.2. Tuyến tiết

Nhiều khi tế bào biểu bì biến thành tuyến tiết với tế bào to hơn và nằm khít nhau hơn làm cho cho vùng nơi đó phù cao lên. Tế bào chất bên trong đậm

đặc, háo kiềm, nhân tế bào to. Ở thực vật, có hai loại tuyến tiết:

5.1.2.1. Tuyến tiết mật

Thường có ở hoa và có trên các cơ quan dinh dưỡng của cây như thân, lá, lá kèm và cuống hoa. Vị trí, hình dạng và cấu tạo của tuyến tiết mật rất khác nhau

ở các cây khác nhau.

- Rất thường gặp ở tràng hoa: cánh hoa trong họ Mao cấn (Ranunculaceae) có một tuyến hình vẩy; nhiều hoa cánh dính có đáy ống hoa tiết mật.

- Nhiều đáy tiểu nhị có tuyến tiết mật, gặp ở trà, nho biển, Geraniales … Trong cây Malpighia, Hyptage, có một hay nhiều tuyến dài nằm phía ngoài đài hoa,

ở bụp Hibiscus rosa- sinensis có một tuyến hình vòng nằm bên trong đài hoa.

- Nhiều cây trong họĐào lộn hột (Anacardiaceae) thuộc nhóm hoa có dĩa mật. Quanh bầu noãn nhiều cây xoài, táo … có một tuyến hình dĩa hay nhiều tuyến rời tiết mật. Dĩa mật có thểở ngoài tiểu nhị (Sapindales, Rutales …) hay ở

giữa tiểu nhị và bầu noãn (Celastrales), hay là một dĩa ôm lấy bầu noãn (Theales, Ericales, Polemoniales, Solanales, Lamiales …)

- Nhiều cây họ Hường (Rosaceae) đế hoa tiết mật nằm giữa cánh hoa và nhụy.

5.1.2.2. Tuyến thơm

Một số cây có hương thơm được tiết ra từ những tuyến thơm (họ Thiên lý Asclepiadaceae), Ráy (Araceae), Lan (Orchidaceae) … Tuyến thơm có thể được phân hóa từ các phần khác nhau của hoa, hương thơm thường là các chất tinh dầu.

5.1.2.3. Tuyến tiết phân hóa tố tiêu hóa

Chỉ gặp tuyến này ở vài loài câythực nhục. Các tuyến tiết ra một dịch có chứa phân hóa tố tiêu hóa protein. Gặp ở cây nắp bình N epenthes, trong bình có những có những vùng của lớp biểu bì biến đổi bì biến đổi thành tuyến tiết; ở cây trường lệDrosera, các tế bào tiết nằm trên đầu các vòi.

H.3.34. Tuyến tiết phân hóa tố tiêu hóa trong bình của Nepenthes

5.2. Mô tiết bên trong cơ quan 5.2.1. Tế bào tiết 5.2.1. Tế bào tiết

Ở nhiều thực vật, tế bào tiết nằm rời rạc nhau, chất tiết được chứa luôn trong tế bào. Tế bào tiết có thể có hình dạng tương tự như các tế bào nhu mô chung quanh nhưng kích thước tế bào tiết có thể nhỏ hơn hay lớn tế bào nhu mô.

Tế bào tiết thường có trong nhu mô vỏ, ít khi ở libe hay trong nhu mô tủy. Ví dụ tế bào tiết tinh dầu ở quế, bồ bồ, tế bào tiết mirosin ở họ Thập tự, tế bào chứa oxalat thường gặp trong các cây hột kín, tế bào nhu mô tủy tiết tanin ở cây hoa hồng.

H.3.35. Tế bào tiết tinh dầu trong tủy ở thân cây hồng

5.2.2. Ống tiết

H.3.36. Ống tiết ở thân lốt cắt ngang

Giữa là xoang ống tiết, nơi chất tiết được thải ra và tích trữ. Quanh xoang là tế

bào tiết có vách celuloz mỏng và tế bào chất đậm đặc, bên trong có chất tiết.

Ở lát cắt ngang, số tế bào tiết thay đổi tùy loài: 3, 4 ở cà rốt, rất nhiều tế bào tiết và xoang ống tiết rất to nhưở xoài.Vị trí ống tiết trong thân thay đổi tùy loài, nhưng vị trí này nhất định và đặc sắc trong cùng một loài. Ví dụ: ống tiết

trong nhu mô vỏ (họ Quế, Cúc, Xoài), trong libe (carốt), trong gỗ (làm cho gỗ có mùi thơm nhưở họ Tùng bách), trong nhu mô tủy (họ Cà na …).

