II- Đánh giá hiện trạng xử lý nước thả
Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia súc
Nước thải chung từ các nguồn phát sinh theo mạng lưới thu gom nước thải chảy vào hố thu. Tại đây, để bảo vệ thiết bị, hệ thống đường ống công nghệ,… song chắn rác thô được lắp đặt để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi nước thải. Sau đó nước thải sẽ được chảy tràn qua bể điều hòa. Tại bể điều hòa, máy khuấy trộn chìm sẽ hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu. Bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào trạm xử lý. Điều hòa lưu lượng là phương pháp được áp dụng để khắc phục các vấn đề sinh ra do sự dao dộng của lưu lượng, cải thiện hiệu quả hoạt động của các quá trình tiếp theo, giảm kích thước và vốn đầu tư xây dựng các công trình tiếp theo. Tại đây hóa chất được châm vào nhằm trung hòa và ổn định pH.
Nước thải sau khi qua bể điều hòa của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt sẽ tự chảy vào bể tuyển nổi để xử lý. Với ưu điểm không sử dụng oxy, bể kị khí có khả năng tiếp nhận nước thải với nồng độ rất cao. Nước thải có nồng độ ô nhiễm cao sẽ tiếp xúc với lớp bùn kị khí và toàn bộ các quá trình sinh hóa sẽ diễn ra trong lớp bùn này, bao gồm quá trình thủy phân, acid hóa, acetate hóa và tạo thành khí methane, và các sản phẩm cuối cùng khác. Tuy nhiên, sau khi qua bể kị khí, nồng độ các chất hữu cơ và các chất khác vẫn còn cao hơn tiêu chuẩn nguồn tiếp nhận theo quy định hiện hành của pháp luật nên nước thải sẽ tiếp tục được xử lý sinh học ở cấp bậc cao hơn. Do đó nước thải từ bể này tiếp tục qua bể thiếu khí.
• Tại bể thiếu khí có lắp đặt cánh khuấy để tạo ra sự xáo trộn trong bể giúp bọt khí N2 (từ quá trình khử Nitrat) dễ dàng thoát lên khỏi mặt nước.
Trong bể Anoxic, quá trình khử Nitrat sẽ diễn ra theo phản ứng sau:
NO3- ——-> N2
Nước thải từ bể thiếu khí sẽ qua bể hiếu khí. Tại đây, khí được thổi vào bể bằng các đĩa phân phối khí nhằm tăng cường sự xáo trộn chất bẩn và cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí, đồng thời giữ cho bùn ở trạng thái lơ lửng. Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ dạng keo và hòa tan có trong nước để sinh trưởng. Lượng vi sinh vật hiếu khí sẽ được bổ sung bằng cách tuần hoàn bùn từ bể lắng. Vật liệu tiếp xúc được lắp đặt trong bể, nhằm tăng cường mật độ vi sinh (tăng cường khả năng xử lý), giảm diện tích bể.
Nước thải sau khi qua bể aerotank tự chảy vào bể lắng sinh học. Bùn được giữ lại ở đáy bể lắng, một phần được tuần hoàn lại bể aerotank một phần được đưa đến bể chứa bùn.
Nước thải sau đó được chảy qua bể khử trùng để loại bỏ vi khuẩn, các cặn lơ lửng còn sót lại trong nước trước khi nước được bơm xả ra nguồn tiếp nhận (QCVN 24:2009 cột B).