Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DOPETCO QUA BA NĂM (Trang 25 - 26)

Bảng 9: KHẢ NĂNG THANH TOÁN NỢ NGẮN HẠN VÀ THANH TOÁN NHANH NỢ NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY DOPETCO

TỪ NĂM 2006 – 2008

(Ngun: Bng Cân Đối Kế Toán ca Công ty Dopetco

năm 2006, 2007 và năm 2008)

Tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty khi đến hạn phải trả hoặc nó mang ý nghĩa là mức độ trang trải của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm. Hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ sự bình thường trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Phần tài sản của công ty dùng để trả những khoản nợ tới hạn là các khoản tiền như tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu…

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tài sản lưu động 1.000 đ 2.983.768 21.288.323 10.090.180

Nợ ngắn hạn 1.000 đ 5.995.904 4.633.168 4.966.159

Tiền mặt 1.000 đ 1.189.680 7.813.835 854.596

Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 1.000 đ - 7.937.033 5.009.091 Khoản phải thu khách hàng 1.000đ 1.614.077 2.669.917 1.206.696

Kh năng thanh toán n ngn hn Lần 0,49 4,59 2,03

Kh năng thanh toán nhanh Lần 0,47 3,98 1,42

51

Qua bảng số liệu trên cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty năm 2006 là ở mức rất thấp 0,49 lần, điều đó cho thấy Công ty gần như không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn trả. Tức là công ty đã đầu tư quá ít vào tài sản lưu động. Do vậy công ty cần phải xem xét lại việc đầu tư vào tài sản lưu động của mình cho hợp lý thì mới nâng cao được hiệu quả kinh doanh cho đơn vị. Sang năm 2007 thì hệ số này lại tăng quá cao đến 4,59 lần, điều này có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá mức vốn của mình vào tài sản lưu động so với nhu cầu của doanh nghiệp làm cho số vốn đó không được sử dụng hiệu quả. Năm 2008 là năm doanh nghiệp đầu tư và sử dụng tài sản lưu động hiệu quả nhất. Với sự đầu tư có tính toán đó chẳng những giúp doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn, mà còn giúp doanh nghiệp sử dụng rất hiệu quả số vốn đầu tư vào tài sản lưu động.

Qua phân tích ở trên cho thấy Công ty cần phải cân nhắc kỹ trước khi quyết định đầu tư bao nhiêu vốn vào tài sản lưu động để cho số vốn đó được sử dụng có hiệu quả tạo ra doanh thu cao nhất mà không làm giảm khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của đơn vị.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DOPETCO QUA BA NĂM (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)