0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Xác định các trường hợp ghi sai Aùp dụng các phương pháp chữa sổ kế toán để sửa sai khi được phát hiện.

Một phần của tài liệu TÓM TẮC VÀ NHỮNG BÀI TẬP VỀ NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN (Trang 27 -27 )

toán để sửa sai khi được phát hiện.

Bài tập 23:

Tại một doanh nghiệp thương mại có tình hình sau (Đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ):

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Ngày 30/6/2009 ĐVT: đồng

TAØI SẢN SỐ TIỀN NGUỒN VỐN SỐ TIỀN

Tiền mặt 20.000.000 Nguồn vốn kinh doanh 1.240.000.000

Tiền gửi ngân hàng 120.000.000

Hàng hóa 100.000.000

Tài sản cố định hữu hình 1.000.000.000

Tổng cộng 1.240.000.000 Tổng cộng 1.240.000.000

Chi tiết về hàng tồn kho:

§ Mặt hàng A: 1.000 cái x 20.000 đ/cái. § Mặt hàng B: 1.600 cái x 50.000 đ/cái.

Trong tháng 7/2009, kế toán nhận được các chứng từ sau:

1. Hóa đơn số 120 ngày 3/7/2009 mua chịu hàng A, 800 cái, đơn giá chưa có thuế GTGT 20.000 đ/cái, thuế GTGT 10% trên giá mua. Phiếu nhập kho số 10 ngày 5/7/2009 hàng A (theo Hóa đơn số 120 ngày 3/7/2009) thực nhập 800 cái.

2. Hóa đơn số 124 ngày 10/7/2009 mua chịu hàng B, 400 cái, đơn giá chưa có thuế GTGT 50.000 đ/cái, thuế GTGT 10% trên giá mua. Phiếu nhập kho số 11 ngày 15/7/2009 hàng B (theo Hóa đơn số 124 ngày 10/7/2009) thực nhập 400 cái.

3. Giấy báo Nợ của ngân hàng số 1120 ngày 20/7/2009, rút tiền gửi trả nợ người bán theo hóa đơn số 124 ngày 10/7/2009 về số hàng B.

Yêu cầu:

1. Mở sổ cái các tài khoản – ghi số dư đầu tháng. Mở sổ chi tiết hàng hóa A và sổ chi tiết hàng hóa B.

2. Căn cứ vào các chứng từ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào Sổ nhật ký chung, sổ cái và sổ chi tiết hàng hóa A và B.

3. Khóa sổ, lập Bảng tổng hợp chi tiết.

4. Lập Bảng cân đối kế toán cuối tháng 7/2009.

Bài tập 24:

Tại một doanh nghiệp thương mại có tình hình sau (Đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ):

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày 30/6/2009

ĐVT: đồng

TAØI SẢN SỐ TIỀN NGUỒN VỐN SỐ TIỀN

Tiền mặt 20.000.000 Nguồn vốn kinh doanh 1.230.000.000

Tiền gửi ngân hàng 120.000.000

Hàng hóa 90.000.000

Tài sản cố định hữu hình 1.000.000.000

Tổng cộng 1.230.000.000 Tổng cộng 1.230.000.000

Chi tiết về hàng tồn kho:

§ Mặt hàng C: 1.000 cái x 20.000 đ/cái. § Mặt hàng D: 1.400 cái x 50.000 đ/cái.

Trong tháng 7/2009, kế toán nhận được các chứng từ sau:

1. Hóa đơn số 125 ngày 3/7/2009 mua chịu hàng C, 700 cái, đơn giá chưa có thuế GTGT 20.000 đ/cái, thuế GTGT 10% trên giá mua. Phiếu nhập kho số 14 ngày 5/7/2009 hàng C (theo Hóa đơn số 125 ngày 3/7/2009) thực nhập 700 cái.