5.2.3. Túi tiết

Khi cắt ngang, túi tiết có cơ cấu giống như ốn tiết nhưng đó là những bị ngắn không dài như ốn tiết. Túi tiết thường gặp ở họ Cam chanh (Rutaceae), họ Mận (Myrtaceae), họ Xoài (Anacardiaceae)…

* Cách thành lập ống tiết và túi tiết: túi tiết và ống tiết thường liên quan với nhau; nhiều loài có ống tiết ở thân và có túi tiết ở lá như họ Cam chanh (Rutaceae), hay ở

trái (họ Xoài Anacardiaceae) … Có 3 cách thành lập ống tiết và túi tiết:

- Bằng ly bào: xoang ống tiết do các tế bào xa nhau mà ra, gặp ở họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Mận (Myrtaceae) …

- Bằng tiêu bào: xoang ống tiết có được là do tế bào của vùng đó tan đi. - Bằng ly tiêu bào: xoang ống tiết vừa do tế bào nớI ra vừa do tế bào nơi

đó tan đi, gặp ở họ Cam quít (Rutaceae) …

5.2.4. Nhũ quản

Là những tế bào hay ống tiết đặc biệt mà chất tiết thường là một nhũ dịch (nhũ tương) trắng, đôi khi có màu (Chelidonium) nhưng ít khi trong (gặp ở vài loài trong họ Thiên lý Asclepiadaceae).

Vách của nhũ quản có khi rất dày bằng celuloz, bên trong có nhiều nhân. Tế bào chất khó thấy và làm thành lớp mỏng bao lấy thủy thể to. Ở trạng thái trưởng thành, nhân của nhũ quản đôi khi bị hoại đi

Nhũ dịch thường là một nhũ tương trắng chứa nhiều nước, bên trong có các chất lơ lững như: glucid, đường (họ Cúc), tanin ở chuối Musa, acid hữu cơ, lipid ởFicus callosa, alcaloid ở thuốc phiện Papaver, tinh dầu terpen, resin, phân hóa tố papainaz ởđu đủ …

5.2.4.1. Phân loại

Có hai loại nhũ quản: nhũ quản thật và nhũ quản có đốt.

* Nhũ quản thật là những ống có thể phân nhánh hay không, bên trong không có vách ngăn. Ở các họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Thiên lý (Asclepiadaceae) … nhũ

quản chia nhánh và các nhánh có thể thông vào nhau. Ở họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Gai (Urticaceae), họ Dâu tằm (Moraceae) … nhũ quản không phân nhánh.

Convolvulaceae Compositae

* Nhũ quản có đốt là những chuỗi tế bào mà vách ngăn ngang còn, mỏng đi, hay đôi khi teo mất. Nhũ quản có thể phân nhánh hoặc không phân nhánh và thông vào nhau.

5.2.4.2. Vị trí

- Quanh hay trong libe: thường là nhũ quản có đốt. Ở cao su nhũ quản trong libe và làm thành nhiều vòng đồng tâm, vòng này không liên hệ với vòng kia. Ởđu đủ, nhũ quản trong libe và trong gỗ.

- Trong nhu mô vỏ: ở hành, hẹ, các Euphorbia

5.2.4.3. Nguồn gốc

Nhũ quản có đốt chuyên hóa từ gốc đến ngọn. Còn nhũ quản thật do những tế bào đã có từ trong mầm, tế bào rất dễ nhận vì tế bào chất dày đặc và chiết quang, chúng thường ở nách các tử diệp. Khi cây mọc, các tế bào dài ra theo sự sinh trưởng chen và mọc nhánh ăn luồn khắp cơ thể cây. Trong lúc đó, nhân phân cắt mãi mà không thành lập vách tế bào.

5.2.4.4. Nhiệm vụ

Nhiệm vụ của nhũ quản còn mù mờ. Hiện nay, người ta cho đó cũng là hệ

thống như các ống tiết; do trong cây có tổ chức tiết thì không có nhũ quản và các nhũ dịch dường nhưđược thành lập không bao giờ dừng lại. Vì thế trong các nhũ

quản vừa là một tổ chức tiết vừa là một tổ chức chứa.

Câu hỏi: 1. Mô tả các thành phần cấu tạo của mô che chở sơ cấp.

2. Lớp cutin được hình thành từđâu? Vai trò của nó đối với cơ thể thực vật.

Một phần của tài liệu Hình thái giải phẫu - Mô thực vật (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)