2. Hóa đơn số 126 ngày 10/7/2009 mua chịu hàng D, 300 cái, đơn giá chưa có thuế GTGT 50.000 đ/cái, thuế GTGT 10% trên giá mua. Phiếu nhập kho số 15 ngày 15/7/2009 hàng D (theo Hóa đơn số 126 ngày 10/7/2009) thực nhập 300 cái.

3. Giấy báo Nợ của ngân hàng số 1121 ngày 20/7/2009, rút tiền gửi trả nợ người bán theo hóa đơn số 126 ngày 10/7/2009 về số hàng D.

Yêu cầu:

1. Mở sổ cái các tài khoản – ghi số dư đầu tháng. Mở sổ chi tiết hàng hóa C và sổ chi tiết hàng hóaD.

2. Căn cứ vào các chứng từ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào Sổ nhật ký chung, sổ cái và sổ chi tiết hàng hóa C và D.

3. Khóa sổ, lập Bảng cân đối số phát sinh (Bảng cân đối tài khoản). 4. Lập Bảng cân đối kế toán cuối tháng 7/2009.

CHƯƠNG 7: KẾ TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU Bài tập 25:

1. Doanh nghiệp mua 01 thiết bị, giá mua chưa có thuế GTGT là 50.000.000 đ, thuế suất GTGT 10%. DN chưa trả tiền cho người bán. Các chi phí trước khi sử dụng bao gồm :

+ Chi phí vận chuyển phát sinh chưa trả cho công ty vận chuyển: giá cước chưa có thuế GTGT là 1.500.000 đ, thuế GTGT là 10%.

+ Chi phí khác được chi trả bằng tiền mặt là 800.000 đ.

2. Nhận 01 chiếc máy dùng ở phân xưởng sản xuất chính do cấp trên cấp, trị giá 100.000.000 đ. Chi phí trước khi sử dụng trả bằng tiền mặt là 1.000.000 đ.

3. DN tiến hành xây dựng cơ bản một ngôi nhà nghỉ cho công nhân viên. Công trình XDCB đã hoàn thành được bàn giao và được xét duyệt với chi phí thực tế là 200.000.000 đ. Biết rằng DN đã dùng quỹ khen thưởng, phúc lợi để thực hiện công việc trên.

4. Doanh nghiệp X mua một TSCĐ, giá ghi trên hóa đơn là 118.000.000 đ, chiết khấu mua hàng là 3.000.000 đ, chi phí vận chuyển là 2.000.000 đ, chi phí lắp đặt, chạy thử là 3.000.000 đ.

TSCĐ có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, thời gian sử dụng của TSCĐ dự kiến là 10 năm

(phù hợp với quy định tại phụ lục 1 ban hành kèm theo QĐ 206), TSCĐ đưa vào sử dụng vào ngày 1/1/2009.

5. Tại một DN X có số dư đầu tháng 1/20xx của TK 211 là : 650.000.000 đ, trong đó :

+ Nhà cửa, vật kiến trúc :

- Phân xưởng sản xuất chính : 100.000.000 đ

- Bộ phận bán hàng : 10.000.000 đ

- Văn phòng doanh nghiệp : 40.000.000 đ + Máy móc thiết bị :

- Phân xưởng sản xuất chính : 300.000.000 đ

- Bộ phận bán hàng : 75.000.000 đ

+ Phương tiện vận tải :

- Bộ phận vận chuyển bán hàng : 30.000.000 đ

- Đưa rước CBCNV : 30.000.000 đ

+ Thiết bị, dụng cụ quản lý :

- Phân xưởng sản xuất chính : 50.000.000 đ

- Bộ phận bán hàng : 5.000.000 đ

- Văn phòng doanh nghiệp : 10.000.000 đ

Doanh nghiệp tiến hành trích khấu hao TSCĐ tr ong tháng 1/20xx. Biết rằng tỷ lệ khấu hao năm áp dụng đối với TSCĐ như sau :

+ Nhà cửa, vật kiến trúc : 6% ; + Phương tiện vận tải : 8%

+ Máy móc thiết bị : 10% ; + Thiết bị, dụng cụ quản lý : 12%

Yêu cầu : Tính toán, định khoản và phản ánh vào sơ đồ chữ T các nghiệp vụ tr ên. Bài tập 26:

DN là một đơn vị chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Trong tháng 01/2005 có các tài liệu kế toán tập hợp được như sau:

A/ Số dư đầu tháng : + TK 152 ( Vật liệu chính ) : 5.000 kg, trị giá 6.000.000 đ + TK 152 ( Vật liệu phụ ) : 3.000 kg, trị giá 1.800.000 đ + TK 153 : 300 cái xẻng, trị giá 1.500.000 đ + Các TK khác có số dư giả định ( xxx ). B/ Tình hình trong tháng:

1. Ngày 02/1, nhập kho 2.000 kg vật liệu chính và 1.000 vật liệu phụ. Giá mua chưa có thuế GTGT lần lượt là : 1.400 đ/kg vật liệu chính và 500 đ/kg vật liệu phụ. Thuế suất GTGT là 5%. DN chưa trả tiền cho người bán. Cước vận chuyển trả bằng tiền mặt, trong đó giá hóa đơn vận chuyển chưa có thuế GTGT là 1.000.000 đ, thuế GTGT 100.000 đ. DN đã phân bổ cho vật liệu chính là 800.000 đ và vật liệu phụ 200.000 đ.

2. Ngày 06/1, nhập kho 100 cái xẻng chuyên dùng để làm việc, giá chưa có thuế GTGT 4.000 đ/cái, thuế suất GTGT là 10%. DN đã trả bằng tiền mặt.

3. Ngày 12/1, xuất kho sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm : + Vật liệu chính : 6.000 kg

+ Vật liệu phụ : 3.800 kg

4. Ngày 14/1, xuất kho 360 cái xẻng dùng cho quản lý tại phân xưởng. Yêu cầu :

Tính toán, định khoản và phản ánh tình hình trên vào sơ đồ TK chữ T. Biết rằng DN tính giá hàng xuất kho theo phương pháp FIFO.

Bài tập 27:

Tại một DN trong tháng 06/2005 phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như sau :

1. Căn cứ vào bảng thanh toán lương và phụ cấp, tổng hợp chi phí tiền lương phải trả cho công nhân viên tính vào chi phí:

+ Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm : 28.000.000 đ + Tiền lương của nhân viên phân xưởng : 8.000.000 đ + Tiền lương của nhân viên bán hàng : 12.000.000 đ + Tiền lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp : 14.000.000 đ

2. Khấu trừ vào thu nhập của công nhân viên là 5.200.000đ (Thuế thu nhập cá nhân).

3. Doanh nghiệp chi trả lương, các khoản khác cho công nhân viên bằng tiền mặt. Yêu cầu : Định khoản và phản ánh tình hình trên vào tài khoản chữ T.

Bài tập 28: Tại một doanh nghiệp X sản xuất 01 loại sản phẩm A. Trong kỳ có các tài liệu về chi phí sản xuất chung phát sinh, gồm có:

1. Tiền lương phải trả nhân viên quản lý phân xưởng: 86.000.000 đ

2. Vật liệu xuất dùng phục vụ sản xuất: 22.400.000

3. Công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất:

9.700.000

4. Trích khấu hao máy móc, thiết bị thuộc phân xưởng: 5.800.000

5. Hóa đơn tiền điện phải trả, giá chưa thuế 12.000.000

- Thuế GTGT 10% 1.200.000

6. Chi tiền mặt dùng cho hoạt động tại phân xưởng 17.600.000

(bao gồm thuế GTGT 10%)

Yêu cầu:

1. Định khoản và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào TK chữ T.

2. Cuối kỳ, tiến hành kết chuyển chi phí sản xuất chung vào TK 154 để tính giá thành SP.

Bài tập 29:

Tại một doanh nghiệp sản xuất chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trong tháng 3/2010 có các tài liệu sau:

§ Số dư đầu tháng:

- TK 152: 40.000.000 đ (Số lượng 1.000 kg) - TK 154: 3.000.000 đ.

- Các TK khác có số dư đầu tháng giả định (xxx).

§ Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau đây (Đơn vị: đồng):

1. Nhập kho 3.000 kg vật liệu chưa trả tiền cho người bán, giá mua chưa có thuế GTGT là 40.000 đ/kg, thuế suất GTGT 10%. Tiền vận chuyển, bốc dỡ trả bằng tiền tạm ứng là 6.600.000 đ, trong đó thuế GTGT là 600.000 đ.

3. Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm 6.000.000 đ, nhân viên phân xưởng 4.000.000 đ.

4. Trích khấu hao máy móc, thiết bị tại phân xưởng là 4.500.000 đ.

5. Tiền điện, nước dùng cho phân xưởng sản xuất chưa trả tiền là 5.500.000 đ, trong đó thuế GTGT là 10%.

6. Các khoản chi phát sinh tại phân xưởng trả bằng tiền mặt là 4.200.000 đ, trong đó thuế GTGT là 5%.

7. Sản phẩm sản xuất hoàn thành trong tháng đã nhập kho thành phẩm là 500 sản phẩm. Cho biết chi phí sản xuất dở dang cuối tháng là 3.700.000 đ.

Yêu cầu:

Tính toán, định khoản và phản ánh vào tài khoản các tài liệu tr ên. Xác định tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Biết rằng vật liệu xuất kho theo phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO).

Bài tập 30: Tiếp tục với Bài tập 29

8. Xuất kho 400 sản phẩm đem tiêu thụ trực tiếp, giá bán chưa có thuế là 320.000 đ/sp, thuế GTGT là 10%. Khách hàng chưa thanh toán tiền.

9. Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng là 4.000.000 đ; lương nhân viên quản lý doanh nghiệp là 5.000.000 đ.

10. Vật liệu xuất dùng cho hoạt động bán hàng 600.000 đ; cho quản lý doanh nghiệp là 800.000 đ

11. Công cụ dụng cụ xuất dùng cho hoạt động bán hàng 1.200.000 đ; cho quản lý doanh nghiệp là 1.400.000 đ.

12. Trích khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động bán hàng là 800.000 đ; cho quản lý doanh nghiệp là 1.000.000 đ.

13. Các chi phí dịch vụ mua ngoài trả bằng tiền gửi ngân hàng phát sinh trong quá trình bán hàng 1.500.000 đ; quản lý doanh nghiệp 900.000 đ.

14. Cuối kỳ, kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh. Yêu cầu:

§ Tính toán, định khoản và phản ánh vào sơ đồ tài khoản tình hình trên. § Xác định kết quả kinh doanh và ghi bút toán.

KẾ TOÁN TỔNG HỢP QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ THAØNH PHẨM

(Theo phương pháp kê khai thường xuyên và đơn vị áp dụng phương pháp khấu trừ)

155 632 911 333(33311)

111,112,131,…

Xuất bán Kết chuyển giá Thuế GTGT đầu vốn hàng bán ra

511 333 Doanh thu bán Thuế xuất thành phẩm phát

khẩu, thuế sinh TTĐB

821

Kết chuyển chi Kết chuyển doanh phí thuế TNDN thu thuần 334,338,152,153 214, 141,… 641,642 Tập hợp chi phí K/c chi phí bán bán hàng và chi hàng và chi phí phí quản lý DN quản lý DN 133

421

Kết chuyển lãi

Kết chuyển lỗ

Bài tập 31:

Tại một doanh nghiệp có các tài liệu sau:

Tài liệu 1 : Số dư đầu tháng của một số tài khoản sau ( Đ.V.T : 1.000 đ ) : - TK 111 : 12.000 - TK 152 : 16.000 ( 800 kg ) - TK 331 : 9.000

- TK 112 : 15.000 - TK 211 : a - TK 411 : 64.000

- TK 141 : 8.000 - TK 214 : 10.000 - TK 421(dư có) b

v Các TK khác từ loại 1 đến loại 4 có số dư bằng 0.

v TSCĐ phục vụ ở phân xưởng chiếm 60% ; bộ phận bán hàng 10% ; quản lý DN 30%. Tài liệu 2 : Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau ( Đ.V.T : đồng ):

1. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ cho người bán 6.000.000 đ.

2. Nhập kho 400 kg vật liệu chưa trả tiền cho người bán, giá mua chưa có thuế là 24.000 đ/kg, thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển trả bằng tiền tạm ứng là 800.000 đ.

3. Vay ngắn hạn để trả nợ cho người bán là 10.000.000 đ.

4. Xuất kho 1.000 kg vật liệu : dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm 900 kg , dùng cho phân xưởng 100 kg.

5. Trong tháng tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là 6.400.000 đ ; của nhân viên phân xưởng 4.800.000 đ ; của nhân viên bán hàng 2.600.000 đ và của nhân viên quản lý DN là 3.000.000 đ.

6. Trích khấu hao tài sản cố định tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo tỷ lệ khấu hao bình quân hàng tháng là 2% trên nguyên giá.

7. Các khoản chi bằng tiền mặt phát sinh tại phân xưởng là 1.000.000 đ ; bộ phận bán hàng 800.000 đ ; bộ phận quản lý DN 800.000 đ.

Tài liệu 3 : Kết quả sản xuất hoàn thành và tình hình tiêu thụ thành phẩm :

8. Sản xuất hoàn thành 1.000 sản phẩm đã nhập kho thành phẩm. Biết rằng chi phí sản xuất dở dang cuối tháng là 680.000 đ.

9. Xuất kho 900 sản phẩm đem tiêu thụ trực tiếp, giá bán chưa có thuế là 50.000 đ/sp ; thuế GTGT 10%. DN đã thu bằng tiền gửi ngân hàng.

Yêu cầu :

1. Tính a và b . Biết rằng a = 5 b

2. Tính toán, định khoản và phản ánh vào sơ đồ chữ T tình hình trên.

3. Cuối tháng tính giá thành đơn vị sản phẩm và tiến hành kết chuyển các khoản để xác định kết quả kinh doanh.

Cho biết : DN tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp Bình quân gia quyền. Bài tập 32:

Tại một DN có các tài liệu sau :

Tài liệu 1 : Số dư đầu tháng của một số tài khoản ( Đơn vị tính : 1.000 đ ):

- TK 111 : 15.000 - TK 155 : 18.000 ( 400 sản phẩm ) - TK 411 : 98.000

- TK 112 : 22.000 - TK 211 : 48.000 - TK 421(dư có): b

- TK 152 : a (800 kg) - TK 214 : 12.000 - TK 331 : 14.000

- TK 154 : 3.000

v Các TK khác từ loại 1 đến loại 4 có số dư bằng 0 .

v TSCĐ phục vụ ở phân xưởng chiếm 60% ; bộ phận bán hàng 10% ; quản lý DN 30%. Tài liệu 2 : Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau ( đơn vị tính : đồng ) :

1. Vay ngắn hạn để trả nợ người bán 11.000.000 đ.

2. Nhập kho 600 kg vật liệu chưa trả tiền cho người bán, giá mua chưa có thuế là 28.000 đ/kg, thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt là 240.000 đ .

3. Dùng tiền gửi ngân hàng trả toàn bộ số nợ cho người bán.

4. Xuất kho 1.000 kg vật liệu: dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm 900 kg ; dùng cho p/xưởng 100 kg.

5. Tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm 4.800.000 đ ; lương nhân viên phân xưởng 3.000.000 đ ; lương nhân viên bán hàng 2.800.000 đ ; lương nhân viên quản lý DN 4.000.000đ

6. Tính và trích khấu hao TSCĐ theo tỷ lệ khấu hao bình quân hàng tháng là 1% trên

Một phần của tài liệu TÓM TẮC VÀ NHỮNG BÀI TẬP VỀ NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN (Trang 27 -27 )

×